Thí sinh Hoa hậu Biển đảo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường biển tại Cô Tô
Trong hai ngày 12 – 13/10, các thí sinh tham gia Cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam năm 2022 đã có mặt tại huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) để thực hiện các hoạt động trải nghiệm bảo vệ môi trường, truyền tải thông điệp “Vì một huyện đảo không có rác thải nhựa”.
36 thí sinh tham gia dọn rác trên bãi biển Tình yêu, đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
36 thí sinh lọt vào đêm chung kết Cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam năm 2022 đã cùng cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện Cô Tô chung tay dọn vệ sinh môi trường tại khu vực bãi biển Tình yêu và mong muốn đồng hành, lan tỏa, truyền đi thông điệp “Vì một Cô Tô không rác thải nhựa”.
Các thí sinh và Ban Tổ chức đã trồng hơn 50 cây tùng tại Khuôn viên nhà thờ Bác Hồ trong quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô. Đây là hoạt động thiết thực đóng góp cho việc bảo vệ và quảng bá hình ảnh biển đảo tươi đẹp, nhiều tiềm năng của quốc gia. Hơn hết là truyền tới tất cả người dân trên cả nước thông điệp cùng chung tay vì biển đảo quê hương…
Các thi sinh Hoa hậu Biển đảo Việt Nam năm 2022 trồng cây tùng trên đảo Cô Tô. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Là thí sinh từ miền Nam, thí sinh Nguyễn Tường Vy (thành phố Cần Thơ) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên em được đến đảo Cô Tô và cảm nhận đây là vùng biển rất đẹp. Bản thân Tường Vy mong muốn chung tay, góp sức để bảo vệ biển đảo ngày càng tươi đẹp, nhiều bàn tay cùng góp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể để giữ môi trường biển, đảo luôn xanh, sạch.
Hoạt động trải nghiệm của các thí sinh tại cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam năm 2022. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Video đang HOT
Ông Đặng Quang Ngạn, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Cô Tô hy vọng, mỗi thí sinh của Cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam sẽ là sứ giả nhiệt huyết, tuyên truyền về tác hại của túi nilong, chai nhựa… khó phân hủy, gây ô nhiễm, độc hại với môi trường. Sự đồng hành của các thí sinh sẽ góp phần mạnh mẽ lan tỏa thông điệp “Vì một Cô Tô không rác thải nhựa” đến với cả nước, hướng tới việc dần thay đổi thói quen sử dụng vật dụng bằng nilong, nhựa sang vật dụng dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
36 thi sinh Hoa hậu Biển đảo Việt Nam năm 2022 có mặt tại huyện đảo Cô Tô tham gia hoạt động truyền thông “Vì một Cô Tô không rác thải nhựa”. Ảnh: TTXVN phát
Để bảo tồn hệ sinh thái biển, trong những năm qua huyện Cô Tô đã thực hiện nhiều chủ trương để bảo vệ môi trường biển, duy trì dọn vệ sinh hằng tuần với các mô hình “Ngày chủ nhật xanh”, “Hãy làm sạch biển”. Với mục tiêu hạn chế rác thải đại dương, hướng tới đảo xanh thân thiện không có rác thải nhựa, Ban Chấp hành Đảng bộ đang triển khai Đề án chuyên đề “Cô Tô không rác thải nhựa” trên toàn huyện.
Đặc biệt, từ ngày 1/9/2022, Cô Tô triển khai thí điểm việc khuyến khích du khách khi đến với Cô Tô không mang túi nilong, chai nhựa lên đảo, bước đầu có những kết quả khả quan, tích cực. Ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường được nâng cao, góp phần đưa hình ảnh Cô Tô thân thiện, cùng cả nước hạn chế rác thải ra đại đương.
Giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Cần một giải pháp đồng bộ
Là một quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, môi trường đại dương đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện đối mặt với tốc độ đáng báo động về suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn nước.
