Thí nghiệm không nặn mụn trong 7 ngày và kết quả đáng ngạc nhiên
Một biên tập viên làm đẹp đã thử từ bỏ thói quen nặn mụn trong một tuần và kết quả nhận được quả thực rất ấn tượng.
Nặn mụn là một thói quen khó bỏ của nhiều người và trên thực tế, thói quen này mang đến nhiều hại hơn là lợi cho làn da. Trong khi những người có thói quen này luôn nghĩ rằng đây là một việc tốt giúp đẩy nhanh nhân mụn ra khỏi da từ đó khiến nốt mụn nhanh lành hơn thì sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Việc nặn mụn, trong nhiều trường hợp thường không khác nào việc “chọc tức” nốt mụn bởi khi bạn tác động một lực đủ mạnh vào nốt mụn, phần bên trong mụn ở phía dưới da bị kích ứng sẽ vỡ ra, gây sưng tấy và lây lan mụn ra vùng da xung quanh. Thêm vào đó, mỗi khi nặn mụn là bạn đang góp phần tạo nên những vết sẹo thâm có thể sẽ mất đến hàng tháng mới biến mất.
Samantha Escobar, biên tập viên chuyên mục làm đẹp của trang web GoodHousekeeping cũng sở hữu thói quen này. Theo lời Samantha, mỗi khi nhìn vào gương và trông thấy một nốt mụn nào đó, cô luôn có một thôi thúc không thể cưỡng lại đó là phải nặn bằng được nốt mụn đó. Luôn ý thức được rằng đây là một thói quen xấu gây hại cho làn da, vừa qua, cô đã thử không nặn mụn trong một tuần và kết quả thật bất ngờ. Thí nghiệm trong 7 ngày của Samantha Escobar sẽ cho bạn thấy được làn da sẽ thay đổi tích cực như thế nào khi không bị “chọc tức”.
Sau đây là tường thuật của Samantha Escobar về tình trạng da của mình trong 7 ngày “nói không với việc nặn mụn”.
Ngày 1: Như bạn thấy, tôi có một vài nốt mụn và đốm đỏ trên da. Sở dĩ có những đốm đỏ đó là do tôi đã nặn mụn vào buổi tối hôm qua. Ban đầu tôi chỉ nặn một nốt mụn nhỏ nhưng sau đó tôi tiếp tục nặn nốt mụn kế bên và kết quả là tôi đã dành tới 15 phút để nặn mụn. Thật kinh khủng.
Ngày 1
Ngày 2: Ngày thứ hai không đến nỗi khó khăn lắm. Những gì tôi phải làm là liên tục nhìn vào làn da ửng đỏ vì nặn mụn của mình hôm trước để ngăn mình “tí toáy” tiếp.
Ngày 3: Việc cố gắng không nặn mụn quả là khó khăn, nhất là khi tôi nhận ra mình vẫn còn một nốt mụn to. Nó cứ ở lì trên má tôi, trêu ngươi tôi trong bộ dạng thật khủng khiếp ngay cả khi tôi đã đánh kem nền. (Ghi chú: Tôi biết rằng mụn trên da tôi sẽ khỏi nhanh hơn khi tôi ngừng trang điểm, nhưng vì đây là thí nghiệm liên quan đến việc nặn mụn nên tôi thấy rằng tốt hơn hết là giữ nguyên mọi quy trình hằng ngày của mình).
Video đang HOT
Ngày 3
Ngày 4: Cảm ơn Chúa, da tôi bắt đầu trông khá hơn. Mặc dù vẫn có một vài đốm mụn nhưng đáng ngạc nhiên là chúng cũng không đến nỗi nào khi không được tôi “giúp đỡ”.
Ngày 5: Da tôi trông đẹp hơn hẳn. Tôi chỉ dùng một chút tinted moisturizer thay vì kem nền. Rõ ràng là thí nghiệm này đã có ích, mặc dù trước đó tôi không chắc chắn lắm. Tôi đã rất lo sợ và tin một cách vô lý rằng nếu tôi không nặn mụn, da tôi sẽ càng có nhiều mụn hơn trong khi trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Ngày 6: Da tôi vẫn còn một vài nốt mụn nhưng tất cả đã mờ hơn rất nhiều so với ngày thứ nhất.
Ngày 7: Vậy là đã xong! Da tôi đương nhiên là không hoàn hảo nhưng như bạn thấy, nó không còn sưng đỏ nữa. Những đốm đỏ đã nhạt màu hơn, những đốm mụn bớt sưng hơn. Tô nghĩ rằng tôi sẽ thường xuyên nhìn vào những bức ảnh này để nhắc nhở mình không đưa tay lên mặt, bất kể là việc đó có “cám dỗ” như thế nào.
Sự thay đổi đáng ngạc nhiên trên da Samantha Escobar sau thí nghiệm 7 ngày không nặn mụn:
Da của Samantha Escobar mịn màng, đều màu và trông khỏe mạnh hơn hẳn sau 7 ngày.
Theo tapchilamdep
Những thói quen xấu có hại cho làn da
Bạn đầu tư tiền bạc và công sức rất nhiều cho quá trình dưỡng da. Mỗi ngày bạn đều rửa mặt, bôi kem dưỡng và uống nước đầy đủ. Thế nhưng da vẫn không đẹp và gặp nhiều vấn đề như mụn, mẩn đỏ, lỗ chân lông to... Có một số thói quen tưởng chừng rất tốt nhưng nếu bạn không làm đúng cách, chúng sẽ trở thành tác nhân gây hại cho làn da.
