Thi tốt nghiệp THPT: Chen chúc tại cổng trường, có đảm bảo an toàn dịch bệnh?
Sau ngày đầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 nhiều người lo ngại về vấn đề an toàn dịch bệnh. Dù đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt nhưng liệu có đảm bảo khi thí sinh, người nhà tập trung quá đông đúc?
Làm sao đảm bảo an toàn khoảng cách, tránh lây nhiễm dịch bệnh khi thí sinh và người nhà chen chúc nhau tại mỗi điểm thi? – HOA NỮ
Buổi sáng 9.8, nhiều phụ huynh thấy khá yên tâm khi nhìn con vừa bước vào cổng trường của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được rửa tay sát khuẩn, rồi xếp hàng giữ khoảng cách để đo thân nhiệt trước khi vào phòng thi. Tuy nhiên, sau giờ thi xong môn văn đầu tiên, học sinh ùa ra, đông như kiến, nhiều phụ huynh phải dõi mắt mãi mới tìm được con mình trong đám đông đang chen chúc nhau ở cổng trường.
Khi vào thi thì xếp hàng đo thân nhiệt, nhưng đến lúc về thì như bầy ong vỡ tổ, chen chúc nhau ở cổng trường – HOA NỮ
Nhiều người đặt nghi vấn: “Vậy giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn trong dịch bệnh thì như thế nào?”.
Tiếng chuông báo hiệu hết giờ thi, nhiều thí sinh nộp bài xong và bước xuống sân trường nhưng vẫn chưa được mở cổng cho ra. Đợi đến khi tất cả thí sinh đều xuống sân trường, mà như thế, cơ hội để thí sinh tụ tập lại rồi xôn xao bàn tán đề thi, còn đâu là giữ đúng khoảng cách an toàn lây nhiễm dịch bệnh?
Nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất là đến khi mở cổng, các em ùa ra như bầy ong vỡ tổ, thậm chí là chen lấn nhau để ra khỏi sân trường. Nhìn các em ken đặc ở cổng trường, ngoại trừ việc đeo khẩu trang, thì chúng tôi không thấy được sự khác biệt với các kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức trong điều kiện bình thường trước đó.
Video đang HOT
Thi xong, thí sinh vẫn chưa về ngay mà nán lại, tụm năm tụm bảy để bàn đề thi như thế nào – HOA NỮ
N.Đ.Q, một tình nguyện viên tại điểm thi ở Q.10 TP.HCM, cũng khó hiểu, bày tỏ: “Lý thuyết là lý thuyết, còn khi vào thực tiễn lại là một chuyện hoàn toàn khác. Việc đảm bảo được khoảng cách an toàn trong dịch như thế này thì sao đảm bảo được. Nếu muốn đảm bảo thì phải tổ chức để các em ra về theo từng phòng thi, hết phòng này ra thì mới đến phòng khác ra, như thế mới mong an toàn”.
Rồi Q. lo ngại: “Thật sự nếu có trường hợp mắc dịch bệnh thì việc lây lan là khó tránh khỏi trong trường hợp này”.
Không chỉ thời điểm ra về sau khi thi xong, mà lúc đi thi, thí sinh vẫn đứng thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn rồi vui cười tám chuyện với nhau. Có em còn kéo khẩu trang xuống để nói chuyện cho dễ, sau đó vào cổng trường mới đeo khẩu trang lên. Hay lại có nhiều thí sinh còn quên mang khẩu trang, đến cổng trường thi khi hỏi khẩu trang đâu thì các em bảo quên, sau đó mới được các tình nguyện viên phát khẩu trang miễn phí để đeo vào.
Trong lúc chờ con, phụ huynh cũng tập trung đông đúc – HOA NỮ
Phụ huynh đưa con đến điểm thi, trong lúc ngồi chờ con thi xong cũng tụm năm tụm bảy tám chuyện cho qua thời gian. Thấy tình cảnh này, Q. nói: “Thật sự em nghĩ không nên cho phụ huynh ở lại đợi con thi xong mà nên quy định phụ huynh sau khi đưa con đến điểm thi thì nên đi về, đợi đến đúng giờ con thi xong hẳn lên. Còn đến lúc học sinh ra về thì em nghĩ cũng khó mà giữ được khoảng cách hay cũng rất khó để kẻ vạch cho phụ huynh đứng, vì quá đông. Thật sự sau ngày đầu diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 thế này, em thấy rất lo ngại về vấn đề phòng chống lây nhiễm dịch bệnh Covid-19″.
