Thị trấn bị lãng quên nơi tận cùng thế giới
Trong thời kỳ thịnh vượng, thị trấn Forget (Canada) từng có dân số hơn 300 người nhưng hiện tại, con số này chỉ còn khoảng 40 người, chủ yếu là nông dân, nhạc công và họa sĩ.
Nếu lái xe dọc theo quốc lộ 13 ở Canada, người ta rất dễ đi qua thị trấn Forget (được đọc là “For-jay”) mà không nhận ra. Nơi này chỉ có một cửa hàng, một nhà thờ, vài tòa nhà bỏ hoang và khu dân cư nhỏ xíu gồm 2 dãy nhà ở một góc nhỏ tại miền đông nam tỉnh Saskatchewan.
Trang trại trong cảnh quan đơn điệu kéo dài hàng dặm xa mênh mông. Những cây phong, cây dương và cây tro khẳng khiu đứng xếp hàng dọc theo biên giới thị trấn. Bên dưới lớp tuyết mỏng phủ trên bề mặt là cỏ dại và những bụi cây caragan, những thứ bảo vệ vùng quê này khỏi những cơn bão khắc nghiệt. Xa xa, những giàn khoan dầu là vật thể chuyển động duy nhất ở phía đường chân trời.
Trước đây, thị trấn hẻo lánh nằm sâu trong vùng thảo nguyên này là trung tâm của các hoạt động văn hóa và tôn giáo.
Sau khi một công ty đường sắt xây dựng cảng ở phía nam thị trấn, Forget trở thành một trong những khu dân cư thịnh vượng nhất trong vùng.
Vào thời đông đúc nhất, thị trấn có 3 ngân hàng, 2 cửa hàng tạp hóa và một khách sạn. Nơi đây thậm chí có cả một tờ báo. Các nữ tu mở trường học, xây dựng giáo xứ và dân cư tăng đến hơn 300 người. Nhưng khi hệ thống đường sắt ngừng chạy qua khu vực này vào thập niên 1990, cư dân rời đến sống ở các thành phố gần đó và dân số thị trấn sụt giảm.
Forget dần chìm vào quên lãng. Theo BBC, ngày nay, chỉ khoảng 40 người còn sinh sống tại đây, gồm các nông dân, nhạc công và họa sĩ (những người sống tự lực và trân trọng cách sống tránh xa các tiện nghi hiện đại).
Video đang HOT
Nơi đây không có vỉa hè đường hoặc cơ sở hạ tầng. Cư dân chịu trách nhiệm tự cung cấp và vận chuyển nước dùng và nước thải. Nếu cần sửa gì đó, họ có thể nhờ những người xung quanh. Thông thường, họ trao đổi đồ dùng với nhau thay vì lái xe 20 phút đi mua hàng ở thị trấn Stoughton gần đó.
10 năm trước, Forget có cơ hội thứ 2 khi Shannon và Don Shakotko, những người sống ở thị trấn Maryfield gần đó, thấy một tờ báo địa phương đăng tin khu nhà dành cho các linh mục ở Forget đang rao bán. Với kiến thức âm nhạc và ước mơ xây dựng cộng đồng gần đó, họ cải tạo tòa nhà bỏ hoang thành một phòng hòa nhạc và một trại sáng tác cho các nghệ sĩ và nhạc công đi ngang qua nơi này.
Ngay sau đó, cặp đôi mở thêm quán The Happy Nun Cafe, một nhà hàng tập trung vào sử dụng các nguyên liệu địa phương từ các trang trại gần đó. Năm 2015, đầu bếp Katie Vinge-Riddell mua lại quán và tiếp tục biến nơi này thành trung tâm của thị trấn và khu vực.
Tên của quán để tưởng nhớ đến di sản và ngôn ngữ mà người Pháp đã lại cho cộng đồng, một thời là ngôn ngữ chính được sử dụng ở thị trấn.
Ngoài những món ăn thông thường trên thảo nguyên, Vinge-Riddell bắt đầu muối các loại củ quả địa phương mùa thu để sử dụng suốt cả năm. Bên cạnh đó, bà cũng tự làm món bánh mì và các món mứt hay đồ muối, hun khói.
Ngoài ra, bà chú tâm vào việc chọn nguyên liệu ngon nhất của thảo nguyên để chế biến các món như bánh gnocchi cuộn với berry Saskatoon tươi, đậu tươi và rau dền, ăn với sốt bơ nâu.
