Thị trấn kỳ lạ nhất nước Mỹ: Nơi tất cả người dân sống trong một tòa chung cư
Do cùng chung sống trong một tòa chung cư nên cư dân ở đây giống như là gia đình của nhau, họ chia sẻ thực phẩm và các vật dụng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau khi đau ốm.
Whittier là một thị trấn hẻo lánh nằm ở bang Alaska (Mỹ), được biết đến với thời tiết khắc nghiệt quanh năm. Tuy nhiên, điều khiến nơi đây trở nên đặc biệt so với những vùng hẻo lánh khác của nước Mỹ, là hơn 200 người dân của toàn thị trấn đều dồn về sống cùng nhau trong một chung cư cao 14 tầng có tên gọi Beghich Towers (BTI).
Tòa chung cư Beghich Towers, nơi toàn bộ người dân thị trấn Whittier cùng chung sống. Ảnh: BusinessInsider
Được biết, thời tiết ở Whittier rất khắc nghiệt. Mùa đông, tuyết có thể phủ dày 6-7 m cùng những cơn gió mạnh thổi với vận tốc 128 km/giờ. Năm này qua năm khác, người dân nơi đây lần lượt chịu đựng 6 tháng mùa mưa, 6 tháng còn lại là gió và tuyết.
Sau trận chiến Trân Châu Cảng, quân đội Mỹ xây dựng Whittier thành một căn cứ quân sự, đóng vai trò quan trọng trong những ngày đầu chiến tranh lạnh. Tới những năm 1950, nơi này đóng cửa và trở nên hoang phế.
Thị trấn Whittier chỉ bắt đầu hồi phục khi giá dầu giảm mạnh vào cuối những năm 1980. Whittier chào đón nhóm cư dân đầu tiên và dần dần có thêm người từ bang Hawaii, vùng lãnh thổ Samoa, đảo Guam (đều thuộc lãnh thổ Mỹ), Philippines đến lập nghiệp.
Việc hầu như cả thị trấn sống chung dưới một mái nhà cũng được đánh giá là có nhiều điều thú vị. Tòa nhà này không khác gì một thành phố thu nhỏ, gồm có cả bệnh viện, trường học và nơi đặt trụ sở của chính quyền. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có các dịch vụ tối thiểu như tiệm giặt là, siêu thị…
Giờ cao điểm của thị trấn là khi người dân không phải đối mặt với cảnh tắc đường mà là tắc thang máy, nó đều đặn dừng lại ở mỗi tầng.
Dù vậy, Whittier cũng tương đối biệt lập, người ta chỉ có thể đến đây thông qua đường biển hoặc lái xe qua một đường hầm một xuyên núi dài khoảng 4km, mở cửa đến 22h30 (giờ địa phương). Các phương tiện chỉ được lưu thông theo một làn, một chiều duy nhất và đường hầm sẽ được đổi chiều sau mỗi 30 phút. Do vậy, nếu muốn ra vào thị trấn, mọi người luôn phải sắp xếp công việc phù hợp với thời gian biểu của giờ đóng, mở và đổi chiều của đường hầm.
Video đang HOT
Tòa chung cư Beghich Towers là nơi giúp người dân thị trấn Whittier chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: BusinessInsider
Có khoảng 218 người dân sống tại tòa chung cư này và chỉ một số ít hộ dân là sống ở khu vực bên ngoài. Cùng “sống chung dưới một mái nhà” đồng nghĩa với việc cư dân ở đây giống như là gia đình của nhau, họ chia sẻ thực phẩm và các vật dụng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau khi đau ốm.
Erika Thompson là một giáo viên sống ở tầng 9. Cô cho biết mình gặp sinh viên của cô ở mọi nơi. “Khi đi đổ rác, tôi nhìn thấy sinh viên của mình. Khi tôi ra ngoài để mang đồ đi giặt là, tôi cũng gặp họ”. Cũng do vị trí nhà ở độc đáo này, mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên rất khác những nơi khác. Erika có thể vừa nướng khoai trong lò, vừa tổ chức một lớp học ngay ở phòng khách. Và vào dịp Giáng sinh, cô vẫn thỉnh thoảng được sinh viên gõ cửa nhà.
Jennifer Rogers, một công chức của thị trấn, có thể thoải mái di dép lê đi làm. Thậm chí cô cũng không phải đưa 3 đứa con nhỏ của mình đến trường. Đến giờ học, giờ làm, mọi người chỉ cần bấm thang máy. Trường học của trẻ con được kết nối với chung cư qua một đường hầm.
Dù vậy, do sống trong môi trường khép kín nên sự riêng tư trở thành một vấn đề. Một số cư dân ở Begich đã chuyển ra ngoài để tìm kiếm cảm giác thoải mái hơn.
Người quanh vùng Thủ đô Kiev lặng lẽ xây dựng lại nhà cửa khi xung đột vẫn đang tiếp diễn
Ở Irpin, thành phố nằm ngay phía Tây Bắc thủ đô Kiev, người Ukraine đang dần xây dựng lại những ngôi nhà bị cháy, bị phá hủy.
Mặc dù quá trình xây dựng lại đang được tiến hành, Kiev và nhiều khu vực khác vẫn còn vô số vết sẹo do bom đạn. Ảnh: Getty Images
Ông Volodymyr Yukhymchuk nghĩ rằng chính Chúa đã cứu ông và vợ vào ngày 4/3/2022 - ngày một máy bay chiến đấu bắn tên lửa vào nhà ông ở Irpin.
Người đàn ông 59 tuổi đang ở trong phòng khách đã bị chấn động bởi sức ép từ vụ nổ, còn vợ ông ở trong bếp chỉ bị xây xát nhẹ.
"Tôi không biết phải diễn tả như thế nào ngoài phép màu của Chúa. Khi hàng xóm nhìn thấy những gì đã xảy ra, họ nghĩ rằng chúng tôi đã chết. Vậy mà chúng tôi vẫn ở đó, tìm kiếm nhau trong bóng tối và bụi bặm", ông Yukhymchuk nói với tờ Politico khi đứng gần đống đổ nát của ngôi nhà mà gia đình ông đang chia sẻ với một gia đình tị nạn từ vùng Donetsk.
Gia đình Yukhymchuk sống trong một nửa ngôi nhà, còn gia đình từ Donetsk sống ở nửa còn lại. Tuy nhiên, những người tị nạn đã rời Irpin vào thời điểm xảy ra cuộc không kích vì lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
"Tên lửa đã đánh trúng phần nhà phía bên họ", ông Yukhymchuk nói.
Có hàng ngàn câu chuyện tương tự. Mặc dù quá trình tái thiết đang được tiến hành, Kiev và nhiều khu vực khác vẫn còn hiển hiện vô số "vết sẹo" của bom đạn.
Trường Kinh tế Kiev ước tính thiệt hại do việc phá hủy các công trình nhà cửa do xung đột là 50,7 tỷ euro (54 tỷ USD). Tính đến tháng 1/2023, tổng cộng 149.300 tòa nhà dân cư đã bị hư hại hoặc phá hủy, bao gồm 131.400 ngôi nhà độc lập, 17.500 tòa nhà chung cư và 280 ký túc xá.
Ông Volodymyr Yukhymchuk, 59 tuổi, đứng cạnh đống đổ nát của ngôi nhà mình ở Irpin. Ảnh: Politico
Tính đến mùa thu năm 2022, hơn 2,4 triệu người Ukraine đã gánh chịu cảnh nhà cửa bị hư hại hoặc phá hủy. Quy mô tàn phá như vậy đòi hỏi một hệ thống hoàn toàn mới để cung cấp cho các nạn nhân nhà ở - theo báo cáo của Bộ Phát triển Khu vực và Cơ sở hạ tầng Ukraine hồi tháng 1. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nói rằng công việc tái thiết ở nước này sẽ tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ USD.
Nhiều tổ chức nước ngoài, như Global Empowerment Mission, Howard Buffet Foundation và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cùng với các đối tác nước ngoài của Ukraine đang giúp người dân xây dựng lại hoặc tìm nơi trú ẩn trong những ngôi nhà tạm.
Nhưng khối lượng công việc là quá thách thức. Trong khi chính phủ Ukraine có kế hoạch thu hút các đối tác quốc tế và bắt đầu "công cuộc tái thiết lớn nhất kể từ sau Thế chiến II", thì người dân trong thời gian chờ đợi thường phải thuê căn hộ hoặc ở nhờ để tự mình lo xây dựng lại.
"Trước khi khởi công, chính quyền địa phương phân loại nhà bị phá hoại thành 3 loại: hư hỏng nhẹ, sửa chữa lớn và phải tháo dỡ", ông Dmytro Cheychuk, phó Chủ tịch Hội đồng thành phố Bucha, nói với Politico.
Chỉ riêng ở Irpin, hơn 1.060 tòa nhà bị hư hại, 115 trong số đó bị phá hủy hoàn toàn - theo báo cáo của Trung tâm Vệ tinh Liên hợp quốc.
Ngôi nhà của ông Yukhymchuk nằm trong hạng thứ ba, phải tháo dỡ. "Vợ tôi được thừa kế căn nhà đó từ cha mẹ. Nhưng chúng tôi đã hiện đại hóa nó và khiến nó trở nên hoàn hảo cho những năm nghỉ hưu của chúng tôi. Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ", Yukhymchuk cay đắng nói.
