Thí nghiệm cá voi tàn nhẫn ở Na Uy bị phản đối mạnh mẽ
Kế hoạch bắt và thử nghiệm âm thanh kéo dài 6 giờ trên cá voi minke tại Na Uy đã bị trên 50 nhà khoa học và chuyên gia về động vật hoang dã phản đối.
Hình ảnh chụp từ trên không cho thấy những tấm lưới rộng lùa cá voi di cư đã được giăng ra ở miền bắc Na Uy. Ảnh: WDC
Trang The Guardian (Anh) đưa tin theo kế hoạch đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy (NFSA) phê duyệt, hàng chục con cá voi minke vị thành niên sẽ bị vây bắt tại eo biển ngoài khơi đảo Vestvgy, thuộc khu vực Lofoten, phía bắc biển Barents của Na Uy. Hàng năm, loài động vật này thường bơi qua đây để đi kiếm ăn.
Sau khi bị bắt, cá voi sẽ bị kẹp vào giữa 2 chiếc bè trong vòng tối đa 6 tiếng. Dưới da của chúng sẽ được gắn điện cực nhằm nghiên cứu cách bộ não phản ứng với các tần số tiếng ồn dưới biển. Kết thúc thí nghiệm, chúng sẽ được gắn thẻ vệ tinh và thả trở lại biển.
Các thí nghiệm dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15/5 đến ngày 22/6 nhưng đã bị trì hoãn do thời tiết xấu. Thí nghiệm lần 2 sẽ được tiến hành vào năm sau.
Các hình ảnh chụp từ trên không cho thấy những tấm lưới rộng hàng km được đặt sẵn để đàn cá voi bơi vào trong một khu vực bao vây. Sau đó, những con cá voi này sẽ được chuyển sang khu vực nuôi cá hồi để bắt đầu thí nghiệm.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Na Uy mong muốn thí nghiệm sẽ đo khả năng chịu đựng mức độ tiếng ồn của cá voi, từ đó tăng cường hiểu biết về cách loài vật này bị ảnh hưởng bởi sóng siêu âm hải quân và tiếng ồn từ hoạt động thăm dò dầu khí.
Tuy nhiên, trên 50 nhà khoa học, bác sĩ thú y và các nhóm động vật hoang dã trên toàn cầu, đã phản đối và lên án kế hoạch này. Họ cho biết thí nghiệm có thể gây thương tích, căng thẳng và thậm chí tử vong cho cá voi và kêu gọi từ bỏ các thí nghiệm. Một bản kiến nghị yêu cầu ngừng thực hiện kế hoạch tàn nhẫn cũng đã thu hút được hơn 59.000 chữ ký.
Trong một lá thư gửi cho Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn cá voi và cá heo (WDC) kêu gọi hủy bỏ các thử nghiệm vì hoàn toàn không thể chấp nhận từ góc độ bảo tồn, khoa học và phúc lợi động vật.
Các bên ký kết bao gồm các học giả từ Na Uy, Canada, Peru, Australia và Anh và các tổ chức ở Scotland.
Cá voi minke thường bơi vào khu vực phía bắc biển Barents của Na Uy để kiếm ăn. Ảnh: Mongabay
Các nhà khoa học cũng cho biết nghiên cứu diễn ra trong bối c ảnh phi tự nhiên, gây lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn đối với sự an toàn của động vật và cả những người tham gia.
Tiến sĩ Siri Martinsen, bác sĩ thú y của Noah, tổ chức phi chính phủ lớn nhất của Na Uy về động vật, cho biết dự án nghiên cứu này “rất đáng báo động”. Ông nói: “Khả năng cao là những con cá voi sẽ hoảng sợ khi chúng bị mắc kẹt. Chúng có thể vùng vẫy cố gắng thoát khỏi khu vực bao vây, dẫn đến việc bị thương nghiêm trọng”.
Giám đốc chương trình biển của Viện Phúc lợi Động vật, Susan Millward cho biết nếu cá voi phản ứng dữ dội, nó có thể gây nguy hiểm cho các nhà nghiên cứu. Bà nói: “Vì phản ứng của cá voi có thể không đoán trước được, chúng tôi cho rằng những nhà nghiên cứu này, đặc biệt là những người ở dưới nước, sẽ có nguy cơ bị thương nghiêm trọng”.
Ngoài ra, có thể thuốc an thần khẩn cấp sẽ được sử dụng trong trường hợp cá voi phản ứng thái quá. Tuy nhiên, Giám đốc chính sách tại WDC Vanessa Williams-Gray khẳng định còn quá ít dữ liệu cho thấy mức độ an toàn của thuốc đối với cá voi và cá heo.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh nguy cơ cá voi có thể chết do căng thẳng hoặc gắng sức trong quá trình bắt và thí nghiệm.