Những sự chú ý đầu tiên xuất phát từ những người bên ngoài thị trấn. Trong khi đó, phải mất một thời gian, gia đình Vinge-Riddell mới được lòng thực khách địa phương. Và Happy Nun Cafe trở thành tâm điểm của Forget và là điểm đến cho tiệc mừng sinh nhật, kỷ niệm và các bữa tiệc cưới.
Hiện tại, trong khoảng 3 tiếng giờ vàng của bữa tối, nhà hàng tiếp đón khoảng 60-70 thực khách, đông hơn số cư dân sinh sống tại Forget. Những người này đến từ khắp nơi, thậm chí từ Mỹ.
Nhiều người cho rằng Forget đã trở thành thánh địa cho cả ẩm thực và âm nhạc. Các buổi hòa nhạc và lễ hội cuối tuần do thị trấn bắt đầu tổ chức thường cháy vé, đưa tên thị trấn này trở lại trên bản đồ.
Theo zing.vn
Thị trấn lều đá ở 'phần gót chiếc ủng' Italy
Alberobello nằm ở phía nam, thu hút sự chú ý của dân mê du lịch bởi những căn nhà độc đáo vùng Puglia
Trên bản đồ Italy, bán đảo Puglia nằm phía nam được ví như "phần gót chiếc ủng" do có hình dáng đặc biệt. Nơi đây có làng Alberobello, một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Bari (thủ phủ của Puglia) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với 1.500 ngôi nhà trullo độc đáo.
Trullo là những "túp lều mái đá" làm bằng đá vôi của vùng Puglia, không trét vữa để có thể tháo dỡ nhanh nhằm trốn thuế thời vua Ferdinand I (nhà ở cố định phải đóng thuế). Sau này nó được dùng làm nhà kho chứa nông sản hoặc nơi sống tạm thời dành cho nông dân mỗi khi vào mùa thu hoạch.
Thời kỳ phát triển nhất của trullo là vào thế kỷ 19, khi ngành sản xuất rượu vang Italy bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Các ngôi nhà mọc lên như nấm thành một thị trấn. Còn ở miền quê, người ta xây thành cụm 5-7 căn giữa trang trại để làm kho lưu trữ.
Khi trở nên nổi tiếng trên bản đồ du lịch châu Âu, phần lớn các ngôi nhà, đặc biệt là trong thị trấn đều chuyển thành quầy bán đồ lưu niệm, tiệm cà phê, nhà hàng... phục vụ du khách, chỉ một số ít còn sử dụng để ở.
Mặt hàng bày bán chủ yếu là mô hình trullo thu nhỏ, hoặc các vật dụng mô phỏng túp lều đá.
Bạn có thể book các homestay trullo màu trắng hoặc màu đá vôi với cổng hoa xinh xắn, hoặc resort hạng sang mới xây thiết kế theo mô hình lều đá đầy đủ tiện nghi như bể bơi, phòng xông hơi...
Tour xe đạp đến trang trại ôliu, xưởng sản xuất rượu vang vùng ngoại ô được du khách ưa chuộng. Có tour đi về trong ngày hoặc nhiều ngày, ở trong trullo thứ thiệt và sinh hoạt cùng dân bản địa dành cho người thích khám phá.
Thời khắc lãng mạn nhất trong ngày là khi hoàng hôn buông, tường nhà sơn trắng, trải dài trên ngọn đồi khiến nhiều người ví thị trấn này như Santorini (Hy Lạp), là nơi lý tưởng dành cho các đôi tình nhân.
Mùa cao điểm là vào tháng 8, khi trời nắng ấm, hoa ven đường nở rộ. Lúc này, không chỉ du khách mà nhiều đôi sắp cưới còn đưa nhau đến chụp ảnh giữa thị trấn như trong truyện cổ tích. Bất kỳ góc nào ở Alberobello cũng dễ dàng trở thành background sống ảo khiến các nàng thích thú.
Theo ngoisao.net
Làng cổ Thập Phần ở Đài Loan có gì đặc biệt? Cách thành phố Đài Bắc hơn 30 km, làng cổ Thập Phần mang nét đẹp cổ kính. Từ con đường đến hẻm nhỏ, đến đây, du khách như quay ngược thời gian trở về thời kỳ xa xưa. Những ai từng xem bộ phim Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi, chắc chắn không khỏi xao xuyến khi nhớ về khung...