Thi thể chồng chất trong nhà xác ở tâm dịch châu Âu
Tỷ lệ tiêm chủng thấp và việc thiếu niềm tin vào vaccine khiến Romania căng mình đối phó với làn sóng dịch bệnh mới.
Nhân viên chuyển thi thể nạn nhân Covid-19 tại nhà xác bệnh viện ở Bucharest, Romania (Ảnh: Reuters).
“Số người tử vong không ngừng tăng lên”, y tá Claudiu Ionita thở dài, khi đứng trước hàng dài băng ca thi thể trong nhà xác của Bệnh viện Đại học Bucharest ở Romania. Trên mỗi băng ca có một thi thể được đặt bên trong một túi màu đen.
Nhà xác này có sức chứa 15 thi thể, nhưng vào ngày phóng viên CNN tới thăm, họ đã nhận được 41 thi thể. Các thi thể chất đầy hành lang bên ngoài, trong khi tiếng than khóc vọng lại từ bên trong nhà xác. Một phụ nữ được cho phép vào trong để nhìn cha mình lần cuối.
Tính đến nay Romania ghi nhận hơn 1,7 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 55.300 ca tử vong vì Covid-19.
Video đang HOT
“Làn sóng Covid-19 lần này tồi tệ hơn nhiều so với những lần trước. Nó giống như một cuộc chiến. Chúng ta bước vào phòng điều trị, nhưng không biết khi nào sẽ bước ra”, bác sĩ Anca Streinu-Cercel tại bệnh viện lớn nhất về bệnh truyền nhiễm, Viện Quốc gia Bals, ở thủ đô Bucharest của Romania, cho biết.
Bệnh viện Đại học Bucharest là cơ sở y tế lớn nhất tại thủ đô của Romania điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện này đang phải vật lộn với làn sóng Covid-19 thứ 4, đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Romania.
“Từ khi bắt đầu công việc y tá, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ phải trải qua những chuyện như thế này. Tôi chưa bao giờ nghĩ một thảm họa như vậy có thể xảy ra”, Ionita nói.
Tất cả giường bệnh ở một số tầng trên của bệnh viện, trừ các khoa chăm sóc đặc biệt vừa được mở rộng, hiện đã kín chỗ. Một y tá đang thay ga trải giường trên một chiếc giường trống, vì người nằm trên đó hiện đã tử vong và được đưa xuống nhà xác.
Bên trong nhà xác, một nhân viên y tế đóng đinh vào một quan tài bằng gỗ, trong khi một đồng nghiệp khác xịt thuốc khử trùng lên quan tài. Đối với những người chết vì Covid-19, sẽ không có đám tang nào dành cho họ.
Romania là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất châu Âu. Chưa tới 36% dân số Romania được tiêm vaccine, dù chiến dịch tiêm chủng của nước này đã có khởi đầu thuận lợi vào tháng 12/2020.
Các nhân viên và quan chức y tế cho rằng tỷ lệ tiêm chủng thấp tại Romania do nhiều yếu tố, bao gồm sự nghi ngờ của người dân, niềm tin tôn giáo sâu sắc và một loạt thông tin sai lệch tràn lan trên mạng xã hội.
Khi bác sĩ Alexandra Munteanu đến làm việc tại một trong những trung tâm tiêm chủng ở Bucharest sau một ca trực đêm trong bệnh viện, cô nhận thấy số lượng người đi tiêm vaccine rất thấp. Munteanu nhận ra rằng mối nguy hiểm của đại dịch vẫn chưa khiến nhiều người lo sợ.
“Có rất nhiều bác sĩ, bao gồm cả tôi, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19, và chúng tôi đang cố gắng thuyết phục mọi người rằng dịch bệnh này thực sự tồn tại”, nữ bác sĩ cho biết.
Suceava, cách Bucharest một giờ bay về phía đông bắc, là nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất Romania.
“Đây là một khu vực có truyền thống tôn giáo mạnh mẽ và rất nhiều người theo đạo. Tuy nhiên có rất ít linh mục ủng hộ vaccine, và tôi biết chắc chắn có một số người chống vaccine. Chúng tôi có bằng chứng, từ bệnh viện, từ những bệnh nhân sống trong cùng cộng đồng tôn giáo, nơi mà linh mục của họ đã khuyên họ không nên tiêm chủng”, bác sĩ Alexandru Calancea, 40 tuổi, cho biết.
Các loại vaccine Covid-19 ở Romania đều đã được thử nghiệm rộng rãi để sử dụng cho trẻ em và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản nhiều người lan truyền những tin đồn vô căn cứ trên mạng xã hội và truyền thông về vaccine.
“Vaccine có nghĩa như ranh giới giữa sự sống và cái chết. Mọi người nên hiểu điều đó. Có lẽ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời, họ nên hiểu điều đó”, y tá Ionita nói.
Thái Lan đặt mua thêm 30 triệu liều vaccine của hãng Pfizer
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Nội các Thái Lan ngày 23/11 đã thông qua kế hoạch của Cục Kiểm soát Dịch bệnh mua thêm 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ), đồng thời hy vọng có vaccine thế hệ mới của Pfizer phù hợp với trẻ em.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Nội các đã tán thành kế hoạch ký "Thỏa thuận sửa đổi thứ ba về sản xuất và cung ứng" với Pfizer do Bộ Y tế đề xuất. Theo ông Thanakorn, hãng Pfizer sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ quý I đến quý III năm sau. Thỏa thuận sẽ bao gồm việc cung cấp một thế hệ vaccine mới thích hợp cho trẻ em nếu hãng hoàn thành quá trình phát triển. Với thỏa thuận sửa đổi, Thái Lan đặt hàng tổng cộng 60 triệu liều vaccine của Pfizer.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết một số nước châu Âu sẵn sàng tài trợ vaccine cho Thái Lan, nhưng không nói rõ cụ thể những nước nào. Ông Don Pramudwinai đưa ra thông báo trên sau khi một triệu liều vaccine của hãng Moderna do Mỹ tài trợ đã đến Thái Lan hôm 22/11.
Trước đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết nước này sẽ có ít nhất 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào năm tới, gồm 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca (Anh) và 30 triệu liều của Pfizer. Ngoài ra, Thái Lan cũng sẽ có vaccine của hãng Novavax (Mỹ) và các loại vaccine được sản xuất trong nước do Đại học Chulalongkorn, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) và Công ty Baiya Phytopharm phát triển.
Dự kiến, Thái Lan sẽ nhận được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà Chính phủ đặt ra vào tháng 4. Trong số này, 128,6 triệu liều là các vaccine của các hãng Sinovac, AstraZeneca và Pfizer do Chính phủ mua sắm, trong khi 27 triệu liều còn lại là do khu vực tư nhân mua sắm, gồm các vaccine của Sinopharm và Moderna. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đặt mục tiêu mới phải đạt được trước cuối năm nay là 80% dân số được tiêm ít nhất một mũi và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 23/11 ghi nhận thêm 5.126 ca mắc mới và 53 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 2.076.135 ca, trong đó có 20.489 ca tử vong.
COVID-19 tới 6h sáng 22/11: Thế giới thêm 379.000 ca mắc; Ca tử vong mới ở Nga cao nhất Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 379.000 ca mắc COVID-19 và trên 3.900 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 257,8 triệu ca, trong đó trên 5,16 triệu ca tử vong. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 12/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN Ba...