Thi thiết kế máy rửa tay sát khuẩn tự động
Nhằm đẩy mạnh phong trào học tập, sáng tạo, đưa cac san phâm sáng tạo cua thanh thiếu nhi, người lao động vào hoạt động phong chông dich Covid-19, ngày 3-5, Thành Đoàn TP HCM phát động cuộc thi “Thiêt kê, chê tao may rưa tay sat khuân tư đông”.
Cuộc thi được tổ chức dành cho đối tượng là công dân tư 11 tuôi trơ lên đang sinh sông, hoc tâp, lam viêc trong nươc va ngoai nươc. Đôi tương dư thi đươc chia lam 3 bang: Bang A dành cho học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; bảng B dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện, trung cấp trên toàn quốc và bảng C dành cho mgươi lao đông tại các đơn vị, doanh nghiêp.
Máy rửa tay tự động do tập thể lao động tại Công ty CP Cấp nước Kênh Đông thiết kế
Môi đôi dư thi se thiêt kê va lăp rap 1 san phâm “May rưa tay sat khuân tư đông” đê lăp đăt tai cac trương hoc, doanh nghiệp, khu vưc công công. Thời gian dự thi từ ngày ra thông báo đến hết ngày 11-5.
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ cuối: Hữu Ân hiếu nghĩa vẹn tròn
Khi tuyên dương 'Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM' lần đầu tiên năm 2006, câu chuyện về chàng trai hiếu nghĩa Nguyễn Hữu Ân khiến nhiều người xúc động và tin rằng vẫn còn những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Nguyễn Hữu Ân trong ngày khai trương tuyến xe buýt du lịch mui trần của TP.HCM - Ảnh: Q.NG.
Video đang HOT
Các cá nhân được tuyên dương ở nhiều lĩnh vực, thời điểm khác nhau, điểm chung là các bạn luôn ý thức trách nhiệm khi nhận danh hiệu, luôn không ngừng rèn luyện bản thân, hăng say cống hiến trí tuệ, tâm huyết trong công việc, xung kích vì cộng đồng.
Chị PHAN THỊ THANH PHƯƠNG (phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM)
14 năm đi qua, chàng trai ngày đó nay đã có gia đình với cô con gái đầu lòng 6 tuổi và sẽ đón thành viên thứ tư chào đời cuối năm nay. Anh hiện là phó trưởng phòng quản lý lữ hành (Sở Du lịch TP.HCM).
Cổ tích của Ân
Nhận tin mẹ ruột phát bệnh ung thư giai đoạn cuối, Hữu Ân được thầy trụ trì cho về Vũng Tàu để tiện chăm mẹ. Là vì từ hồi 12 tuổi, nhà nghèo quá, mẹ lại hay bệnh nên cha gửi Ân vào một ngôi chùa ở Lâm Đồng, được thầy nuôi ăn học.
Nhưng mẹ cũng chỉ trụ được sáu tháng thì đi. Trước lúc mất, người mẹ ruột trối lại, kêu Ân nhận bà Nguyễn Thị Phẳng làm mẹ nuôi. Má Phẳng - cách mà Ân vẫn quen gọi người phụ nữ ấy - là người đã đỡ đần mẹ ruột Ân những ngày cuối đời tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.
Hai người đàn bà cùng cảnh đau bệnh, gặp nhau như một cái duyên, người này "tặng" người kia cậu con trai út, cho nhận làm con nuôi.
Mẹ ruột đã yên bình về với đất, Ân mới bắt đầu chuỗi ngày sống trong bệnh viện cùng má Phẳng. Hơn chục năm má Phẳng xem bệnh viện như nhà mình, quãng thời gian cuối đời lại có được cậu con trai. Người ngoài nếu chỉ thoáng gặp, nhìn cách Ân chăm má mỗi ngày, chẳng mấy ai tin ấy là hai con người chẳng thân thích ruột rà.
Lúc đó Ân đang học đại học. Thời gian đầu còn chạy ra chạy vô nhưng sau đó chuyển vào ở hẳn trong bệnh viện để tiện chăm sóc vì những cơn đau không thôi dày vò má. Tranh thủ lúc nào má ngủ được, chàng trai lôi bài ra học ngay dưới gầm giường má nằm.
"Kiểu như có sức mạnh tinh thần vậy, gần hai năm sau ngày mẹ tôi mất, sức khỏe má Phẳng khá hơn nhiều. Hồi đó tôi làm thêm tại một nhà hàng, vì má khỏe nên nhiều hôm đi làm, tôi chở má theo cho má được ra đường khuây khỏa. Má ở chơi công viên đợi tôi làm xong lại chở về bệnh viện" - Ân kể.
Cứ vậy, Ân chăm má gần trọn quãng đường đại học. Còn chừng gần tháng nhận bằng tốt nghiệp nhưng má không kịp chờ. Má Phẳng cứ yếu dần rồi đi. Đó là những ngày cuối tháng 11-2008.
Ân làm đám tang đơn sơ đúng lời căn dặn của má Phẳng khi còn sống. Má được hỏa táng, Ân đưa tro cốt về quê nhà ở Đắk Lắk, an táng bên phần mộ những người thân yêu của má.
Cái tâm thiện giữa đời
Việc làm của Ân chạm đến trái tim cô bạn lớp phó hồi đại học Nguyễn Thanh Nguyên và giờ là mẹ cô con gái 6 tuổi của Ân. Nhiều lần Ân đưa vợ và con gái, cả mẹ vợ về Đắk Lắk thăm mộ má Phẳng cùng vài người bà con của má.
Anh bảo việc mình làm là điều mà có lẽ ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng sẽ làm vậy, không có gì quá đặc biệt. Là người trong cuộc nói vậy, thấy mọi thứ với mình bình thường chứ việc làm của Ân một thời được kể như cổ tích giữa đời thường, được nhiều người khâm phục.
Hồi đó, khi tham gia chương trình Người đương thời của VTV, nhà báo Tạ Bích Loan hỏi nếu xem một ngày như chiếc bánh, Ân dành cho má Phẳng bao nhiêu phần?
Chẳng chút do dự, anh chàng trả lời: "Em dành cả chiếc bánh cho má" rồi cười. Nụ cười của Ân nhẹ tênh mà khiến nhiều người xem đến đoạn đó tự nhiên thấy sống mũi mình cay cay, mắt như nhòe đi vì thương, vì phục.
Nhưng danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" với anh là một dấu ấn đẹp. Anh bảo mình không làm cố để được tuyên dương nhưng sự vinh danh ấy đã ghi khắc để sau này anh dạy con, cũng là nhắc anh luôn sống thiện, yêu thương nhiều hơn.
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Công dân trẻ
TP.HCM từng có những đợt bình chọn gương mặt trẻ TP dịp 10, 20, 30 năm kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30-4, còn danh hiệu "Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM" đã là cuộc bình chọn thông lệ hằng năm.
14 năm với 99 gương mặt từ 35 tuổi trở xuống được trao danh hiệu này là thành quả của hành trình tìm kiếm, bao nỗ lực của hệ thống cơ sở Đoàn các cấp tại TP.HCM.
Là lứa "Công dân trẻ tiêu biểu" đầu tiên được tuyên dương, Nguyễn Hữu Ân cũng là thành viên tích cực của ban liên lạc từ những ngày đầu tiên và nay là Câu lạc bộ Công dân trẻ.
Trong vai trò chủ nhiệm câu lạc bộ, anh giữ liên lạc, kết nối các bạn thường xuyên trong nhiều hoạt động.
Câu lạc bộ đã có những chuyến công tác xã hội, đến với người dân nghèo ở nhiều vùng miền khác nhau.
Mỗi chuyến đi do chính các bạn cùng góp kinh phí, vận động thêm bên ngoài để san sẻ vất vả với những mảnh đời còn khó khăn. Mới đây, các bạn đã góp được hơn trăm phần quà, đi tìm và trao tận tay những người bán vé số bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
'Công dân trẻ' của thành phố nghĩa tình - Kỳ 1: Tiến sĩ chân đất của bà con nuôi tôm Từ sáng kiến của Thành đoàn TP.HCM, danh hiệu 'Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM' được bình chọn và tuyên dương mỗi năm. TS Trần Hữu Lộc (thứ hai từ phải qua) cùng nhà khoa học các nước dự hội thảo quốc tế về nông nghiệp - Ảnh: T.HỮU Sau 14 năm kiên trì tìm kiếm, đã có 99 điển hình trẻ trên...