Thị thực đặc biệt khuyến khích người nước ngoài học Muay Thai
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong nỗ lực thúc đẩy “quyền lực mềm” của đất nước, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch cấp thị thực đặc biệt 90 ngày cho khách du lịch nước ngoài muốn học môn võ thuật cổ truyền quyền Thái (Muay Thai) ở Thái Lan.
Tập luyện Muay Thai ở Bangkok. Ảnh: bangkokpost.com
Trong bài đăng trên mạng xã hội X (trước kia là Twitter) ngày 14/1, Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết chính phủ sẵn sàng cấp thị thực 90 ngày đặc biệt, thay vì 60 ngày tiêu chuẩn, cho những du khách có nguyện vọng học môn quyền Thái. Ông nêu rõ một loại thị thực tương tự cũng sẽ được cấp cho những khách du lịch muốn tới Thái Lan học múa truyền thống Thái, âm nhạc hoặc ẩm thực Thái, vốn là những yếu tố được liệt kê trong số 5F “quyền lực mềm” của Thái Lan – bao gồm Ẩm thực (Food), Phim (Film), Thời trang (Fashion), Fight (Võ thuật) và Lễ hội (Festival).
Kế hoạch của Thủ tướng Srettha đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều người dân trên không gian mạng với các ý kiến cho rằng đây là một ý tưởng hay để quảng bá du lịch và văn hóa Thái Lan mà không cần chi thêm chi phí.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chính phủ nên tập trung làm tốt từng yếu tố một của “quyền lực mềm” thay vì triển khai cả 5F cùng một lúc.
Liên quan yếu tố Võ thuật, Phó Giáo sư Pimol Srivikorn, một trong những cố vấn của Thủ tướng Srettha đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban “quyền lực mềm” về thể thao, cho biết tại cuộc họp gần đây, tiểu ban đã khuyến nghị rằng chính phủ trước tiên phải đặt ra tiêu chuẩn cho các huấn luyện viên môn quyền Thái và tổ chức một khóa đào tạo để họ có cơ hội truyền bá môn võ này ở nước ngoài.
Quyền Thái đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Theo Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, giá trị thị trường của du lịch liên quan đến thể thao của nước này trong năm 2018 ước tính khoảng 120 tỷ baht (3,4 tỷ USD) và đang tăng trung bình 5% mỗi năm.
Thái Lan lý giải về chi phí chuyến bay của Thủ tướng Thavisin tới Mỹ
Phó thư ký của Thủ tướng Thái Lan, bà Natreeya Thaweewong đã nêu cụ thể các chi phí để giải thích cho việc tại sao chuyến bay thuê bao của Thủ tướng Srettha Thavisin tới New York, Mỹ lại tốn tới 30 triệu Baht, khoảng 20,5 tỷ đồng.
Theo Bangkok Post, Thủ tướng Srettha Thavisin bay tới Mỹ bằng chuyến bay thuê của hãng Thai Airways để dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc từ 18-24/9. Thai Airways cung cấp chuyến bay khứ hồi từ sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok tới New York, có dừng chân tại Tokyo, Nhật.
Việc giải trình diễn ra sau khi nhà hoạt động chính trị Somchai Srisutthiyakorn yêu cầu Ủy ban chống tham nhũng và hành vi sai trái của Hạ viện nước này xem xét tại sao chuyến bay của người đứng đầu chính phủ lại tốn kém như vậy.
Bà Thaweewong, phụ trách sắp xếp chuyến đi cho biết, việc đấu thầu trực tuyến đã được tiến hành để tìm kiếm mức giá hợp lý. Theo đó, Không lực Hoàng gia Thái Lan (RTAF) đưa ra mức giá 32 triệu Baht, trong khi Thai Airways ra giá 25 triệu Baht. Tuy nhiên, sau đó Thai Airways tăng giá thành 30 triệu Baht do giá nhiên liệu tăng. Cũng tương tự, giá mà RTAF đưa ra sẽ tăng thành 40 triệu Baht, bà Natreeya nói.
Trong số tiền trên, có 4,8 triệu Baht được dùng để trả các chi phí liên quan tới máy bay, 16,8 triệu Baht là phí nhiên liệu, 1,47 triệu Baht cho nước uống và đồ ăn, 3,06 triệu Baht cho dịch vụ mặt đất và 3,8 triệu Baht là chi phí vận hành.
Theo bà Natreeya, có khoảng 50 người khác đi máy bay cùng Thủ tướng gồm cả con gái ông. Những người này đều tự trả tiền vé và phí lưu trú. Quan chức này nói thêm, Chính phủ Thái Lan quyết định thuê máy bay để tránh làm phiền các vị khách khác trên một chuyến bay thương mại.
Thái Lan cấp thị thực một năm cho du khách muốn điều trị y tế Thái Lan dự định cấp thị thực y tế một năm dành cho công dân nước ngoài đến quốc gia Đông Nam Á này điều trị. Ảnh minh họa: Getty Images Theo đó, người bệnh là công dân nước ngoài có thể xuất cảnh, nhập cảnh Thái Lan và có thời gian lưu trú lâu nhất mỗi lần là 90 ngày liên tiếp....