Thì ra đào tiên trong Tây Du Ký 1986 được tạo ra như thế này đây
Những trái đào tiên khổng lồ được Tôn Ngộ Không ăn ngon lành thực chất không hề có thật ở thời điểm cách đây hơn 30 năm.
Trường học biến thành vườn đào tiên
Thời điểm đầu thập niên 80 khi nền điện ảnh của Trung Quốc còn non trẻ và điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, đoàn phim Tây Du Ký của cố đạo diễn Dương Khiết cũng không phải ngoại lệ. Nhiều đại cảnh trong phim được bà tận dụng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tại hàng trăm danh thắng nổi tiếng trên khắp đất nước Trung Quốc.
Hình ảnh vườn đào tiên trong Tây Du Ký 1986.
Trong khi những cảnh quay trong nhà về thiên đình, địa ngục, vườn đào tiên, cung Quảng… đều được tái hiện hết sức sinh động, đẹp mắt nhưng lại vô cùng đơn giản, thậm chí lạc hậu nếu khán giả biết sự thật về vườn đào tiên đã được bà “phù thủy” họ Dương tài năng tạo ra như thế nào.
Được biết ê-kíp Tây Du Ký không có đủ khả năng thuê hẳn một studio chuyên nghiệp để thực hiện quay những cảnh quay trong nhà có quy mô lớn và hoành tráng như vườn đào tiên. Sau khi bàn bạc tính toán, đạo diễn Dương Khiết quyết định thuê địa điểm tại cung thể dục thể thao của trường Dục Anh (nay là Trường THCS số 25 thuộc quận Hải Định, Bắc Kinh).
Tại đây, các chuyên gia bối cảnh, đạo cụ, ánh sáng đã sắp xếp và cải tạo đơn giản toàn bộ diện tích cung thể thao của trường để có thể bố trí đạo cụ, máy móc cho việc ghi hình, bao gồm hệ thống chiếu sáng, máy ghi âm, phông nền dạng tròn, bao quanh tứ phía treo trên trần tạo cảnh bầu trời…
Vườn giả cây thật
Theo đó các chuyên gia thiết kế mỹ thuật của đoàn với người đứng đầu là Mã Vận Hồng đã cử nhân viên khảo sát một vườn đào ở ngoại ô Bắc Kinh, mua hàng chục gốc đào về cung thể thao. Sau khi tổ đạo cụ “trồng” những gốc đào thật trong cung khiến cả ê-kíp ngỡ như đang chứng kiến một vườn đào thật.
Vườn giả, cây thật, lá giả.
Video đang HOT
Đặc biệt khi kết hợp với phông nền bầu trời xanh dạng vòm trên trần nhà cùng hiệu ứng ánh sáng và mây khói, cảnh vườn đào viên càng trở nên sống động, tạo cảm giác như trốn thần tiên vô cùng kỳ ảo.
Vấn đề tiếp theo là lá đào bởi không thể sử dụng lá đào thật vì chỉ để trong studio một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng bị héo và lên hình mất hiệu ứng chân thật. Lúc này đội thiết kế mỹ thuật nhanh chóng tạo ra những chiếc lá đào giả, tạo thành từng tán, từng chùm lá gắn lên thân cây, khiến ngay cả nhân viên trong đoàn khi đứng gần cũng khó phân biệt được đâu là thật giả.
Ăn đào giả như thật
Hình ảnh trên phim về vườn đào tiên xuất hiện những cây đào sai trĩu quả, quả nào quả nấy đều to ngoại cỡ. Những quả đào tiên “hàng vạn năm tuổi mới kết trái” với kích thước khổng lồ thời kỳ đó ở Trung Quốc không thể tìm đâu ra, mặc dù hiện nay đã có loại đào lai có thể to hơn những quả đào tiên dựng trong phim.
Hình ảnh đào tiên khổng lồ trong quan niệm dân gian.
Vì vậy, đoàn phim đã phải sử dụng đạo cụ để tạo ra những quả đào tiên. Được biết những quả đào tiên được tạo ra bằng cách sử dụng tre đan thành hình tròn và được cố định bằng dây thép. Tiếp đến phủ bột giấy tạo hình trái đào và sơn màu để cho ra màu sắc giống y như một quả đào thật với kích cỡ đúng như những quả đào tiên thường thấy trong những bức họa dân gian.
Kết quả tổ chuyên gia đạo cụ đã tạo ra hàng trăm quả đào với nhiều kích cỡ khác nhau, không quả nào giống quả nào. Quá trình này mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi cả sự khéo léo, tỉ mỉ, nhờ vậy khi lên phim khán giả có cảm giác như thấy những quả đào tiên thực sự.
Tiểu xảo để ăn đào giả
Đào tiên trong Tây Du Ký.
Nhiều người thắc mắc đạo cụ tạo nên đào tiên là khung tre và bột giấy có phải quá nhẹ và không tạo dược cảm giác của một quả đào khổng lồ hay không, trong khi nếu sử dụng chất liệu sáp nến sẽ tạo ra những quả đào giống y như thật. Thực tế nếu sử dụng chất liệu sáp rất dễ bị hư hỏng và xây xát. Hơn nữa, bề mặt quá nhẵn và bóng của chất liệu sáp rất dễ phản chiếu ánh sáng từ hệ thống chiếu sáng, không có lợi cho việc ghi hình.
