Thi nhau hạnh phúc
Chủ nhật yên bình, nó nằm gối đầu vào cánh tay chồng định ngủ lười, mãi chả buồn nhúc nhích. Thằng con theo thói quen, đúng giờ đã dậy, chạy sang phòng gọi bố mẹ, lay gọi mãi không được bèn thả phịch mình vào giữa hai người đánh thêm một giấc.
Giản dị vậy thôi mà có khi khiến nó vui suốt.
Một ngày thảnh thơi, yêu đời nó liền quyết định đi làm tóc. Đến quán, nó thấy mình chị chủ đang loay hoay, vừa dọn hàng vừa trông ngó hai đứa con, nhìn bận rộn quá. Nó đâm ra ái ngại, song cũng chẳng dám hỏi anh chồng đâu, sợ chạm vào nỗi buồn của người ta. Vì nó ngỡ chồng chị như bao người nó biết, cứ cuối tuần lại đi lai rai, cà kê còn lâu mới về.
Song chỉ ít phút sau thấy anh chồng mồ hôi lấm tấm đi về, tay năm tay mười đủ thứ. Từ thức ăn, rau cỏ, đến hoa quả, rồi cả hộp đựng đồ ăn sáng cho cả nhà. Thấy vợ có khách, anh tự giác giục đứa lớn rửa mặt, rồi hỏi đứa bé: “Tài của bố rửa mặt chưa?”, “Mẹ rửa cho em rồi à, ngoan quá!”.
Anh chủ động lấy bún ra cho cậu lớn ăn, còn anh cặm cụi bón cho đứa nhỏ. Cô bảo mẫu khéo cũng chỉ bằng anh là cùng.
Cậu nhóc chưa đầy hai tuổi, hoạt bát hẳn kể từ khi nhìn thấy bố về, nghe tiếng loa đang nhộn nhịp phát các bài hát thiếu nhi, cu cậu hồ hởi hát theo dù chẳng rõ tiếng. Bố thì cổ vũ say sưa: “Đúng rồi chị ong nâu nâu, nghe nhạc mà nó biết luôn đúng là anh Tài thật”.
Được ngày ở nhà, nên các “con giời” có vẻ hứng thú lắm, ăn nhanh hơn mọi khi, thấy anh vui vẻ khen vậy. Bọn trẻ ăn xong anh mới ăn, sau khi cẩn thận để phần vợ vào một bát khác.
Trong nhà cứ thế rộn ràng tiếng mấy bố con chơi đùa, chuyện trò với nhau trong lúc anh thu dọn, nấu nướng: “Ngọc ơi, đưa bố túi thịt trong tủ lạnh để còn nấu”. Thằng lớn làm bộ nhõng nhẽo, “Ứ, bố suốt ngày sai con”, “Con trai của bố ngoan mà”. “Con không làm con trai bố đâu, con làm con trai mẹ cơ”. “A, được, chiều nay bố cho con trai của bố đi siêu thị, còn con trai của mẹ thì ở nhà”, “Túi thịt ở ngăn nào hả bố?”. Nghe mà ai nấy đều phì cười.
Anh cứ luôn tay luôn chân vậy, mà hễ có khách nam đến cắt tóc một cái là anh bỏ tất đấy, lấy đồ chơi ra cho hai anh em chúng trông nhau, rồi nhanh nhẹn ra cắt tóc cho khách.
Nó cười nói nhỏ với chị vợ: “Chồng chị đảm đang thật đấy”, chị tủm tỉm, làm bộ khiêm tốn mà ánh mắt thì cứ sáng rỡ ra: “Nhà em biết nghĩ lắm, được cái thương vợ thương con”, khiến nó thấy vui lây.
Video đang HOT
Làm xong xuôi nó về nhà, đi qua gặp bác hàng xóm đang rửa xe. Bác gái thì lúi húi hái rau trong khoảnh vườn nhỏ xinh trước nhà, hai người đang liến thoáng kể nhau nghe chuyện gì đó. Nhìn tiếp sang thấy bác hàng xóm khác đang băm chặt rộn ràng trong khi thằng con cứ xoắn lấy, “xê ra để bố làm”. Chị vợ đang thư thái vừa xem ti vi vừa ngồi thêu tranh, có lúc lại nghển cổ hỏi chồng “sắp xong chưa, vào em kể cho nghe cái này”.
