Thị trấn được ví “ngôi làng đẹp nhất thế giới”, được cả vua Khang Hy và Càn Long khen ngợi
Tại thị trấn này, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện giữa núi và biển, tạo nên một nền khung cảnh tuyệt đẹp mà ai cũng phải ao ước được ghé đến một lần.
Tảo Trang là một thị trấn nhỏ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nơi này khiến cho mọi người vô cùng ấn tượng khi có hệ thống kênh đào dài tới 93,5km, được ví như “thị trấn nước” và là “thị trấn duy nhất còn sót lại trên kênh đào nối liền Hàng Châu và Bắc Kinh”.
Trong lịch sử của tỉnh Sơn Đông ghi lại, Hoàng đế Khang Hy từng khen ngợi Tảo Trang có phong cảnh giống như thị trấn nước Giang Nam. Nhưng vì nơi này tọa lạc ở phía bắc nên Tảo Trang còn có tên gọi “thị trấn nước Giang Bắc”.
Điểm nổi bật nhất của thị trấn Tảo Trang chính là phố cổ Đài Nhi Trang.
Phố cổ này được hình thành từ thời nhà Hán, phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên và đạt đỉnh cao của sự thịnh vượng vào nhà Minh và nhà Thanh, được cả vua Càn Long gọi là “đệ nhất thôn”.
Sự thịnh vượng của phố cổ Đài Nhi Trang vẫn được thể hiện rõ nét cho tới ngày nay. Khi du khách đặt chân tới nơi này, ai nấy cũng đều phải kinh ngạc.
Phố cổ này có một hệ thống di sản văn hóa kênh đào rất hoàn hảo trong nhiều thiên niên kỷ.
Video đang HOT
Không những vậy, Đài Nhi Trang còn khiến người ta sững sốt với lối kiến trúc độc đáo. Những ngôi nhà tại đây có sự pha trộn kiến trúc châu Âu, Hakka… và nhiều phong cách khác.
Vào thời nhà Minh, con kênh nối Hàng Châu và Bắc Kinh bị sông Hoàng Hà chặn lại nhiều lần, giao thông bắc nam bị gián đoạn theo. Kết quả là người ta tìm ra một lối đi mới và nó đi ngang qua Đài Nhi Trang.
Chính vì thế mà Đài Nhi Trang trở thành một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống kênh đào nối liên bắc nam.
Dần dần theo thời gian, nơi đây trở nên nhộn nhịp, cư dân kéo đến sinh sống và nhiều công trình được xây dựng.
Sau thời nhà Thanh, sự thịnh vượng của phố cổ Đài Nhi Trang nhanh chóng thu hút sự chú ý của các thương nhân lớn trong nước tới đây làm ăn buôn bán, biến nơi này trở thành thương cảng quan trọng đối với các vùng như Giang Tô, Sơn Đông, Hà Nam và An Huy.
Do đó, phong cách kiến trúc của Đài Nhi Trang có sự pha trộn các đặc điểm của địa phương, tái hiện sự giao thoa giữa các vùng miền thời bấy giờ.
Khi các đại diện của Tổ chức Du lịch Thế giới ghé đến Đài Nhi Trang, họ tin rằng nếu muốn xem sự hoàn chỉnh của các kênh đào thời nhà Minh và nhà Thanh, nhất định phải đến đây.
Sau khi phố cổ Đài Nhi Trang được trùng tu lại, con phố Dayamen được xây dựng theo phong cách kiến trúc Huệ Châu, có hình chữ T pha lẫn kiến trúc châu Âu. Khu thắng cảnh đền Guandi thể hiện phong cách nơi ở của các thương gia Sơn Tây.
Theo các ghi chép lịch sử có liên quan, Đài Nhi Trang là một phố cổ với 100 con đường ngõ hẻm được hình thành bởi các con kênh nhỏ. Đặc biệt khi hoàng hôn buông xuống, người ta sẽ thả đèn, khiến cả phố cổ trở nên quyến rũ lạ kỳ.
Một số người nói rằng khung cảnh đáng xem nhất ở Đài Nhi Trang là cảnh đêm. Lúc này, mọi thứ trở nên nhộn nhịp, tất bật với dòng người từ du khách, thương gia, người lớn, trẻ em, thợ thủ công, người chèo thuyền…
Vậy nên khi ghé đến Đài Nhi Trang, chắc chắn bạn nên thuê thuyền để thưởng ngoạn cảnh đêm trong phố cổ.
Khi con thuyền lướt nhẹ trên mặt nước, bạn sẽ thấy được khung cảnh lãng mạn, những con hẻm vắng hay dòng người chen chúc trên bờ… Dù là cảnh tượng nào đi chăng nữa, nó cũng khiến cho người ta thích thú ngắm nhìn.