Tăng cường cách tiếp cận đối với hòa bình, an ninh ở Sahel qua lăng kính giới
10 nước thành viên HĐBA LHQ cùng một số tổ chức, cơ quan đã đồng tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria về chủ đề "Tăng cường cách tiếp cận đối với hòa bình, an ninh ở Sahel qua lăng kính giới".
Quang cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ngày 27/5/2021. Ảnh: Hữu Thanh/PV TTXVN tại New York, Hoa Kỳ
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 2/6, 10 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) gồm Niger, Na Uy, Pháp, Tunisia, Ireland, Anh, Mỹ, Kenya, Saint Vincent & Grenadines, và Việt Nam cùng Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu, Cơ quan về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ của LHQ (UN Women) và Cơ quan Chiến lược Tổng thể cho Sahel của LHQ (UNISS) đã đồng tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria về chủ đề "Tăng cường cách tiếp cận đối với hòa bình, an ninh ở Sahel qua lăng kính giới".
Đại diện của 39 nước thành viên LHQ, trong đó có đủ 15 nước thành viên HĐBA, đã tham dự và chứng kiến sự kiện một số nước công bố thành lập Nhóm bạn bè của phụ nữ ở Sahel.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thư ký LHQ, bà Amina J.Mohammed cho biết khu vực Sahel đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là bất bình đằng giới, tỷ lệ tảo hôn cao, bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, bạo lực cực đoan, biến đổi khí hậu và nghèo đói. Trong bối cảnh này, LHQ đã có nhiều hoạt động và nguồn lực hỗ trợ khu vực thông qua UNISS. LHQ cũng đang phối hợp với các tổ chức khu vực thúc đẩy triển khai các sáng kiến về bảo vệ và thúc đẩy vai trò của phụ nữ. Bà nhấn mạnh phụ nữ cần giữ vị trí trung tâm trong quá trình hoạch định chính sách, hoan nghênh việc thành lập Nhóm bạn bè của phụ nữ ở Sahel và mong muốn Nhóm sẽ có các đóng góp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực.
Các nước tham gia cuộc họp đã nhất trí cho rằng việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần xoá bỏ các rào cản đối với phụ nữ trong mọi lĩnh vực cũng như nghiêm túc thực hiện đầy đủ và toàn diện chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS) ở cả cấp quốc gia và khu vực Sahel. Về phương hướng sắp tới, các nước cho rằng cộng đồng quốc tế cần tập trung hỗ trợ tiếp cận giáo dục, nâng cao năng lực, thúc đẩy bình đẳng giới, tăng quyền năng và hỗ trợ phát triển cho phụ nữ trong các tất cả các giai đoạn của tiến trình ở Sahel vì hoà bình và phát triển bền vững ở khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý đã ghi nhận những tiến bộ về sự tham gia và đại diện của phụ nữ trong các tiến trình chính trị và hòa bình ở Sahel. Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và có ý nghĩa của phụ nữ, Đại sứ nhấn mạnh cần xóa bỏ rào cản, thay đổi nhận thức mạnh mẽ, có các biện pháp táo bạo hơn và tăng cường trao quyền cho phụ nữ để bảo đảm phụ nữ được tham gia đầy đủ với tư cách là đối tác bình đẳng từ những giai đoạn sớm nhất của mỗi tiến trình hòa bình và chính trị.
Liên quan việc thành lập Nhóm những người bạn của Phụ nữ ở Sahel, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng cộng đồng quốc tế cần phối hợp hành động để phát triển và đa dạng hóa các nguồn tài trợ nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các sáng kiến bình đẳng giới cũng như các dự án quan trọng của Sahel. Để đo lường việc thực hiện và hiệu quả của phương pháp tiếp cận theo giới, Đại sứ cho rằng cần tăng cường sử dụng bộ chỉ số toàn cầu do HĐBA ban hành năm 2009 để theo dõi việc thực hiện chương trình nghị sự Phụ nữ, hòa bình và an ninh (WPS).
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nhắc lại cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm sự tham gia đầy đủ, bình đẳng và có ý nghĩa của phụ nữ vào các quá trình liên quan.
Họp theo thể thức Arria là một hình thức họp không chính thức của HĐBA LHQ nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham dự của các nước thành viên HĐBA cũng như các nước thành viên LHQ ngoài HĐBA và các tổ chức quốc tế.
Thế giới có trên 114,7 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h00 ngày 1/3, trên toàn thế giới có 114.770.663 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.544.694 ca tử vong. 90.317.664 bệnh nhân đã phục hồi. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là quốc gia chịu...