“Thị sát” hạn, mặn ở ĐBSCL, Phó TTK LHQ sốt sắng hành động
Trải nghiệm điều tai nghe mắt thấy ở Bến Tre về đời sống của người dân khó khăn vì hạn, mặn nghiêm trọng, Phó Tổng thư ký dự định mang câu chuyện đề cập tại hội nghị thượng đỉnh về nhân đạo ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) cuối tháng này.
Phó Tổng thư ký LHQ Jan Eliasson nói với báo giới tại TP.HCM trước khi rời VN sau 4 ngày ở thăm, với trọng điểm khảo sát về tình hình hạn hán nghiêm trọng tại ĐBSCL.
Phó Tổng thư ký LHQ Jan Eliasson gặp gỡ báo chí trước khi kết thúc chuyến thăm làm việc tại VN
Ông Jan Eliasson vừa có trải nghiệm tại Bến Tre, 1 trong những tỉnh chịu thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn, mặn mà ông tin là những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Nhà lãnh đạo chuyên trách về vấn đề nhân đạo của LHQ kể đã chứng kiến trường hợp gia đình người nông dân ở Bến Tre bị mất trắng thu hoạch hàng ha đất lúa và hoa màu do khô hạn, thiếu nước ngọt sinh hoạt khiến đời sống khó khăn.
Ông dự định sẽ đưa câu chuyện của họ đề cập tại hội nghị thượng đỉnh về nhân đạo ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào cuối tháng này.
Phó Tổng thư ký LHQ nhắc lại khoản 48,5 triệu USD vừa qua LHQ và các đối tác kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam để ứng phó với tình hình hạn hán nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vụ cá chết: Sẵn sàng hỗ trợ nếu VN cần
Trả lời câu hỏi liên quan vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung VN, ông Jan Eliasson cho hay có trao đổi với một số quan chức VN và nhận thức đây là vấn đề nghiêm trọng.
Theo ông, cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân liệu có sự tác động nào của con người ảnh hưởng, làm cho cuộc sống của ngư dân vốn phụ thuộc vào thiên nhiên bị ảnh hưởng.
Ông cũng lưu ý các hoạt động sản xuất công nghiệp có gây ra các tác động tiêu cực tới môi trường hay không.
Phó Tổng thư ký LHQ cho hay, nếu Chính phủ VN đề nghị giúp đỡ, LHQ sẵn sàng hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng VN vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính thức của việc cá chết hàng loạt.
Linh Thư
Theo_VietNamNet
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Coi doanh nghiệp là đối tác
Phát biểu với hàng trăm doanh nghiệp có mặt tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cam kết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn là người bạn đồng hành, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia chỉ có được khi chúng ta có một lực lượng doanh nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao.
"Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực cũng như các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các yếu tố này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cả quốc gia", Bộ trưởng Dũng nói.
Chính bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% giai đoạn 5 năm tới đang đặt ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia lên một bước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, chất lượng, hiệu quả phải bắt đầu từ chính mỗi doanh nghiệp, mỗi cán bộ và cả nền hành chính. Và hành động lúc này là có giải pháp cụ thể tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
"Trong bối cảnh những lợi thế so sánh truyền thống đang mai một dần, dư địa để phát triển không còn nhiều, chúng ta cần phải tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, dựa trên đổi mới sáng tạo, nền tảng tri thức và công nghệ, trong đó khu vực doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của khu vực doanh nghiệp - phải coi đó chính là nền tảng, là động lực tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Cũng chính với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tổ chức Hội nghị hôm nay như một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiệm kỳ mới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời Bộ trưởng cũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dù là DNNN, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước đều được tiếp cận công bằng, minh bạch tới các nguồn lực về đất đai, tài nguyên và vốn của quốc gia; đảm bảo nguồn lực được phân bổ tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đặt DNNN cạnh tranh bình đẳng cùng doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Trong giai đoạn 2016-2020 Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ đã được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quan điểm "Người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm".
Trong đó, ngoài các giải pháp hỗ trợ căn bản về môi trường đầu tư kinh doanh, thông tin, thị trường, mặt bằng sản xuất, tín dụng... dự thảo Luật còn đưa ra các chương trình hỗ trợ DNNVV theo mục tiêu như: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành; hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội.
Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các doanh nghiệp sang hỗ trợ có lựa chọn theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định. Ưu tiên tập trung vào khu vực các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định luôn là người bạn đồng hành, và đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp", Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo Gia Huy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chính phủ do dân, phải lắng nghe vì dân Các bộ, ngành sẽ phải lắng nghe và xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; chấm dứt "quyền anh, quyền tôi". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp sáng 29/4 (ảnh: Lê Toàn) Ngay trong lời đầu tiên với cộng đồng doanh nghiệp tại Hội...