Người dân TP Vinh chủ động phòng dịch Covid-19
Tại Nghệ An tuy chưa phát hiện ca dương tính Covid-19 nào, nhưng không vì thế mà người dân chủ quan với dịch bệnh. Nhiều người đã chủ động phòng dịch cho bản thân và gia đình.
Tại Nghệ An đến thời điểm này chưa ghi nhận ca dương tính nào. Tuy nhiên, có hơn 13.000 người trở về từ các vùng có dịch, vì thế người dân không chủ quan trước dịch bệnh, đồng thời được khuyến cáo không nên quá hoang mang. Ảnh: Đức Anh
Ở TP. Vinh hầu hết người dân đã chủ động trang bị khẩu trang mỗi khi có việc phải ra đường. Ảnh: Đức Anh
Để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng nhiều người dân thành phố Vinh đã dậy từ rất sớm đến Quảng Trường Hồ Chí Minh để tập luyện thể dục thể thao. Ảnh: Đức Anh
Chị Ngô Thanh Tâm (áo đen ở giữa) có địa chỉ tại phường Đội Cung, TP Vinh cho biết: Sáng nào tôi cũng ra đây để tập thể dục, từ khi dịch quay lại tôi luôn tự chủ động có các cách để phòng tránh dịch như đeo khẩu trang khi ra đường, luôn mang theo mình lọ rửa tay để sát khuẩn. Tôi nghĩ tập thể dục thường xuyên, sống lành mạnh, chủ động phòng tránh dịch một cách thích hợp, thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế thì dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Ảnh: Đức Anh
Tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố, người bệnh và người nhà bệnh nhân đều tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch mà bệnh viện yêu cầu. Theo chỉ dẫn của bệnh viện, mỗi người dân đến khám bệnh phải đeo khẩu trang, khai báo lịch sử những nơi đã đi và đến trong vòng 14 ngày qua. Những người nào có dấu hiệu ho, sốt và đi về từ vùng có dịch thì được phân luồng đến phòng khám sàng lọc ngay. Ảnh: Đức Anh
Người dân được rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt trước khi vào viện. Ảnh: Đức Anh
Bà Lê Thị Vinh sống tại phường Vinh Tân, TP Vinh cho biết: Tôi đã già và còn mắc bệnh cao huyết áp, vì thế mấy ngày gần đây dịch quay trở lại tôi cảm thấy hơi lo lắng khi đến những nơi đông người, tôi mong muốn bệnh viện phát cho tôi thuốc đủ uống trong 2 tháng thay vì 1 tháng như trước, để tôi đỡ tiếp xúc với nhiều người nơi công cộng. Ảnh: Đức Anh
Vào những ngày này thì nhu cầu của người dân đến mua các loại thực phẩm rau quả nhiều hơn, vì họ cho rằng tập thể dục đúng cách và ăn uống đủ chất, tăng cường ăn các loại rau, củ, quả giàu vitamin sẽ nâng cao được sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng. Ảnh: Đức Anh
Chị Đặng Thị Hoa sống tại chung cư Huy Hùng, phường Hà Huy Tập, TP. Vinh cho biết: Khi chưa có dịch thì tôi thường đi chợ 1 ngày 1 lần, nhưng khi dịch quay lại thì tôi đi chợ ít hơn, 3 ngày mới đi 1 lần, tuy nhiên cũng không tích trữ nhiều bởi theo khuyến cáo, Nhà nước sẽ đảm bảo đủ lương thực người dân không cần tích trữ lương thực trong mùa dịch. Ảnh: Đức Anh
Vào thời điểm này, người dân cần nâng cao ý thức thực hiện nghiêm các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch như, ra đường phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, không tập trung đông người. Ảnh: Đức Anh
Nhiều người dân đeo khẩu trang phòng nguy cơ lây nhiễm COVID - 19 Mặc dù chưa có yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng nhưng những ngày gần đây nhiều người dân ở Thanh Hóa đã tự giác đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe bản thân trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID - 19 trong cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều...