Thị trấn Anh mở cuộc thi thiết kế dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thị trưởng Steve Saunders cho biết, dự án có thể thúc đẩy thị trấn của ông trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các du khách đến từ các nước châu Á.
“Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới”"Nga đang quay trở lại Việt Nam vì vô số lợi ích”15 bức hình ám ảnh về Chiến tranh Việt Nam
Tờ Daily Mail ngày 31/8 đưa tin cho biết, Hội đồng thị trấn Newhaven (Anh) đã phát động một cuộc thi thiết kế tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh để dựng tượng đặt tại thị trấn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm phụ bếp trên một chiếc phà đi lại giữa thị trấn Newhaven và Dieppe trong năm 1911 trên hành trình tìm đường cứu nước.
Tuyến phà đi lại giữa thị trấn Newhaven và Dieppe, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc một thời gian trên hành trình tìm đường cứu nước. Ảnh Daily Mail.
Người cũng đã có một số chuyến thăm tới thị trấn Đông Sussex ở phía đông nước Anh trong giai đoạn này.
Để tưởng niệm dấu ấn của lãnh tụ cách mạng Việt Nam tại Vương quốc Anh, Hội đồng thị trấn Newhaven đã quyết định dựng một bức tượng lớn của Bác Hồ đặt tại thị trấn nhằm vinh danh Người.
Thị trấn Newhaven trong nhiều năm qua cũng đã dựng một bức tượng nhỏ và các biểu ngữ nhằm tôn vinh dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi này.
Video đang HOT
Thị trưởng Steve Saunders cho biết, dự án có thể thúc đẩy thị trấn của ông trở thành điểm du lịch hấp dẫn với các du khách đến từ các nước châu Á, đặc biệt là từ Việt Nam.
Thị trưởng Saunders cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam ngày này là một đất nước hòa bình, nhưng người Việt Nam rất tôn trọng các giá trị lịch sử và đặc biệt đang phát triển về du lịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nuôi dưỡng khát vọng giải phóng dân tộc trong suốt quãng thời gian đi khắp châu Âu, trong đó có một thời gian ngắn ở Moscow.
Người từng làm việc tại London và Paris, tham gia sáng lập đảng Cộng sản Pháp, trở thành một thành viên của Quốc tế Cộng sản trước khi trở về nước hoạt động cách mạng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc vào năm 1923./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Bế mạc Chương trình giao lưu thanh niên Thái Lan- Việt Nam lần thứ 7
Chương trình giao lưu thanh niên Thái LanViệt Nam, với sự tham gia của hàng chục thanh niên hai nước đã bế mạc 11/8
Hôm qua (11/8), tại Bộ Ngoại giao Thái Lan diễn ra lễ bế mạc Chương trình giao lưu thanh niên Thái Lan- Việt Nam lần thứ 7. Đây là chương trình cấp quốc gia do Bộ Ngoại giao Thái Lan phối hợp với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của hàng chục thanh niên hai nước.
Sinh viên Việt Nam phát biểu chia sẻ cảm tưởng tại lễ bế mạc.
Chương trình giao lưu thanh niên Thái Lan- Việt Nam là sáng kiến của Bộ Ngoại giao Thái Lan tổ chức từ năm 2009 nhằm tăng cường giao lưu và tìm hiểu văn hóa và lối sống của người dân Thái Lan- Việt Nam cho thanh niên hai nước. Chương trình được xây dựng dựa trên sự tuyển chọn 12 sinh viên từ 6 trường đại học của Việt Nam và 2 giáo viên hướng dẫn do Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam tổ chức. Phía Thái Lan cũng có số lượng và thành phần tương tự.
Năm nay thanh niên hai nước có nhiều hoạt động tìm hiểu về cuộc sống của Việt Kiều cũng như cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thái Lan. Các hoạt động chủ yếu diễn ra tại thủ đô Bangkok và tỉnh Nakhonphanom, nơi có Làng Hữu nghị Thái Lan-Việt Nam và khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, trưng bày nhiều hình ảnh và tư liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn năm 1928-1929 khi Người hoạt động cách mạng tại Thái Lan.
Phát biểu với phóng viên VOV về chương trình Giao lưu Văn hóa Thái Lan-Việt Nam, ông Surichat Saithong, đại diện phía Thái Lan cho biết: "Chương trình giao lưu lần này, chúng tôi đưa thanh niên hai nước tới thăm tỉnh Nakhonphanom, nơi bậc tiền bối của Việt Nam từng sinh sống, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà người Thái chúng tôi hay gọi là "Nhà Bác Hồ". Chúng tôi đưa thanh niên hai nước tới đây để học tập, tìm hiểu về cuộc sống cũng như sự nghiệp đấu tranh cách mạng trước đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Trong gần 2 tuần ở Thái Lan, sinh viên hai nước có hàng loạt các hoạt động giao lưu văn hóa, tìm hiểu cuộc sống của Việt Kiều cũng như một số dân tộc ít người tại Thái Lan. Các sinh viên cũng tham gia các buổi giảng dạy ngôn ngữ tiếng Thái và tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa của nhau, trực tiếp tham quan các khu làng kinh tế vừa đủ kiểu mẫu theo mô hình của Nhà Vua Thái Lan, thăm các viện bảo tàng lịch sử và cuối cùng là nghe Bộ Ngoại giao Thái Lan thuyết trình về mối quan hệ hữu nghị giữa Thái Lan và Việt Nam.
Sang Thái Lan dự chương trình giao lưu lần này, em Trần Hồng Hân, sinh viên năm thứ 3 Đại học Hà Nội cho biết: "Em rất tự hào là người Việt Nam, được đến đây, biết về nơi Bác Hồ đã từng sống ở Thái Lan, em càng nhớ về lịch sử, nhớ về quê hương đất nước của mình. Em cũng mong muốn văn hóa và lịch sử của Việt Nam ta sẽ tiếp tục được giới thiệu quảng bá khắp nơi trên thế giới".
Chương trình giao lưu thanh niên Thái Lan- Việt Nam lần thứ 7 kết thúc, khép lại một hoạt động văn hóa, giao lưu đầy ý nghĩa và bổ ích đối với thanh niên và sinh viên hai nước. Theo kế hoạch, năm sau Thái Lan sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình lần thứ 8 và có thể sẽ tổ chức hoàn toàn tại Việt Nam./.
Toàn cảnh lễ bế mạc tại Bộ Ngoại giao Thái Lan.
Thanh niên Việt Nam và Việt Kiều bên tượng Bác Hồ trong Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thanh niên Việt Nam tham gia Buộc chỉ cổ tay, một nét đẹp văn hóa Đông Bắc Thái Lan.
Điệu múa Việt Nam và tà Áo Dài do của thanh niên Việt Nam tại lễ bế mạc
Điệu múa của thanh niên Việt Nam- Thái Lan
Xuân Sơn
Theo_VOV
Ngắm loạt bảo vật trong Bảo tàng Văn học 71 tỷ đồng Phía trong Bảo tàng Văn học Việt Nam, vừa khánh thành sáng 26/6 tại đường Âu Cơ, Hà Nội, có gì quý giá? Mất 10 năm xây dựng, Bảo tàng Văn học Việt Nam chính thức khánh thành sáng 26/6 tại đường Âu Cơ, Hà Nội với 3.454 tài liệu, hiện vật quý. Ảnh: Giám đốc Bảo tàng, nhà thơ Hữu Thỉnh, dẫn...