Thì ra Trái đất từng có loài “sát thủ trên không” to như chiếc máy bay và ăn thịt cả khủng long
Các nhà khoa học vừa khai quật được hóa thạch của một loài động vật bay khổng lồ tại Mông Cổ.
Trang Newsweek miêu tả, loài quái vật này có mỏ dài, khi đứng dưới mặt đất thì cao không kém gì hươu cao cổ, có thể phóng vút lên bầu trời chỉ trong vài giây và thường xuyên bay lượn. Đó là nhận định mà các nhà khoa học đưa ra sau khi nghiên cứu 5 mảnh đốt sống cổ hóa thạch được tìm thấy tại khu khảo cổ Nemegt Formation nằm trên sa mạc Gobi, Mông Cổ.
Những mảnh xương của con “quái vật mỏ dài” được các nhà khoa học khai quật.
Kết quả nghiên cứu đăng trên trang JVP (Tạp chí Cổ sinh Động vật có xương sống) tiết lộ, hóa thạch thuộc về loài thằn lằn bay khổng lồ (pterosaur) nay đã tuyệt chủng. Theo đó, động vật này thuộc họ Azhdarchidae, cùng họ với Quetzalcoatlus – loài dực long (thằn lằn bay) được phát hiện năm 1971.
Nhà khảo cổ học Takanobu Tsuihiji từ Đại học Tokyo – một thành viên trong nhóm nghiên cứu kể lại: “Khi nhìn thấy các mảnh hóa thạch, tôi lập tức nhận ra đó là loài thằn lằn bay, tôi khá ngạc nhiên trước kích thước khổng lồ của nó. Ngay sau đó, chúng tôi trở lại địa điểm khảo cổ để khai quật nốt những mẫu vật còn lại”.
Với sải cánh dài tới 10m tương đương với loài Quetzalcoatlus, sinh vật mới được phát hiện này có thể là một trong những loài dực long lớn nhất từng được biết tới. Song, cũng theo các chuyên gia, mọi sự kết luận chắc chắn ở thời điểm hiện tại đều là vội vàng vì đây chỉ là hóa thạch của một cá thể, kích cỡ trung bình của cả loài có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Tuy vậy, khả năng cao loài săn mồi này có một cái cổ rất to và nặng, thiếu cân đối so với toàn bộ cơ thể. Nếu cơ thể chúng lớn hơn nhiều so với dực long Quetzalcoatlus thì bay lượn quả là một điều khó khăn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Một điều thú vị ở phát hiện lần này là đây là hóa thạch thằn lằn bay đầu tiên được tìm thấy ở châu Á. Điều đó cũng đồng nghĩa, không chỉ xuất hiện ở Bắc Mỹ và châu Âu, loài bò sát bay này còn mở rộng “địa bàn hoạt động” sang tận châu Á, thay đổi những đánh giá trước đó về khu vực sinh sống của loài vật này.
Dù sống cùng thời kỳ với khủng long (tức ở kỷ Phấn Trắng, 70 triệu năm về trước), nhưng thằn lằn bay thuộc loài bò sát có cánh, chứ không phải khủng long như mọi người vẫn nhầm tưởng. Với kích thước to lớn vượt trội, loài vật này có thể ăn thịt những con khủng long con dưới mặt đất và dễ dàng thống lĩnh cả bầu trời.
Minh Hòa / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn thành phố "trôi nổi" giữa lòng đại dương khiến các nhà khoa học bối rối
Sự hiện diện của một thành phố cổ xưa và huyền bí, "trôi nổi" trên mặt biển Thái Bình Dương khiến các nhà khảo cổ học vô cùng khó hiểu.
Công nghệ tân tiến đã giúp các nhà khảo cổ học có cái nhìn tường tận về thành phố hoang tàn Nan Madol, sau một thời gian dài không thể tiếp cận do nằm ở vị trí quá hẻo lánh.
Thành phố kỳ lạ này được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Pohnpei, thuộc chủ quyền liên bang Micronesian, bao gồm 97 khối đá khổng lồ được xây dựng trên đỉnh một đầm phá.
Các đảo lớn nhỏ được ngăn cách nhau bởi những kênh nước hẹp và bao quanh là một hệ thống đê biển kiên cố. Địa thế ấy khiến người ta dễ liên tưởng tới thành phố mất tích Atlantis nổi danh.
Các nhà khoa học cho rằng thành phố này được xây dựng từ thế kỷ thứ nhất.
Thành phố nhìn từ trên cao.
Series truyền hình khoa giáo "What on Earth?" đã thảo luận về những phát hiện mới nhất. Trong chương trình, tiến sĩ khảo cổ học Patrick Hunt bày tỏ sự băn khoăn: "Tại sao lại có người xây dựng một thành phố lênh đênh trên biển? Tại sao nó lại nằm ở đây, cách biệt hoàn toàn với mọi nền văn minh ta đã biết?".
Thành phố với tên gọi có nghĩa "khoảng không ở giữa" (ý nói đến hệ thống kênh ngòi chằng chịt đan xen bao quanh thành phố này) ẩn chứa nhiều câu hỏi đến nỗi qua nhiều thập kỷ, các chuyên gia vẫn chưa thể trả lời. Nhà thám hiểm George Kourounis nói: "Có điều gì đó rất kỳ quặc đã xảy ra trên vịnh biển Pohnpei. Trong tất cả các hòn đảo được tìm thấy thì có tới 100 hòn mang dáng dấp hình học giống hệt nhau. Tại sao lại như vậy?"
Ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên những bức tường này là khoảng 250 triệu tấn.
Các đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường bazan hình lăng trụ cao từ 5,5m đến 7,6m và dày khoảng 5,2m.
Các nhà khoa học ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên những bức tường này là khoảng 250 triệu tấn. Và câu hỏi đặt ra là "Vì sao các bức tường đá bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau lại rất cao. Trong khi, mỗi khối đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn?". Câu hỏi đến nay vẫn là một ẩn số...
Bản đồ thành phố Nan Madol.
Những hình ảnh vệ tinh được công bố trong chương trình cho thấy, thành phố xa xôi nằm cách Los Angeles khoảng 4000km và 2800km so với Australia.
Theo các nhà khoa học, dù hầu như không có tài liệu nào ghi chép song đây rất có thể từng là nơi sinh sống của một tộc người từ xa xưa. Với niên đại từ khoảng thế kỷ I hoặc II sau Công nguyên, Nan Madol khả năng cao là một trong những thành phố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của quần đảo Thái Bình Dương.
Nhà khảo cổ học Karen Bellinger ngỡ ngàng: "Nhìn qua ảnh vệ tinh đã thật bất ngờ, chiêm ngưỡng thành phố dưới mặt đất lại càng tuyệt vời hơn. Có những bức tường cao tới 1,7m và dày tới 4,8m".
Minh Hòa / Theo Trí Thức Trẻ
10 phát hiện khảo cổ "xịn" tới mức đến nay vẫn khiến các nhà khoa học ngạc nhiên Bạn sẽ phải kinh ngạc bởi những phát hiện khảo cổ học này, có những phát minh tiến bộ tới mức không ai tin chúng đã tồn tại từ xa xưa. 1. Hệ thống sưởi ở trung tâm Cung điện Minoan (2700 - 1400 năm TCN). Trong khu vực lịch sử Knossos, tại Hy Lạp, các nhà khảo cổ học đã bất ngờ...