Thi thuê: “Hợp đồng” và mánh khóe
Nhiều diễn đàn trên mạng xã hội đang “hút” hàng ngàn sinh viên tham gia. Lần theo “dấu vết” đó, chúng tôi bắt mối sinh viên nhờ đi thi hộ ở một trường đại học có danh tiếng.
LTS: Có giàu trí tưởng tượng nhất, chúng tôi cũng không thể ngờ rằng thị trường học thuê,thi hộ ở đại học lại sôi động đến thế với giá cả chỉ bằng… bát phở. Loạt bài phóng sự điều tra nhập vai của Khampha.vn cho thấy thực trạng bát nháo trong giáo dục đại học.
Không chỉ các diễn đàn học thuê, các diễn đàn thi thuê gần đây xuất hiện nhan nhản trên mạng Internet với hàng nghìn thành viên công khai tên tuổi, thậm chí số điện thoại.
Thi tốt sẽ được “bo” thêm tiền
Lần theo một lời rao trên mạng, chúng tôi đến gặp sinh viên tên N.T. H để thực hiện “hợp đồng” thi thuê vào chiều ngày ngày 7/3. Cuộc gặp diễn ra ở quán trà đá ở phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Lời rao thuê người đi thi trên mạng xã hội của sinh viên N.T.T
Sau một hồi nhìn tôi dò xét, H. giới thiệu mình tên N.T.H, tự xưng là sinh viên trường ĐH CN Hà Nội hệ chính quy. H. lên mạng Internet rao thuê người thi hộ môn Quy hoạch tuyến tính. Đây là môn H. phải thi lại. Do vậy, cậu đưa ra mức giá 200.000 đồng.
“Mình đã hỏi qua hết rồi, các anh chị khóa trên ở trường mình cũng đều thuê người đi thi hộ với giá 200.000 đồng/môn. Tuy nhiên, nếu bạn thi được 8 điểm, mình sẽ “bo” thêm 50.000 đồng”, H. giải thích với tôi vì sao lại đưa ra mức giá thấp đến vậy.
Sinh viên N.T.H (bên trái) gặp gỡ với phóng viên nhờ đi thi hộ môn Quy hoạch tuyến tính tại quán nước phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
H. cũng kể rằng, ngoài đi học, trước đây từng đi làm thêm ở một quán ăn. Qua tết, H. bỏ hẳn công việc này nhưng đến lớp học theo kiểu “buổi đực, buổi cái”.
Video đang HOT
Xong “hợp đồng” thứ nhất. Chúng tôi tiếp tục liên lạc với sinh viên N.T.T với lời rao trên mạng: “Nhờ thi hộ môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
Sau gần chục cuộc điện thoại, T. mới chốt được địa điểm gặp gỡ ở căng tin trường này vào lúc 12h trưa 13/3.
Sinh viên N.T.T và bạn gái (bên trái) thuê người thi hộ môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản (Ảnh chụp tại căng tin Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ngày 13/3)
T. hớt hải đi từ phòng thí nghiệm của trường ra. Đi theo cậu là một bạn gái. T. cho biết, cả hai đang học tại Khoa Công nghệ Thực phẩm của trường.
Trước khi đưa ra giá cho buổi thi thuê, T. chất vấn tôi bằng một loạt câu hỏi liên quan đến môn thi. Nào là đợt trước bạn thi có được điểm B không; thi hộ tớ bạn chắc chắn được điểm B chứ; giờ bạn còn nhớ cách vẽ hình không… Tôi trấn an T. rằng phải chắc chắn làm được với điểm cao mới dám nhận đi thi thuê.
“Giờ mình đang học thí nghiệm, không có nhiều thời gian để ôn luyện lại môn cũ nên phải thuê người thi hộ. Dù biết là rủi ro cao nếu bị cô giáo phát hiện nhưng mình không còn cách nào khác”, T. chia sẻ.
Nếu đạt điểm B môn Đồ họa kỹ thuật cơ bản, T. sẽ trả cho tôi 400.000 đồng. Làm tốt hơn, tôi sẽ được thưởng thêm từ 50.000 đến 100.000 đồng.
Sau hơn 30 phút thỏa thuận giá cả, T. ngỏ ý muốn nhờ tôi tìm thêm một bạn nữ đi thi thuê môn này. Người nhờ thi thuê cũng chính là bạn nữ đi cùng với T. Giá giao dịch vẫn là 400.000 đồng/môn.
Đối phó giám thị thế nào?
Trong cuộc trò chuyện với N.T.H, người nhờ thi thuê môn Quy hoạch tuyến tính, chúng tôi được “mách nước cách thoát thân” khi bị giám thị phát hiện đi thi thuê.
Sinh viên N.T.H rao trên mạng xã hội tìm người đi thi hộ.
H. kể rằng, đây là lần đầu tiên cậu thuê người đi thi. Tuy nhiên, H. chẳng hề tỏ ra lo lắng bởi kinh nghiệm thi thuê đã được truyền khẩu trên mạng và qua bạn bè. Trước ngày thi, H. sẽ đưa cho tôi thẻ sinh viên (ảnh đã bị mờ) để mang vào phòng thi. Đến giờ thi, tôi chỉ cần “cúi gằm mặt xuống làm bài tránh bị cô giáo phát hiện là được. Lớp thi trộn lẫn các vần A, B, C nên thầy cô sẽ khó phát hiện ra người đi thi thuê”.
Để tôi an tâm, cậu sẽ đi cùng tôi đến phòng thi và xem có sinh viên nào cùng lớp thi cùng không. Tại đó, H. sẽ dặn dò người bạn của kịch bản giúp tôi đối phó giám thị. Sẽ có người xác nhận tên tôi đúng là: N.T.H nếu thầy cô giáo bất chợt hỏi đến.
“Trong trường hợp bị thầy cô giáo phát hiện thì bạn không cần nói năng gì cả. Cứ thế bỏ ra ngoài để tránh phiền phức. Cô giáo, bảo vệ có gọi lại thì cũng mặc kệ. Hoặc cùng lắm bảo em đi thi nhầm lớp”, H. nói cặn kẽ đường đi nước bước.
Trong lần gặp gỡ với N.T.T, sinh viên thuê đi thi tại Trường Đại học Bách Khoa, tôi được cho biết một số môn thi vẫn có người thi thuê trót lọt. Để chắc chắn, T. hướng dẫn, trước ngày thi tôi sẽ gửi cho cậu ta ảnh 3×4 để làm thẻ sinh viên giả.
Đến gần hôm thi, tôi còn được cung cấp thêm nhiều thông tin về người nhờ thi thuê để đề phòng giám thị nghi ngờ thì vẫn có thể trả lời được. T. kể thêm, nửa tháng trước, cậu đã định nhờ một người bạn đi thi hộ. “Nhưng nhìn mặt nó yếu bóng vía quá. Thầy cô sẽ phát hiện ra ngay”.
Theo Khampha
Giết người giữa giảng đường: 3 sinh viên chịu án 48 năm tù
Sau hơn 9 tháng xảy ra vụ án giết bạn ở giảng đường Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ngày 10.9 TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Ba bị cáo nguyên là sinh viên ra tòa với tội danh giết người.
Tiếng khóc tại tòa
Phòng xử ngay từ sáng sớm đã chật cứng người, nhiều sinh viên là bạn của bị cáo và bị hại có mặt dõi theo phiên xử. Đến tham dự tòa với tư cách là mẹ của bị hại, nhưng chị Nguyễn Ngọc Dung (ở Bắc Ninh) không thể nào ngồi được. Nhiều tháng đã trôi qua nhưng nỗi đau mất người con duy nhất vẫn buốt ruột gan chị.
Người phụ nữ tội nghiệp này cứ nấc lên nấc xuống, cả buổi sáng chị phải nằm ngoài hành lang với sự chăm sóc của người thân. Kể từ ngày nhận tin con trai Vũ Ngọc Cương SN 1992) bị sát hại, cuộc sống với chị Dung dường như chẳng còn ý nghĩa. Chị sống lặng lẽ như một chiếc bóng theo thời gian nặng nề trôi đi.
3 bị cáo tại tòa (Bùi Ngọc Quân đứng giữa).
Phía trong phiên tòa, bị cáo Bùi Ngọc Quân (SN 1991, ở Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) - hung thủ chính của vụ án cũng bật khóc, những giọt nước mắt lăn trên gương mặt thư sinh với cặp kính cận dày cộp. Quân vốn có một cuộc sống gia đình bất hạnh. Khi Quân mới 2 tháng tuổi, bố mẹ đã bỏ nhau.
Quân ở với mẹ nhưng mẹ ốm yếu quanh năm nên gia đình bên ngoại phải thay nhau nuôi nấng đến lúc Quân vào đại học. "Nếu như không phạm tội thì thời điểm này nó đã ra trường đi làm" - người bác của Quân rưng rưng nói.
Dường như cuộc sống thiếu thốn tình cảm đã khiến Quân trở nên cực đoan và tính côn đồ được hình thành. Trước khi gây trọng án, Quân đã có 2 tiền sự (năm 2008, mới 17 tuổi đã bị phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng; năm 2009 bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe người khác).
Chuyện nhỏ ra án mạng
Theo cáo trạng truy tố, khoảng gần 13 giờ ngày 19.12.2012, khi Bùi Ngọc Quân, Bùi Anh Phan (em họ Quân), Nguyễn Hồng Quân và người bạn nữa đứng ở hành lang giảng đường, Phan nhìn vào phòng C201 thấy sinh viên Nguyễn Nhật Hoàng (21 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) đeo tai nghe nhạc, nhìn về phía Phan, miệng lẩm nhẩm.
Cho là Hoàng chửi mình, Phan đến cà khịa "mày nhìn đểu tao hay mày chửi tao đấy", anh Hoàng mải nghe nhạc nên không trả lời. Lúc này, Vũ Ngọc Cương ngồi ở bàn trên thấy vậy liền nói: "Ừ, thì sao". Cay cú, Anh Phan nói với Hồng Quân, Ngọc Quân việc anh Cương thách thức và rủ cả nhóm quay lại đánh anh Cương. Ngọc Quân, Hồng Quân đồng ý.
Về phần dân sự, gia đình nạn nhân yêu cầu các bị cáo phải bồi thường khoản tiền 300 triệu đồng, baogồm tiền chi phí ma chay, thuê xe đi lại, an táng và tổn thất tinh thần. Gia đình các bị cáo đã bồi thường được 100 triệu đồng.
Vào phòng C201, Phan đấm vào mặt Cương. Cương nhảy lên bàn dùng chân đạp vào Phan. Phan cầm ghế giơ lên định đánh Cương thì bị anh này đạp ngã.
Thấy thế, Hồng Quân, Ngọc Quân cùng lao vào. Hồng Quân cầm ghế đánh, còn Ngọc Quân rút dao bấm dài 22cm có sẵn trong túi áo đâm một nhát vào ngực khiến anh Cương gục ngã. Nạn nhân tử vong sau đó.
Trước tòa, cả 3 bị cáo đều tỏ ra ăn năn hối hận, xin được giảm nhẹ hình phạt để có cơ hội quay về làm lại cuộc đời. Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, xét hành vi của từng bị cáo, hội đồng xét xử đã tuyên phạt Bùi Ngọc Quân 20 năm tù (đại diện Viện Kiểm sát đề nghị tù chung thân), Bùi Anh Phan 16 năm tù, Nguyễn Hồng Quân 12 năm tù.
Theo Lương Kết (Dân Việt)
Sinh viên đánh thầy trong toilet: Mục đích cướp tài sản? Nghĩa khai nhận do có mâu thuẫn trong việc học tập với thầy giáo nên đã lên kế hoạch để "dạy cho thầy một bài học". Tạ Quang Nghĩa đã từng có tiền án Trong vụ việc thầy giáo Nguyễn Huy Oánh, giáo viên khoa kinh tế của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ bị đánh phải nhập viện xảy ra...