Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong
Thì ra nhựa đường lại là một “chất lỏng”?
Hiện tại, đại học Queensland (Úc) đang giữ kỉ lục cho thí nghiệm hoạt động lâu dài nhất, được bắt đầu bởi giáo sư Thomas Parnell vào năm 1927 – nhằm chứng minh độ đặc (viscosity) của nhựa đường – chất lỏng đặc nhất được biết đến.
Thì ra nhựa đường lại là một “chất lỏng” ?
Ở nhiệt độ bình thường, nhựa đường có vẻ chắc chắn – thậm chí là giòn – và có thể bị phá vỡ bởi một chiếc búa. Thực ra, chính ở nhiệt độ đó hóa chất này lại là một “chất lỏng” – với độ đặc gấp nước 100 tỉ lần.
Đây cũng là lý do tại sao chỉ cần mặt đường hơi nóng là đã có thể bị biến dạng
Giáo sư Parnell đã đun nóng một ít nhựa đường và đổ vào trong một chiếc phễu thủy tinh trong môi trường chân không và để nguội. Sau ba năm, phần miệng dưới của chiếc phễu được cắt và nó bắt đầu chảy xuống.
Thomas Parnell và thí nghiệm của mình.
Thông thường, để một giọt chảy xuống mất từ 7 tới 9 năm. Thậm chí giọt thứ 8 chảy xuống trong vòng 12 năm liền – có lẽ là vì lượng nhựa đường ít ỏi còn lại không gây đủ sức nặng để chảy xuống, hoặc vào năm 1980, phòng thí nghiệm này được lắp điều hòa và nhiệt độ đã làm nó khó chảy hơn.
Từ khi bắt đầu thí nghiệm vào năm 1930 tới giờ, chưa có ai tận mắt thấy một giọt rơi xuống cả. Giọt thứ 9 còn nối liền giọt thứ 8.
Khi giọt nhựa đường thứ chín chuẩn bị rơi, nó nổi tiếng tới nỗi thu hút hơn 30,000 người từ 158 quốc gia đăng kí để xem video livestream khoảnh khắc mà nó rơi xuống – ngày 12 tháng 4 năm 2014.
Một hình ảnh từ video livestream giọt nhựa đường thứ 9.
Dựa vào 6 giọt đầu tiên, độ đặc của nhựa đường được đánh giá là vào khoảng 250 tỉ lần nước. Nhưng vì lý do nào đó, từ giọt thứ mười chỉ còn mỗi 30 tỉ lần. Các nhà khoa học đã kết luận rằng do những chiếc đèn huỳnh quang ở xung quanh đã làm nóng nó và khiến nó chảy dễ dàng hơn.
Vào năm 2005, giáo Sư Thomas Parnell đã được truy tặng giải IG Nobel trong Vật Lý.
Theo Trí thức trẻ
Dọn kho của bà nội, phát hiện kho báu cực dị
Củ cải muối là đặc sản Trung Quốc, nổi tiếng với vị ngọt, dai, giòn, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt thời gian muối càng dài, giá trị càng lớn. Củ cải muối đạt 20 năm được xem như kho báu, 1 cân có giá khoảng 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng).
Mới đây, một cư dân mạng Trung Quốc chia sẻ câu chuyện tìm thấy kho báu kỳ lạ của bà nội trên mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.
Theo thông tin đăng tải, gia đình anh vốn làm nghề nông nhiều thế hệ, duy trì đến hết đời ông bà anh mới dứt. Sau, công nghiệp phát triển, dịch vụ cũng nhiều hơn, con cháu phấn đấu học hành, thành gia lập nghiệp đều ở trên thành phố, ít về quê.
Cách đây không lâu, bà nội anh qua đời. Trong lúc dọn dẹp lại nhà kho của bà, gia đình anh phát hiện, bên trong nhà kho chất đầy chum, vại, tất cả đều nặng và được bịt kín. Số lượng lên đến vài trăm, thậm chí cả ngàn chum như thế.
Tò mò không biết bên trong có gì, anh quyết định mở một chum ra xem. Hóa ra, bên trong tất cả đều là củ cải muối bà nội ướp sẵn cho mọi người trong gia đình ăn. Những hũ củ cải muối này đều đã có niên đại từ 20 - 25 năm, cực kỳ quý giá.
"Mở chum ra, mùi củ cải muối đặc trưng xông vào mũi, thực sự vô cùng cuốn hút. Kỹ thuật ướp củ cải, muối củ cải của bà ngoại thực sự rất tốt, khiến đời sau bội phục", người này nói.
Được biết, củ cải muối là đặc sản Trung Quốc, nổi tiếng với vị ngọt, dai, giòn, giàu dinh dưỡng. Đặc biệt thời gian muối càng dài, giá trị càng lớn. Củ cải muối đạt 20 năm, 1 cân có giá khoảng 20.000 tệ (khoảng 70 triệu đồng).
Chính vì vậy, sau khi chàng trai chia sẻ câu chuyện về kho báu của bà nội, đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Đa số mọi người đều cho rằng, chàng trai và gia đình vô cùng may mắn, chỉ dọn nhà kho cho bà nội mà cũng có thể phát tài.
Theo kienthuc.net.vn
Trung Quốc tổng hợp được loại tinh thể mới, tạo ra tia laser mạnh gấp 13 lần công nghệ cũ Cũng chẳng lạ khi mà Trung Quốc dẫn dầu trong ngành nghiên cứu tinh thể, dùng trong công nghệ laser. Các nhà khoa học tại miền Đông Nam Trung Quốc tuyên bố họ vừa chế tạo được một loại tinh thể mới, có tiềm năng cải thiện hiệu năng của tia laser của cả thiết bị quân sự lẫn các thiết bị gia...