Còn nó, vào đến nhà thấy mấy bố con đang chơi đùa với nhau, bố làm đầu tàu xình xịch kéo hai cái toa con… Nó bỗng như lâng lâng, cảm giác yêu cái xóm nhỏ này vô cùng. Hơn chục hộ mà được cái ông chồng nào cũng chịu khó.
Theo Dân Trí
Hãi hùng mức độ an toàn của hàng không Indonesia
Vụ máy bay rơi của hãng Trigana Air trong Chủ Nhật vừa qua đã làm dấy lên những câu hỏi cũ về mức độ an toàn của các hãng hàng không Indonesia.
Đây là vụ máy bay rơi thứ ba tại Indonesia trong vòng 8 tháng qua. Vụ máy bay ATR42-300 rơi ở Papua là hình ảnh thu nhỏ cho thấy những vấn đề đang diễn ra trong ngành hàng không Indonesia.
Vẫn được hoạt động dù liên tiếp gặp tai nạn
Là một hãng hàng không cỡ nhỏ, bán các vé máy bay với giá 60 USD mỗi ghế, Trigana thường di chuyển trên các cung đường ngắn, nối liền nhiều hòn đảo tại đất nước có nhiều đảo như Indonesia. Trước vụ tai nạn hôm 17/8, đã có 19 vụ tai nạn diễn ra liên quan tới các chuyến bay của Trigana, trong lịch sử 23 năm tồn tại của hãng.
Nhưng dù có thành tích tồi tệ như vậy, hãng vẫn tiếp tục được hoạt động.
Thực tế thì không chỉ Trigana mà các hãng hàng không Indonesia đều có thành tích tồi nhất, khi so với bất kỳ hãng hàng không nào trên thế giới.
Hình ảnh chụp hiện trường, cho thấy điểm rơi chiếc ATR 42 của hãng Trigana Air
Arnold Barnett, một nhà thống kê ở Học viện công nghệ Massachusetts chuyên nghiên cứu về an toàn hàng không, cho tờ New York Times biết hồi tháng 12 năm ngoái rằng tỷ lệ tử vong do tai nạn rơi máy bay ở Indonesia trong vòng thập kỷ qua là 1/1 triệu hành khách, cao gấp 25 lần so với Mỹ.
Tiêu chuẩn an toàn của hàng không Indonesia tồi tệ tới mức vào năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm cửa toàn bộ các hãng hàng không của nước này. Kể từ đó lệnh cấm đã được nới lỏng và đã có 4 hãng hàng không gồm Garuda Indonesia, Airfast Indonesia Ekspres, Transportasi Antarbenua và Indonesia Air Asia được phép trở lại châu Âu.
Địa hình đặc biệt của Indonesia, với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ, là lý do bùng nổ hoạt động đi lại bằng máy bay ở nước này. Người dân ngày càng chuộng việc đi lại bằng máy bay, thay bằng phà. Sự bùng nổ diễn ra quá nhanh khiến cơ quan quản lý không bắt nhịp kịp.
Cùng thời điểm, sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không giá rẻ và mức thu nhập của người dân tăng lên cũng đồng nghĩa với việc nhiều người có thể dễ dàng đi máy bay hơn. Theo Ngân hàng thế giới (WB), GDP Indonesia đã tăng 6% hoặc hơn trong vòng 3 năm qua.
Mỗi năm mất ít nhất một máy bay
Giám đốc điều hành Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (ICAO) Tony Tyler nói rằng tới năm 2030, Indonesia sẽ là thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Khi ấy, sẽ có khoảng 270 triệu hành khách đến, bay đi khỏi Indonesia hoặc di chuyển trong nội địa. Con số này gấp 3 lần kích cỡ thị trường hiện nay.
