Thị trấn Nhật Bản nổi tiếng nhờ những cỗ máy ‘mang lại hương vị của quá khứ’
Thị trấn Sagamihara đã bất ngờ trở nên nổi tiếng nhờ những chiếc máy bán hàng tự động cổ.
Những cỗ máy có từ thế kỷ trước đem lại cảm giác hoài niệm cho những ai đang đi tìm hương vị của quá khứ.
Thị trấn nhỏ Sagamihara không nổi bật trên bản đồ du lịch Nhật Bản, vì nó nằm gần hai thành phố sầm uất Yokohama và Tokyo – những điểm du lịch nổi tiếng của đất nước. Tuy nhiên, gần đây, một cửa hàng lốp xe cũ tại thị trấn này đã bất ngờ trở nên nổi tiếng vì sự xuất hiện của khoảng 70 máy bán thực phẩm tự động từ thời Showa (1926-1989). Chủ cửa hàng Tatsuhiro Saito đã phục hồi và tái sử dụng chúng.
Bộ sưu tập cổ điển của ông Saito có tên tiếng Nhật là “natsukashii”, có nghĩa là “hoài cổ”. Phần lớn máy bán hàng được trưng bày dọc theo hai lối đi có mái che bên cạnh bãi đậu xe đầy bụi có từ những năm 1970. Đồ ngọt và đồ ăn nhẹ phổ biến từ nhiều thập niên trước luôn có sẵn và thường được du khách chào đón nhiệt tình. Ngoài ra, bộ sưu tập còn có những món đồ hoài cổ như phim máy ảnh Kodak, pin AA và một số máy chơi game arcade.
Máy bán cơm cà ri và máy bán đồ uống trong bộ sưu tập của ông Saito (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Chỉ với 280 yên (2 USD), du khách sẽ được thưởng thức bánh hamburger hương vị cổ điển đựng trong chiếc hộp màu vàng tươi vui nhộn và được xuất xưởng từ những chiếc máy có từ giữa những năm 1980. Hay chỉ với 400 yên (3 USD), một suất ramen xá xíu được phục vụ trong những chiếc bát nhựa sẽ tới tay khách hàng chỉ sau 25 giây.
Video đang HOT
Các máy bán cơm cà ri nóng truyền thống được trang bị đồng hồ đếm ngược kỹ thuật số màu đỏ, nhằm thông báo cho khách hàng biết thời gian chờ món. Máy bán bỏng ngô kêu vang và lắc lư theo một số giai điệu vui nhộn.
Khách hàng thưởng thức mì ramen mua từ máy bán hàng tự động (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Ông Saito (50 tuổi), chủ sở hữu bộ sưu tập, cho biết ông bắt đầu ý tưởng này vì tình yêu của với máy bán hàng tự động. Ông nhận ra rằng những loại máy móc từ thời thơ ấu của mình đang dần biến mất và việc khôi phục hoặc bảo trì chúng là một thách thức không nhỏ. Do đó, Saito đã tìm mua các cỗ máy thông qua đấu giá trực tuyến hoặc hỏi thăm mọi người.
Kể từ năm 2016, ông dành thời gian cho việc thu mua máy bán hàng tự còn nhiều hơn việc kinh doanh lốp xe. Hiện số nhân viên làm việc trong nhà bếp và bảo dưỡng các máy bán hàng bằng số nhân công thay lốp. Saito và các nhân viên phải bổ sung món ăn vào máy hàng ngày, đôi khi nhiều lần mỗi ngày vào cuối tuần.
Tatsuhiro Saito – người sở hữu bộ sưu tập máy bán hàng tự động cổ (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Luật an toàn thực phẩm yêu cầu bất kỳ ai ở Nhật sở hữu máy bán đồ ăn nóng tự động phải có giấy phép phù hợp và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh, tương tự như các nhà hàng. Đó là lý do chính khiến số lượng các máy bán đồ ăn tự động giảm dần trong 30 năm qua.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất hệ thống bán hàng tự động Nhật Bản, thời kỳ hoàng kim của những chiếc máy bán thực phẩm là năm 1985 khi có 250.000 chiếc trên khắp đất nước. Tính đến tháng 12/2021, số lượng đã giảm xuống còn 72.800, bao gồm cả máy bán thực phẩm đông lạnh như kem và đồ ngọt, trong khi máy bán thực phẩm nóng chỉ còn lại rất ít.
Trải nghiệm thiên đường máy bán hàng tự động nổi tiếng của Nhật Bản
Sagamihara, Nhật Bản là một thị trấn nhỏ gần Yokohama và Tokyo, nằm gần trục giao thông chính, ngành công nghiệp nhẹ và sự yên tĩnh.
Theo CNN, cách ga Sagami-Ono khoảng 30 phút đi xe bus và nằm sau con đường chính là cửa hàng lốp xe đã qua sử dụng của ông Tatsuhiro Saito tại thị trấn Sagamihara, Nhật Bản. Nơi đây được ví như một điểm đến bất ngờ và gây chú ý đặc biệt cho những du khách muốn tìm kiếm hương vị món ăn cổ truyền của Nhật Bản từ thời Showa (1926 - 1989).
Du khách lựa chọn đồ ăn trên máy bán hàng tự động. Ảnh: CNN
Nhật Bản từ lâu đã có máy bán hàng tự động với tỷ lệ bình quân theo đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong khi một số máy tự động điển hình ở các khu vực của Tokyo thường bán đồ quý hiếm như trang sức hay đồ chơi sưu tầm thì hơn 1/2 trong số bốn triệu máy hiện đang hoạt động ở Nhật Bản đều dùng để pha chế đồ uống. Bộ sưu tập máy móc cổ điển tại cửa hàng của ông Saito đang mang đến những món ăn hoài cổ mà nhiều du khách đến với thành phố Sagamihara đều muốn trải nghiệm.