Công việc tái thiết của Ukraine ước tính sẽ tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ USD. Trong ảnh là cư dân thành phố Kramatorsk, miền Đông Ukraine. Nguồn: AFP/Getty Images
Sau khi nhà bị phá hủy, hai vợ chồng ông chuyển đến căn hộ của anh trai ở khu vực Irpin do Ukraine kiểm soát. Khu phố của họ khi đó trở thành vùng xám giữa hai lực lượng quân đội Nga và Ukraine. Gia đình ông chỉ có thể trở lại ngôi nhà bị phá hủy của mình sau khi Ukraine giành lại kiểm soát hoàn toàn vùng Kiev.
Mặc dù chính quyền địa phương nói rằng ngôi nhà của ông chỉ có thể được xây dựng lại sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng một trung tâm tình nguyện của Nhà thờ Irpin đã trợ giúp tài chính cho họ dựng một ngôi nhà tạm.
Việc xây dựng kết thúc vào tháng 11/2022, nhưng gia đình Yukhymchuk vẫn không thể vượt qua mùa đông trong ngôi nhà mới. "Nhà của chúng tôi không có hệ thống sưởi điện, vì vậy khi người Nga ném bom cơ sở hạ tầng năng lượng, ở đây rất lạnh", ông cho biết và hy vọng sẽ xây dựng lại ngôi nhà của mình sau khi xung đột kết thúc.
Còn bà Kateryna Kashyrina, 46 tuổi, sống cách gia đình Yukhymchuk chỉ vài dãy nhà. Bà Kashyrina đã làm quản lý chung cư cho tòa nhà sáu tầng nơi bà ở được vài năm. Mọi người chỉ chuyển đến vào cuối năm 2016. "Có rất nhiều người tị nạn từ các vùng Donetsk và Luhansk chạy trốn xung đột. Họ bắt đầu một cuộc sống mới, vừa hoàn thành cải tạo nội thất", bà Kashyrina nói với Politico khi đang ngồi trong căn phòng tối.
Nhà cửa bị phá hủy do chiến sự ở Ukraine. Ảnh: AFP/Getty Images
Bà có chìa khóa của tất cả căn hộ, nhưng nhiều cái không còn công dụng gì nữa vì nhà đã bị phá hủy. Tòa chung cư của họ trống rỗng. Tầng 6 và mái nhà bị cháy hoàn toàn.
Là người quản lý chung cư, Kashyrina cảm thấy có trách nhiệm với những người thuê nhà còn lại. Họ tự tổ chức thành từng nhóm để nhận tiếp tế và làm những công tác chuẩn bị chờ xung đột kết thúc. Tất cả đều hy vọng chiến sự sẽ kết thúc sau một tháng nữa. Tuy nhiên, vào những ngày đầu tiên của tháng 3/2022, ngày càng nhiều người bắt đầu hiểu rằng họ cần phải sơ tán.
Giữa tháng 3, bà Kashyrina rời đến miền Trung Ukraine. Trong khi đó, ngày 28/3, tòa nhà chung cư do bà quản lý ở Irpin đã bị xe tăng húc vào. Hỏa hoạn bùng lên sau va chạm, khiến 8 căn hộ phía trên bị cháy hoàn toàn. Hệ thống thông gió và đường ống bị nóng chảy, các cấu trúc hỗ trợ bị hủy hoại. Tòa nhà có nguy cơ sụp đổ.
Số tiền khôi phục tòa nhà là quá lớn với những người thuê:17,5 triệu hryvnia (450.000 euro). "Họ không muốn chi tiền của mình trước. Ai cũng mong đợi một phép lạ. Nhưng chính phủ cũng không có tiền", Kashyrina cho biết.
Cuối cùng, người dân đã đóng góp được 2,2 triệu hryvnia và quyên góp được 560.000 hryvnia. Thế là đủ để bắt đầu sửa chữa trong mùa thu 2022, sau khi nhận cảnh báo tòa nhà có thể đổ sập trong mùa đông.
Hiện bà Kashyrina sống trong một căn hộ thuê. "Tôi tin rằng chúng tôi có thể xây dựng lại quê hương mình, tôi tin rằng Ukraine có thể chiến thắng, bởi vì chúng tôi đang bảo vệ đất đai tổ quốc mình", bà Kashyrina nói trong lúc nhìn vào ngôi nhà đầy "thương tích" và cháy sém.
Giải cứu bé gái định tự tử từ tầng 15 tòa chung cư ở Hà Nội Chiều 21-2, các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP Hà Nội nhận được thông tin trên địa bàn quận Hoàng Mai có người có ý định tự tử tại ban công tầng 15 của một tòa chung cư. Theo Công an TP Hà Nội, khoảng 15 giờ 20 cùng ngày, Trung tâm chỉ huy nhận được tin báo có người định...