Tuy nhiên số vụ tai nạn và sự cố cũng tăng nhanh tương tự. Tyler nói rằng an toàn là mối quan ngại lớn nhất trong hoạt động phát triển hàng không Indonesia.
Ông cho biết từ năm 2010 tới nay, mỗi năm Indonesia đều mất ít nhất một chiếc máy bay. Trong Chương trình kiểm tra giám sát an toàn (USOAP) của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), nước này cũng đứng dưới ngưỡng trung bình của thế giới.
Thân nhân các hành khách đau khổ và mệt mỏi chờ tin về chiếc máy bay.
Cơ quan hàng không liên bang Mỹ mới hạ Indonesia xuống Cấp 2 trong chương trình Đánh giá an toàn hàng không. Cấp 2 có nghĩa một đất nước thiếu quy định quản lý cần thiết để giám sát các hãng hàng không, khiến họ phải tuân thủ với tiêu chuẩn an toàn tối thiểu của thế giới.
Hoặc cấp độ này cũng có nghĩa cơ quan quản lý hàng không thiếu hiệu quả trong một số khu vực như trình độ kỹ thuật, nhân sự đã qua huấn luyện hoặc quy trình kiểm tra an toàn.
Các chuyên gia chỉ rằng việc một hãng hàng không có 18 lần gặp tai nạn máy bayvà sự cố mà vẫn tiếp tục được bay cho thấy rõ ràng công tác quản lý yếu kém ở Indonesia.
Cơ hội thay đổi tình hình
Dưới áp lực quốc tế đòi phải cải tổ, Indonesia đã có vài bước sửa sai. Sau vụ rơi một chiếc máy bay quân sự làm 130 người thiệt mạng hồi tháng 6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng chính quyền sẽ đưa việc kiểm tra ngành hàng không vào danh sách công việc cần ưu tiên xử lý.
Đầu tháng này, nhà chức trách Indonesia cũng hợp tác với chính quyền liên bang Mỹ để thiết lập Nhóm làm việc hàng không, với mục tiêu cải thiện hoạt động vận tải hàng không ở nước này.
"Đó là những dấu hiệu của sự tiến bộ và thay đổi"- Andrew Herdman, lãnh đạo Hiệp hội các hãng hàng không châu Á Thái Bình dương cho biết, nói thêm rằng chính quyền nên đẩy nhanh tốc độ thay đổi.
Ông chỉ ra rằng Indonesia cần đầu tư tốt hơn vào cơ sở hạ tầng, do có nhiều sân bay ở đây thuộc loại nhỏ, thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, bởi phải hoạt động vượt công suất thiết kế. Ngoài ra, một số sân bay ở các khu vực hẻo lánh, địa hình khó cần được tăng cường khả năng hỗ trợ dẫn đường cho máy bay, bên cạnh những chức năng khác.
Trong khi sự đầu tư để thay đổi có thể tốn kém và khó khăn, đây không phải là điều bất khả thi với các hãng hàng không. Một điểm sáng đáng chú ý là Garuda Airlines.
Năm 2005, Emirsyah Satar đã ngồi ghế giám đốc điều hành Garuda, khi ấy đang đầy nợ và có thành tích an toàn tồi tệ. Ông thay đổi bằng cách thay thế máy bay và lập các lộ trình bay mới.
Năm 2011, công ty lên Sàn giao dịch chứng khoán Jakarta. Năm nay nó xếp thứ 8/100 hãng hàng không số 1 thế giới, theo đánh giá của công ty xếp hạng Skytrax. Đó là sự thay đổi chóng mặt mà mọi hãng hàng không ở Indonesia đều nên học theo.
Theo_Kiến Thức
Thi nhau đặt tên con là Không lực Một Hai em bé mới chào đời tại Kenya đã được đặt tên là Không lực Một, nhân chuyến về thăm quê nhà của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tại làng Kogelo, quê hương của đương kim Tổng thống Mỹ, những đứa trẻ mang tên Barack Obama không hề hiếm. Tuy nhiên, sau khi ông tới làng này tối 24/7, hai bà mẹ tại...