Hầu hết các máy bán hàng tự động được trưng bày ở hai bên lối đi có mái che bên cạnh bãi đậu xe bụi bặm là sản xuất từ những năm 1970 và 1980. Đồ ngọt và đồ ăn nhẹ từng phổ biến cách đây nhiều thập kỷ hiện luôn có sẵn và du khách rất thích thú khi mua qua máy.
Bữa ăn từ máy tự động
Đây là mô hình phục vụ đồ ăn nóng thu hút hàng trăm người dân vào mỗi dịp cuối tuần. Chỉ với 280 yên (2 đô la), bánh hamburger với hương vị cổ điển hoặc vị teriyaki sẽ xuất xưởng từ những chiếc máy có từ những năm 1980 trong những chiếc hộp màu vàng vui nhộn. Chỉ tốn khoảng 400 yên cho một suất ăn, khách hàng sẽ mua được một bát mì ramen chỉ trong vòng 25 giây.
Bên cạnh đó, các máy khác nấu cà ri nóng kiểu Nhật cũng phục vụ cà ri cùng một bát cơm lớn; đồng hồ đếm ngược kỹ thuật số màu đỏ sẽ thông báo cho khách hàng biết họ phải đợi bao lâu trước khi có thể ăn. Hay chiếc máy "bỏng ngô kiểu Mỹ" kêu vang và lắc lư theo giai điệu vui nhộn cũng rất thu hút khách. Và khi du khách khát nước, họ có thể quay sang máy làm coca-cola cổ điển, mỗi chai mất khoảng 100 yên (0,75 đô).
Đằng sau những bí mật
Những thiết kế và tác phẩm nghệ thuật độc đáo của chiếc máy là điểm thu hút rất nhiều du khách. Ông Goro Seto, Người đứng đầu câu lạc bộ của Vespa Kanagawa gợi nhớ lại một số cỗ máy từ ngày xưa. Gần đây, ông tiếp tục bổ sung thêm những cổ máy này tại các điểm dừng chân giữa chuyến đi của nhóm sau khi xem video trên You Tube về Saito và các bộ sưu tập. Người dân địa phương cũng cho rằng loại máy bán mỳ ramen 'Noodle Shop' do Sharp sản xuất là cỗ máy tốt nhất khi có thể giúp làm thức ăn không bị nóng khi phục vụ.
Ông Saito, 50 tuổi cho biết ông cảm thấy thích thú với máy bán hàng tự động và các hoạt động bên trong của chúng. Ông nhận ra rằng những loại máy móc từ thời thơ ấu của mình đang trở nên hiếm hoi hơn ở Nhật Bản và coi đó là một thách thức để khôi phục cũng như bảo trì chúng. Ông chủ yếu mua máy thông qua đấu giá trực tuyến hoặc tìm kiếm qua truyền miệng. Kể từ năm 2016, việc thu mua máy bán hàng tự động đã trở nên tốn nhiều thời gian hơn so với việc kinh doanh lốp xe. Vì vậy, số lượng nhân viên mà ông thuê cho cả hai mảng kinh doanh đều ngang bằng nhau.
Nếu như bánh hamburger được làm đặc biệt theo công thức ban đầu từ nhà cung cấp thực phẩm Ebina thì những món ăn khác như bánh mì nướng, mì udon, cà ri, soba, cơm và ochazuke cá hồi trà xanh đều được làm từ nhà bếp trong khuôn viên. Ông Saito và nhân viên của ông phải thường xuyên bổ sung thêm máy. Luật an toàn thực phẩm yêu cầu bất kỳ ai ở Nhật sở hữu máy bán đồ ăn nóng tự động phải có giấy phép phù hợp và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn tương tự như các nhà hàng. Đó là lý do chính tại sao các máy bán đồ ăn tự động thường được đặt gần các quán cà phê ven đường. Vì vậy, số lượng máy ngày càng giảm đi hơn do chất lượng không đảm bảo. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất hệ thống bán hàng tự động Nhật Bản, máy bán hàng thực phẩm ở Nhật Bản từng đạt đến đỉnh cao trong năm 1985 với số lượng lên tới 250.000 chiếc trên cả nước và đã giảm xuống còn 72.800 đến tháng 12 năm 2021. Con số này đã bao gồm cả thực phẩm đông lạnh như kem và đồ ngọt, vì vậy máy thực phẩm nóng rất ít.
Tuy nhiên, theo CNN, một số máy móc đang được hồi sinh trong hai năm qua, một phần bởi do ảnh hưởng của đại dịch. Chẳng hạn như máy làm mì ramen đông lạnh đã xuất hiện nhiều ở ngoài các nhà hàng của Tokyo vào năm ngoái. Sắp tới, những loại máy này có thể được chuyển đến cho ông Saito và những người đam mê máy móc khác nhằm lưu giữ lại hương vị và ký ức của thời kỳ xa xưa./.
Trầm trồ những cung điện ngoạn mục nhất thế giới Ngày nay, hầu hết những cung điện này vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của thế giới, mang đến cho du khách đương đại cái nhìn về quá khứ. Kiến trúc của Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan mang đậm phong cách Ratanakosin. Đây từng là nơi ở chính thức của hoàng gia Thái Lan cho đến năm 1925. Dưới...