Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện
Soroca, thị trấn nhỏ ở Đông Âu đang nổi lên như điểm du lịch khác biệt, nơi người dân địa phương phô bày sự giàu có của mình thông qua những ngôi nhà tráng lệ.
Soroca là một thị trấn nhỏ ở Moldova, quốc gia nằm trong lục địa Đông Âu. Nơi đây được biết đến với phong cách rất riêng, khi hầu hết tòa nhà xây theo dạng cung điện, lấy cảm hứng từ nhà hát Bolshoi (Nga), nhà thờ St Peter ( Vatican) và tòa nhà Capitol (Mỹ).
Thị trấn Soroca thuộc sở hữu của người Di-gan, nổi lên như một điểm du lịch khác biệt ở châu Âu. Tại đây người dân địa phương phô bày sự giàu có của mình thông qua những ngôi nhà xa hoa và rực rỡ.
Nhà báo Andrei Ghihan, 31 tuổi có dịp đặt chân đến Soroca để chụp lại những kiệt tác này. Tại đây anh được ông Arthur Cerari, thủ lĩnh người Di-gan sống tại thị trấn chào đón nồng nhiệt.
Video đang HOT
Đằng sau ông Arthur Cerari là toàn cảnh thị trấn với những cung điện xa hoa, tráng lệ.
Người Di-gan sống tại châu Âu được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ, tới Trung Đông vào khoảng thế kỷ thứ 6 và thứ 7, dưới thời cai trị của đế quốc Byzantine. Trong quá khứ, họ phải trải qua khó khăn suốt nhiều thế kỷ, trước khi được chấp nhận tại Anh, Ireland và nhiều quốc gia khác ở Tây Âu.
Theo lời Andrei, giá bất động sản ở Soroca vào khoảng 20.000 bảng (643 triệu đồng) cho căn nhà một tầng cơ bản và 150.000 bảng (4,8 tỷ đồng) cho một cung điện lộng lẫy. Hầu hết tiền để xây nhà là do cộng đồng người Di-gan sống ở nước ngoài gửi về.
Ngôi nhà mang phong cách Nhà thờ dòng Chính thống giáo đang trong quá trình hoàn thiện.
Soroca hiện là điểm du lịch mới của Moldova. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng những căn nhà mang phong cách Roma. Andrei cũng cho biết, ban đầu người dân còn tỏ ra nghi ngại khi nói chuyện với người nước ngoài, nhưng càng tiếp xúc anh càng thấy họ rất thân thiện và thông minh. Mỗi khi ai đó muốn chụp ảnh lại căn nhà, họ đều sẵn lòng và không giấu được niềm tự hào trong ánh mắt.
Theo VNExpress
Cung điện giữa rừng thiêng của ông vua 100 vợ
Vua ở đây phải kế thừa cả những bà vợ của người cha quá cố. Các bà mẹ kế trở thành vợ vua hiện tại, tiếp tục sống trong cung điện.
Thị trấn Bafut ở phía tây bắc Cộng hòa Cameroon (phía tây vùng Trung Phi) là một trong hai khu vực còn tồn tại chế độ quyền lực truyền thống. Cư dân Bafut ban đầu đến từ các vùng phía Bắc của hồ Chad và nắm quyền kiểm soát vùng này đã từ khoảng 400 năm trước. Khi đến đây, người Bafut xây dựng cung điện cho vua của họ (gọi là Fon của Bafut). Đến ngày nay, vẫn còn 3 ngôi mộ của những vị vua Bafut đầu tiên. Cung điện của Fon hiện trở thành điểm thu hút khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.
Cung điện Bafut ngày nay trở thành điểm tham quan thu hút khách du lịch.
Được bao quanh bởi khu rừng linh thiêng nằm giữa trung tâm thị trấn, cung điện Bafut gồm 50 ngôi nhà quần tụ quanh ngôi đền Achum. Những căn nhà này được sử dụng làm nơi sinh sống của gia đình hoàng gia. Đặc biệt, chủ yếu là gần 100 bà vợ của Fon.
Không phải tất cả vợ của Fon được cưới về từ khi ông lên ngôi. Phần lớn số vợ là Fon hiện tại thừa hưởng từ vua cha. Theo truyền thống địa phương, khi một Fon chết, người thừa kế của ông sẽ được thừa hưởng cả vợ cũng như con cái của Fon quá cố. Bởi thế, về cơ bản Fon tái hôn với các "mẹ kế" của mình. Anh chị em trở thành con của Fon hiện tại. Vị Fon đương nhiệm thừa kế 72 bà vợ của cha và 500 người con (thực chất là anh chị em).
Vua Fon Abumbi II và hai trong số 100 bà vợ của mình.
Cung điện ban đầu được làm từ tre và cây sậy. Những năm cuối thế kỷ 19, người Đức đột kích vào thị trấn và làm tổn hại các kiến trúc nơi đây. Bởi thế, khi xây dựng lại, cung điện sử dụng gạch. Chỉ duy nhất ngôi đền Achum còn tồn tại với cấu trúc bằng gỗ và tre với rơm bao phủ bên ngoài. Ngôi đền có những vật thờ linh thiêng nhất với kiến trúc nổi bật của tôn giáo truyền thống địa phương. Tuy nhiên đền Achum hạn chế người ra vào, chỉ có Fon và những cố vấn thân cận của ông được tới đây. Ở phía trước cung điện là đá đánh dấu nghĩa trang quý tộc, nơi chôn cất những người đã chết khi phục vụ các Fon. Ngoài ra còn có nhà Takombang nơi giữ trống nghi lễ của Fon.
Vợ vua cũng không được đặt chân tới đền Achum.
Cung điện Bafut từng nằm trong danh sách 100 điểm đến đang có nguy cơ biến mất nhất năm 2016 của Quỹ di sản thế giới.
Theo VNExpress
20 điểm đến đẹp như tranh vẽ ở Italy Được thiên nhiên ưu ái với thời tiết lý tưởng, cảnh đẹp tự nhiên, kiến trúc cổ xưa, Italy là xứ sở tuyệt đẹp với rất nhiều địa danh hấp dẫn du khách. Nhờ có khách sạn Le Sirenuse nổi tiếng và cảnh biển tuyệt đẹp, Positano là một trong những thị trấn ven biển đẹp nhất Italy. Miền quê Chianti lộng gió,...