Đi thuyền trên con kênh dễ khiến người ta có nhiều suy nghĩ bâng quơ về thời cuộc. Lúc này, bạn dễ miên man trong suy nghĩ về hiện tại và tương lai của chính mình. Nhưng sau cùng, điều bạn phải công nhận nhất chính là cảm giác thoải mái, dễ chịu của sông nước đem lại.
Muốn cứu ngôi làng khỏi bị phá dỡ, người đàn ông biến nơi này thành thiên đường cầu vồng
Vì tình yêu với nơi mình sinh sống, ông đã khiến chính phủ Đài Loan thu hồi lệnh tháo dỡ và biến nơi này trở thành một địa điểm du lịch.
Hãy tưởng tượng bạn đang sống một cuộc sống yên tĩnh trong gần 40 năm, thì đột nhiên, chính phủ đe dọa phá hủy ngôi nhà của bạn. Bạn có thể chọn giữ những kỷ niệm của mình hoặc phản đối hoặc không thể làm gì khác. Một người đàn ông ở Đài Loan đã rơi vào hoàn cảnh như vậy, nhưng ông đã chọn cách cầm cây cọ vẽ lên và biến ngôi làng của mình thành một tác phẩm nghệ thuật. Bây giờ, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để thăm và cám ơn ông.
Người đàn ông này có tên là Huỳnh Vĩnh Phúc (86 tuổi), sống ở Nam Đồn, thành phố Đài Trung, Đài Loan. Ngôi làng nhỏ nơi ông sống hiện chỉ còn có 11 người ở và ông là một trong số đó. "Khi tôi đến đây, ngôi làng có 1.200 hộ gia đình. Tất cả chúng tôi thường ngồi nói chuyện với nhau như một đại gia đình, nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi", ông Huỳnh nhớ lại.
Khoảng 10 năm trước, chính phủ Đài Loan đã quyết định phá bỏ ngôi làng và xây dựng một khu chung cư trên vị trí cũ. Họ đề nghị đền bù cho người dân để mọi người có thể chuyển tới nơi khác sinh sống. "Mọi người đã chuyển đi gần hết hoặc qua đời. Tôi cảm thấy rất cô đơn". Thế nhưng, ông Huỳnh đã từ chối chuyển đi và quyết định cầm cây cọ lên để vẽ ngôi nhà của mình.
Ông Huỳnh không phải là một họa sĩ chuyên nghiệp, chỉ đơn thuần là một người thích vẽ và được cha của mình chỉ dạy khi còn nhỏ.
Đầu tiên, ông vẽ một con chim trên tường của ngôi nhà của mình. Sau đó, vẽ thêm động vật, hoa, người... dần dần chuyển sang các ngôi nhà lân cận. Ông tiếp tục vẽ cho đến khi từng cm của ngôi làng đều được phủ kín bằng các màu sơn và họa tiết.
Không lâu sau đó, một số sinh viên đại học tình cờ ghé qua ngôi làng. Khi nghe được câu chuyện của ông Huỳnh, họ hứa sẽ giúp đỡ. Một vài bức tranh vẽ và một chiến dịch gây quỹ với lời kêu gọi cứu ngôi làng đã bắt đầu. Tin tức lan truyền và "Rainbow Village" ra đời.
Những ngôi nhà đầy màu sắc và sáng tạo phi thường đã thu hút sự quan tâm của du khách. Sau khi câu chuyện của ông Huỳnh thu hút sự chú ý của công chúng, chính quyền Đài Loan quyết định thu hồi lệnh phá dỡ. Thay vào đó, họ giữ ngôi làng như một điểm thu hút khách du lịch và một địa điểm di sản văn hóa. Hơn hết, ông Huỳnh vẫn giữ được nhà của mình.
Làng Cầu vồng đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất, thu hút hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm. Ông Huỳnh nói rằng, mình sẽ tiếp tục công việc vẽ và bảo dưỡng ngôi làng cho đến lúc ông qua đời. Ngôi làng giống một câu chuyện cổ tích hơn là một thị trấn ngoài đời thực.
Những thị trấn ma bị đóng băng ở Nga Nhìn bức ảnh chụp những ngôi làng bỏ hoang từ trên cao, du khách sẽ trông thấy hàng hecta tuyết bao phủ các tòa nhà, trải dài ngút tầm mắt. Thị trấn bỏ hoang Vorkuta. Lại gần, từng chi tiết siêu thực hiện ra rõ ràng hơn, từ những khối băng giá phủ kín đèn đường hay ghế đá, những tảng băng tràn...