1. Để nguyên lớp trang điểm khi tập thể thao
Đây là một vấn đề khá nhiều người mắc phải. Cuộc sống bận rộn khiến bạn thậm chí chẳng có thời gian về nhà, sau khi đi làm là phóng ngay đến phòng tập gym. Nhiều cô gái không để ý đến chuyện tẩy trang và để nguyên lớp son phấn khi vào phòng tập với quan điểm "về nhà tẩy trang một thể".
Trong quá trình tập luyện, bạn có thể ra rất nhiều mồ hôi. Lượng mồ hôi này sẽ thách thức cả những sản phẩm trang điểm với nhãn "không trôi". Chúng sẽ hòa quyện cùng son phấn, làm gương mặt bạn nhòe nhoẹt và về lâu dài gây tắc lỗ chân lông đặc biệt là vùng trán, mũi và cằm. "Khi tập luyện, lỗ chân lông của bạn phải mở ra để giải phóng nhiệt, mồ hôi, chúng kết hợp với mỹ phẩm và bụi bẩn dễ dàng gây nên mụn", tiến sĩ David Bank, một bác sĩ da liễu ở New York cho biết. Hãy đem theo dung dịch tẩy trang trong túi, tẩy sạch son phấn rồi mới vào phòng tập để lỗ chân lông của bạn được thở.
2. Cạy vảy của vết thương
Nhiều người thường có xu hướng "ngứa tay" cạy, khều khi có vết thương đang đóng vảy trên da. Họ nghĩ rằng lấy đi lớp vảy đen đủi, xấu xí đó sẽ để lộ làn da đẹp bên dưới. Nhưng đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Cơ thể chúng ta tự làm liền miệng vết thương, đóng vảy và rụng vảy đều theo một cơ chế tự nhiên. Vảy chưa rụng tức là làn da non bên dưới còn rất yếu, chưa sẵn sàng tiếp xúc với bên ngoài.
Khi cạy vảy, da non sẽ bị tổn thương và để lại vết sẹo lâu dài. Khi vết thương lên da non, có thể bạn sẽ bị ngứa, nhưng nên cố gắng chịu hoặc thoa một ít kem dưỡng xung quanh để làm dịu da. Tuyệt đối không đụng tay vào vùng da đó.
3. Quên chăm sóc phần da cổ và ngực
Da cổ và ngực là những vùng tiết lộ tuổi tác của phụ nữ. Tuy nhiên khá nhiều cô gái chăm sóc da mặt rất cẩn thận nhưng lại quên vùng cổ, thoa kem dưỡng thể tay, chân nhưng lại quên vùng ngực. Do đặc trưng của khí hậu châu Á, áo thun cổ tròn rất được ưa chuộng, nhất vào những ngày nắng nóng. Vì thế khi thoa kem chống nắng đừng quên phần da vùng cổ và ngực của bạn. Ngoài ra khi thoa kem dưỡng da hằng ngày, hãy thoa và massage cả vùng cổ và ngực để ngăn ngừa tình trạng nếp nhăn và lão hóa sớm ở những vùng da này.
4. Nặn mụn
Bạn nên nhớ một điều rằng: Trị mụn dễ dàng và tốn ít công sức, thời gian hơn rất nhiều so với trị thâm. Và nặn mụn là con đường dẫn đến việc hình thành vết thâm ngắn nhất. Tương tự với thói quen "cạy vảy" đã đề cập ở trên, việc nặn mụn đa phần là do "ngứa tay", không chịu nổi khi nhìn thấy nốt mụn xấu xí cứ "ngự trị" ở đó. Nặn mụn bằng tay không những làm hở lớp biểu bì da mà còn đưa vi khuẩn vào nốt mụn. Điều này chẳng khác gì "mở cửa mời giặc vào nhà" phải không?
Vậy chúng ta phải làm gì với những nốt mụn? Hãy chờ đợi đến khi mụn "chín" (dấu hiệu nhận biết là phần nhân mụn trồi lên bề mặt da), lấy một miếng bông y tế sạch, tiệt trùng, lau vết mụn với một lực vừa phải, mụn sẽ dễ dàng vỡ ra và lấy đi phần nhân. Sau đó, rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn và để vết thương khô tự nhiên, tuyệt đối không chạm tay vào. Nếu muốn lấy nhân mụn sớm hơn, bạn nên đến bác sỹ da liễu, họ có những dụng cụ và phương pháp chuyên dụng.
5. Tẩy tế bào chết quá mạnh, quá nhiều
Tẩy tế bào chết là một bước khá quan trọng trong quy trình chăm sóc da, giúp lấy đi phần da chết và bụi bẩn tích tụ, làm da thông thoáng, dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Nhưng nếu tẩy quá mạnh và quá thường xuyên, bạn sẽ vô tình làm da xấu đi nhiều. Tùy vào từng loại da mà có các phương pháp tẩy tế bào chết khác nhau như tẩy bằng axit nhẹ hoặc hạt mịn. Tần suất phù hợp cho tẩy tế bào chết là 1 lần 1 tuần cho da nhạy cảm và 2 lần 1 tuần cho da bình thường. Nếu tẩy quá thường xuyên, ngoài việc da dễ bắt nắng, bạn còn vô tình "tẩy" luôn cả phần da non mới.
Theo phunuvagiadinh
Không nên nặn mụn ở những vùng "tử thần" nào Theo BS.CKII Nguyễn Đức Long, nặn mụn, dù ở vị trí nào, là con đường rất nhanh để nhiễm trùng huyết, đặc biệt, các vị trí mụn trên mặt sẽ dễ xảy ra sốc nhiễm trùng huyết, gây tử vong. Tuyệt đối không nên nặn mụn ở một số vùng "tử thần". Cộng đồng mạng đang xôn xao vụ việc một nam thanh...