Trong cảnh quay ở vườn đào tiên, nhân vật Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng) hái trộm và cắn đào tiên mọng nước, tạo ra âm thanh xồn xột khi nhai. Ấy vậy nhưng những trái đào này lại làm bằng khung tre và bột giấy làm sao ăn được như trên phim.
Lục Tiểu Linh Đồng dùng tiểu xảo ăn đào giả.
Bí quyết ở chỗ các chuyên gia đạo cụ tài năng và nhanh trí đã khoét sẵn một lỗ trên những quả đào nhất định được đánh dấu sẵn, sau đó nhét quả đào thật vào bên trong.
Khi ghi hình, Lục Tiểu Linh Đồng buộc phải hướng phần quả đào thật về phía miệng và ăn một cách ngon lành, trong khi phía quả đào giả sẽ quay hướng ra phía ống kính máy quay. Lúc này khán giả cảm thấy Ngộ Không đang ăn đào tiên là thật. Những người xem tinh mắt còn thấy khi Lục Tiểu Linh Đồng cắn vào quả đào và có nước chảy ra, bám vào lông mặt, lông tay hết sức sống động và chân thực.
Theo Danviet
Sự thật bất ngờ về quả nhân sâm trong "Tây du ký 1986"
Củ đậu chính là đạo cụ giúp chuyên gia dựng cảnh tạo nên quả nhân sâm cho bộ phim lừng danh "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Trong tập 9 bộ phim Tây Du Ký mang tên Ăn trộm quả nhân sâm, chắc hẳn nhiều người hâm mộ còn nhớ như in hình ảnh quả nhân sâm mang hình của những em bé sơ sinh vô cùng đẹp mắt, từng khiến nhân vật Đường Tăng (Uông Việt đóng) lầm tưởng là những bào thai mới vài tuần tuổi nên không dám ăn.
Đường Tăng hoảng hốt khi lầm tưởng những trái nhân sâm là bào thai chỉ vài tuần tuổi.
Nhâm sâm vốn là một giống cây ăn quả không có ngoài đời thực, theo như nguyên tác Tây Du Ký của tác gia Ngô Thừa Ân có miêu tả: 3000 năm mới ra hoa, phải đợi thêm 3000 năm sau nữa mới kết quả. Muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa.
Hai huynh đệ Ngộ Không và Sa Tăng cùng thưởng thức trái nhân sâm một cách ngon lành.
Vì là giống cây không có thực, do đó nữ đạo diễn Dương Khiết đã phải lao công khổ tứ tìm cho ra bằng được "cây nhân sâm" và tạo ra những trái cây hình em bé.
Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành,đạo diễn đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi tìm địa điểm quay cảnh cây nhân sâm. Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, không được phép chặt phá, cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay.
Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.
Về những quả nhân sâm trong nguyên tác, hình thù đã được Dương Khiết đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức và tạo ra số lượng lớn quả nhân sâm như yêu cầu của nữ đạo diễn. Trương và đạo diễn Dương cùng bàn bạc và quyết định sử dụng củ đậu để của vùng Tứ Xuyên tạo hình nên những quả nhâm sâm huyền thoại.
Củ đậu là "cha đẻ" của quả nhân sâm.
Ban đầu, Trương Liệt Quân dùng dao và điêu khắc những củ đậu cho có hình những em bé trong tư thế ngồi, sau đó phủ lớp màu thực phẩm ra bên ngoài một cách khéo léo sao cho thật giống một loại trái cây nhất có thể. Và nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài ông đã tạo ra hàng trăm quả nhân sâm. Những khán giả tinh mắt nếu để ý kỹ trên màn ảnh sẽ thấy sau khi Tôn Ngộ Không cắn một miếng từ quả nhân sân và xuất hiện lớp phẩm màu trong lòng bàn tay.
Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy "cây nhân sâm", đó chính là cây ngân hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1.700 năm, chiều cao 6,3m. Cây nằm ngay trong công viên văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Bất ngờ hơn là địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
"Diễn viên" đặc biệt thủ vai cây nhân sâm năm xưa.
Sau khi quay xong các quảnh quay trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây ngân hành trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà.
Thời kháng chiến, ngày 7.12.1949, phụ thân của Dương Khiết cùng hơn 30 chiến sĩ khác đã hy sinh tại khu Thập Nhị Kiều ở Thành Đô. Sau giải phóng, chính phủ đã cho chôn cất các liệt sĩ và dựng bia liệt sĩ ngay trong công viên.
Theo Danviet
13 bức ảnh hậu trường có thể bạn chưa xem của "Tây Du Ký" "Tây Du Ký" 1986 là bộ phim đỉnh cao về mặt nghệ thuật và giải trí của nền điện ảnh Trung Quốc. Đến nay, dù đã qua hơn 30 năm nhưng những bức ảnh hậu trường được công bố ra ngoài vẫn khiến khán giả vô cùng quan tâm. Tây du ký là một tác phẩm điện ảnh đỉnh cao gắn liền với...