Thách thức trong quản lý chất thải rắn
Rác thải nhựa tràn ngập bờ biển Đầm Nại (thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN
Hiện tại, Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035, cùng với đó là dự báo biến đổi khí hậu và thiên tai sẽ ảnh hưởng tới 11% GDP của Việt Nam đến năm 2030. Tác động tiêu cực các hoạt động phát triển của con người đến môi trường, các hệ sinh thái trên lưu vực sông và ở vùng bờ biển ngày càng nhiều, đặc biệt khi dân số, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên ngày càng gia tăng.
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng đối với đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh nguồn tài nguyên nước, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng còn rất nhiều tài nguyên khác như khoáng sản, rừng, nguồn lợi thủy sản, du lịch... làm cơ sở cho đẩy mạnh phát triển kinh tế, du lịch, tiềm năng phát triển thủy điện... Đây chính là những động lực cho tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trở thành hình mẫu cho tương lai phát triển chuỗi đô thị miền Trung (đô thị hướng biển).
Theo bà Bùi Thị Thu Hiền, điều phối viên Chương trình Biển và Vùng bờ, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam, trong quá trình khảo sát thực địa tại lưu vực và vùng bờ trên, nghiên cứu nhận thấy công tác quản lý chất thải rắn còn kém hiệu quả. Việc dễ dàng sử dụng nhựa dùng một lần cùng với mức độ nhận thức thấp của người dân là các lý do chính dẫn đến phát thải rác nhựa ra môi trường, vùng nước và từ đó ra môi trường đại dương. Các bên tái chế không chính thức (thu gom, mua, bán đồng nát) chỉ thu gom rác thải nhựa có giá trị cao, không có tác động đáng kể đối với giảm phát thải nhựa tại nguồn.
Hiện nay, các bãi rác thải tại các khu vực trên đều không còn nhiều diện tích để chứa rác, dẫn đến nguy cơ cao phát thải rác thải rắn, đặc biệt là rác thải nhựa ra môi trường, từ đó ra các vùng nước và môi trường biển. Ngoài ra, phân bổ tài chính cho các quận, huyện để tổ chức, quản lý rác thải đúng cách còn thiếu. Khu vực nông thôn và miền núi vẫn còn vấn nạn đổ rác trái phép ra đất trống, bờ sông, bờ biển. Đồng thời, tại các khu vực này, việc sử dụng túi, bao bì nhựa dùng một lần có xu hướng tăng cao do tiện lợi, giá thành thấp, dẫn đến gia tăng rác thải nhựa dễ đi vào môi trường và các đường thủy.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam chỉ ra rằng, ở khu vục này, các dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị chưa tích hợp việc phân loại nhựa, các vật liệu tái chế. Các cơ sở thu gom cũng không thu nhận vật liệu nhựa có giá trị thị trường thấp, không có giá trị.
Hiện, lượng lớn rác thải rắn từ thượng nguồn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đang gây ảnh hưởng đến các cộng đồng ở hạ nguồn thuộc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vào mùa mưa, mùa lũ. Cùng với đó, nhận thức của người dân về rác thải đổ ra biển và ô nhiễm nhựa còn thấp; các khung quy định và chính sách nhằm hạn chế, giảm thiểu sản xuất và sử dụng nhựa (đặc biệt là nhựa dùng một lần) chưa được thực thi.
Thạc sỹ Đặng Nguyễn Thục Anh, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cho biết, những năm gần đây, thực trạng các hoạt động phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước chưa hoàn toàn phù hợp đang trở thành yếu tố làm suy giảm chức năng của lưu vực, là yếu tố có thể gây trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong tương lai. Đồng thời, việc phát triển thủy điện, mâu thuẫn trong phân bổ và sử dụng nguồn nước giữa thủy điện và các ngành liên quan chưa được giải quyết thỏa đáng. Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn về chế độ dòng chảy tự nhiên theo chiều hướng bất lợi, tăng khả năng đe dọa lũ mùa mưa, thiếu nước và xâm nhập mặn sâu hơn mùa khô. Cùng với đó, việc phần lớn lượng phù sa và bùn cát vận chuyển xuống hạ du và vùng bờ đã bị thay đổi, làm mất cân bằng động lực dòng sông, dòng hải văn ven bờ, là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng quá trình sạt lở bờ sông và xâm thực bờ biển. Ngoài ra, nạn phá rừng đầu nguồn, khai thác vàng và cát, sỏi trái phép trên sông cũng là những tác nhân gây nên sự suy thoái và cạn kiệt nguồn nước, gây biến đổi dòng chảy, xói lở bờ sông, ảnh hưởng lớn không chỉ cho nguồn nước mà còn đến hệ sinh thái tự nhiên...
Trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Đà Nẵng sẽ thành lập Ban Điều phối chung để giải quyết các vấn đề liên tỉnh, liên vùng trong quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng.
Cần giải pháp đồng bộ
Đoàn viên Thanh niên Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Huyện đoàn Giao Thủy, Báo Nam Định, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy dọn rác làm sạch bãi biển tại xã Giao Hải, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Văn Đạt/TTXVN
Để triển khai quản lý rác thải đổ ra biển từ nguồn, theo bà Ruth Mathews, Quản lý cấp cao Viện nước Quốc tế Stockholm, vai trò trước mắt của chính phủ các quốc gia là tăng cường năng lực thể chế để cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái nước ngọt và nước ngầm, xem xét các mối liên kết hệ thống từ nguồn tới biển và mối liên kết với các lĩnh vực khác.
Thời gian tới, Việt Nam cần tìm hiểu rõ hơn về các hạn chế đối với phát triển bền vững tại địa phương; tăng cường nhận thức về mối liên hệ giữa các hoạt động thượng nguồn - hạ nguồn và tác động của các hoạt động này; xây dựng năng lực của địa phương để áp dụng cách tiếp cận toàn diện đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; làm nổi bật các cơ hội, thách thức liên quan đến việc thực hiện phương pháp quản lý từ nguồn tới biển.
Đề xuất giải pháp ngăn chặn rác thải ở biển, điển hình ở Hội An (Quảng Nam), Tiến sỹ Kiều Thị Kính, Đại Học Đà Nẵng cho rằng, trước hết cần kết nối các nguồn lực từ các dự án, cơ quan quản lý, các hội - đoàn thể; thực hiện Chiến lược về giảm rác nhựa; thực hiện đánh giá độc lập, giám sát định kỳ, đánh giá tính hiệu quả trong công tác giảm rác thải nhựa. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần áp dụng mô hình ký gửi đối với du khách khi đến Hội An (du khách tham gia tour cần đóng tiền bảo lãnh để được phát một số đồ dùng cá nhân thân thiện với môi trường, sau khi kết thúc tour sẽ trả lại).
Bên cạnh đó, Tiến sỹ Kiều Thị Kính cũng đề xuất cần áp dụng các mô hình thí điểm như: thu gom rác theo khối lượng; mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất; "Ngôi nhà xanh của em" trong trường học; xây dựng giải pháp chi phí thấp... Các chuyên gia về môi trường đều nhận định chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Do đó, việc đề xuất được các giải pháp đồng bộ từ mô hình quản lý, mô hình công nghệ xử lý chất thải nhằm kiểm soát, giải quyết được bài toán xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải là vấn đề hết sức cấp thiết.
Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, đã đặt mục tiêu đến năm 2025, 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I, 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình. Do vậy, để đạt được các mục tiêu trên, thời gian tới, các chuyên gia nhấn mạnh cần có hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, công nghệ và kết cấu hạ tầng mới, đặc biệt phải có tài chính bền vững và mức thu phí chất thải hợp lý.
Gia hạn nhận ảnh dự thi 'Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển' Để tạo điều kiện cho các tác giả trên mọi miền Tổ quốc tham gia cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định gia hạn thời gian nhận tác phẩm đến ngày 15/10/2022. Theo thể lệ ban đầu, giải báo chí "Giảm ô nhiễm nhựa đại dương" 2022 và cuộc thi ảnh khu vực Asean "Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ...