Thị trấn Anh kinh hoàng vì người chen kín bãi biển giữa Covid-19
“Chúng tôi thật sự kinh hoàng trước cảnh tượng xảy ra ở các bãi biển của mình, đặc biệt là ở Bournemouth và Sandbanks, trong 24-48 giờ qua”, Vikki Slade, lãnh đạo hội đồng Bournemouth, thị trấn nổi tiếng với nhiều bãi biển ở miền nam nước Anh, cho biết hôm 25/6.
Cảnh báo “sự cố nghiêm trọng” được chính quyền Bournemouth phát ra sau khi hàng nghìn người đổ tới các bãi biển ở đây tránh nóng trong ngày được cho là có nhiệt độ cao nhất năm, gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông tại địa phương. Du khách còn tụ tập cắm trại qua đêm trên bãi biển, xả rác bừa bãi, nhậu nhẹt và ẩu đả và nhiều hành vi chống lại các quy tắc giãn cách phòng chống Covid-19.
Slade nói thêm thái độ và hành vi vô trách nhiệm của rất nhiều người đi tắm biển thật sự gây sốc và các lực lượng đã phải cố gắng hết sức để giữ an toàn cho họ.
Người dân kéo tới bãi biển ở thị trấn Bournemouth, Anh, hôm 24/6. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Chính quyền Bournemouth sẽ thực hiện những biện pháp ứng phó khẩn cấp gồm tăng cảnh sát tuần tra và an ninh, bố trí thêm bãi đỗ xe, yêu cầu những người cắm trại trái phép giải tán và cắm biển cảnh báo một số khu vực người dân không được phép đến.
“Chúng tôi khuyên người dân nên nghĩ thật kỹ trước khi tới đây. Rõ ràng chúng ta vẫn đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế và rất đông người tràn tới một khu vực như vậy sẽ gây thêm sức ép với các lực lượng khẩn cấp”, cảnh sát địa phương Sam de Reya cho biết.
Các biện pháp cách biệt cộng đồng được áp đặt ở Anh từ tháng 3 để ngăn Covid-19 lây lan và chúng sẽ được nới lỏng đáng kể từ ngày 4/7. Khi các quán rượu vẫn đóng cửa, nhiều người đã đổ tới công viên và bãi biển để tụ tập ăn nhậu với bạn bè, nhiều trường hợp phớt lờ khuyến cáo giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét của nhà chức trách.
Covid-19 xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 9,7 triệu người nhiễm, hơn 490.000 người chết và hơn 5,2 triệu người hồi phục. Anh đang là vùng dịch lớn thứ năm với hơn 300.000 ca nhiễm, song lại ghi nhận ca tử vong do nCoV cao thứ ba thế giới, với hơn 43.000 trường hợp.
Rác thải y tế thời hậu Covid-19: Tiếng kêu cứu từ đại dương
Thế giới đang đứng trước tiếng kêu cứu từ các đại dương vì lượng rác thải y tế khổng lồ thải ra ngoài môi trường do đại dịch Covid-19.
Hình ảnh những chiếc khẩu trang và găng tay y tế dùng một lần tràn ngập tại nhiều bãi biển trên khắp thế giới đang làm dấy lên một thực trạng đáng báo động về tình trạng ô nhiễm rác thải đại dương thời kỳ hậu Covid-19.
Rác thải y tế ở vùng biển. Ảnh: MSN.
Cùng với nỗi lo về sức khỏe, tính mạng, kinh tế suy yếu... thế giới còn đang đứng trước tiếng kêu cứu từ các đại dương vì lượng rác thải y tế khổng lồ thải ra ngoài môi trường do đại dịch Covid-19.
Hình ảnh đàn cá bơi giữa những rặng san hô, xung quanh khẩu trang y tế cùng găng tay cao su trải đầy dưới đáy biển được một thợ lặn quay ngoài khơi thành phố Antibes (tỉnh Alpes-Maritimes miền Nam nước Pháp), một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất ở Địa Trung Hải, đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Facebook từ cuối tháng 5.
Ông Laurent Lombard đến từ tổ chức Chiến dịch Biển sạch - tổ chức phi chính phủ của Pháp điều phối các hoạt động nhặt rác dọc theo vùng biển phía nam nước này vừa nhận định: "Có lẽ sớm thôi chúng ta sẽ có nguy cơ nhìn thấy nhiều khẩu trang hơn là sứa ở Địa Trung Hải".
Các nhà hoạt động vì môi trường cảnh báo, không có các biện pháp xử lý kịp thời thì có lẽ loại "rác thải thời Covid 19" này sẽ ngày càng tràn lan, tác động trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta. Và có lẽ những hình ảnh đầy ấn tượng thay cho lời kêu cứu từ đại dương kia chính là lời cảnh tỉnh mọi người về một loại rác thải mới trong thời kỳ đại dịch toàn cầu diễn biến phức tạp.
Diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với nền kinh tế đại dương, Hội nghị Đối thoại trực tuyến về đại dương vừa được tổ chức tại trụ sở Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở bang Geneva (Thụy Sĩ) tập trung vào giải quyết những thách thức liên quan tới vấn đề ô nhiễm đại dương cũng như xây dựng nền kinh tế xanh.
Trả lời báo giới trước hội nghị, Kristian Teleki, giám đốc Tổ chức Friends of Ocean Action (Tạm dịch là Những người bạn hành động vì đại dương) cho biết: "Lần đầu tiên chúng tôi tổ chức hội nghị trực tuyến về vấn đề đại dương. Bảo vệ đại dương cũng là bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của chúng ta. Hội nghị lần này sẽ hướng tới hàng loạt các giải pháp khả quan giải quyết những vấn đề về môi trường mà chúng ta đang hết sức quan tâm."
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các nhà môi trường cũng đã từng cảnh báo về mối đe doạ của rác thải nhựa đối với đại dương và các sinh vật biển. Liên Hợp Quốc ước tính, có tới 13 triệu tấn nhựa được vứt xuống đại dương mỗi năm và một nửa số nhựa được sản xuất trên toàn cầu là dành cho các mặt hàng sử dụng một lần.
Theo giới chuyên gia về bảo vệ môi trường, ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, tồn tại trước khi đại dịch xuất hiện vì vậy các chính phủ càng cần phải cẩn trọng về việc sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào sau đại dịch.
Bởi lẽ dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp nên khó tránh khỏi thực trạng đáng báo động về ô nhiễm rác thải y tế trên toàn cầu, như những gì các nhà bảo vệ môi trường đang lo ngại rằng các đại dương đang "không thở được" khi rác khẩu trang còn nhiều hơn cả sứa ở đại dương./.
Chịu bốn phát đạn để dựng hiện trường giả Tối hôm ấy, hai vợ chồng Justin Barber dùng bữa tại nhà hàng sang trọng để kỷ niệm ba năm ngày cưới, nhưng đó cũng là ngày cuối họ bên nhau. Sau khi thương thế ổn định, Justin (30 tuổi) kể lại khoảng 22h30 ngày 17/8/2002, anh ta cùng vợ April Barber (27 tuổi) đi dạo dọc bờ biển thành phố Jacksonville, bang...