Thi hành án xen vào việc vay vốn hợp pháp của công dân?
Được giải tỏa kê biên nhà, vợ chồng ông Long làm giấy chủ quyền mang đến ngân hàng vay vốn thì bị thi hành án ra văn bản yêu cầu nhà băng hạn chế cho vay bằng tài sản thế chấp.
Ngày 13.11, ông Phạm Thanh Long (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Song (cùng ngụ khóm 2, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đã đến các cơ quan báo chí tại TP.Cần Thơ gửi đơn kêu cứu vì vợ chồng này cho rằng tiếp tục bị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Năm Căn gây khó khăn. Cụ thể là đơn vị này ra văn bản số 25, gửi 4 ngân hàng có chi nhánh tại Năm Căn với yêu cầu hạn chế cho vợ chồng ông Long dùng tài sản thế chấp để vay vốn.
“Nhà tôi có giấy tờ hợp pháp, đã được giải tỏa kê biên, không tranh chấp với ai. Ngân hàng thẩm định giá trị gần 1,1 tỷ đồng, tôi làm thủ tục vay 800 triệu đồng. Hồ sơ bay vốn đã xong thì Chi cục Thi hành án dân sự Năm Căn gửi công văn số 25 cho các ngân hàng khiến việc vay vốn của tôi bị đình trệ”, ông Long bức xúc nói.
Như báo điện tử PV đã thông tin, bà Song nguyên là bị đơn trong vụ án Tranh chấp nợ hụi với nguyên đơn Nguyễn Ánh Minh ở khóm 3, thị trấn Năm Căn. Hơn 5 năm trước, ngày 12.2.2009, lúc con gái của bà bị bệnh hiểm nghèo, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thì TAND huyện Năm Căn triệu tập bà đến tòa để hòa giải nợ hụi và tiền mượn với bà Minh. Cuộc hòa giải không có mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Long vì người chồng đang nuôi con bệnh.
Một tuần sau đó, ngày 20.9.2009, TAND huyện Năm Căn ra quyết định số 59 công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong đó có nội dung: “Vợ chồng ông Long và bà Song đồng ý thanh toán cho bà Minh số tiền hụi là 94,5 triệu đồng và tiền mượn là 6 triệu đồng, tổng cộng 100,5 triệu đồng”.
Quyết định ghi rõ bị đơn là Phạm Thị Song trong khi bà Song họ Nguyễn.
Video đang HOT
Theo quy định, khi biên bản hòa giải thành bà Song phải được nhận ngay để xem và đối chiếu nhưng mãi đến ngày 5.10.2009, tức sau phiên hòa giải và ngày ra quyết định công nhận hòa giải thành đến 8 tháng, thư ký Trần Hoàng Tuấn mới giao biên bản cho bà.
Xem biên bản, bị đơn thấy biên bản được TAND huyện Năm Căn đánh dấu bằng bút lục số 15 (không ghi ngày tháng năm) được đánh máy và bôi họ để ghi vào chữ “Nguyễn” bằng chữ viết tay. Chữ ký phía dưới biên bản bà Song khẳng định không phải chữ ký của mình mà do ai đó giả mạo.
Sau khi có quyết định của TAND huyện Năm Căn, cơ quan thi hành án huyện này thực thi quyết định bằng việc kê biên tài sản là căn nhà của vợ chồng bà Song để thi hành án.
Khi tiến hành cưỡng chế thi hành án, lực lượng chức năng buộc phải rút về sau đó vì quyết định của tòa ghi Phạm Thị Song trong khi chủ nhà là Nguyễn Thị Song.
Theo nguyên tắc, quyết định vi phạm tố tụng này phải bị hủy và bà Song và bà Minh phải được mời lên để hòa giải lại. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng ở Năm Căn không làm vậy mà sau đó thi hành án kê biên, ra thông báo bán đấu giá nhà của vợ chồng ông Long với mức khởi điểm là 1 tỷ 70 triệu đồng.
Sau trên 10 lần thông báo bán không được, căn nhà bị hạ xuống còn 544 triệu đồng thì bà Minh được cho là đã mua với giá rẻ bèo.
Vợ chồng ông Long sau đó khiếu nại, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao vào cuộc, ủy quyền cho VKSND tỉnh Cà Mau xác minh làm rõ.
Đối với căn nhà, ngày 16.9 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Năm Căn đã ra quyết định hủy bỏ kê biên và thu hồi quyết định cưỡng chế nhà của vợ chồng ông Long. Căn cứ vào điều này, vợ chồng ông Long làm giấy chủ quyền nhà, đất rồi mang đi thế chấp nhưng lại bị thêm “vòng kim cô” của cơ quan thi hành án.
Văn bản của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Năm Căn.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) cho biết do quyết định của TAND huyện Năm Căn (về việc công nhận sự thỏa thuận của bà Song với nguyên đơn) vẫn còn hiệu lực pháp luật nên trong trường hợp này cơ quan thi hành án gửi văn bản đến ngân hàng xem xét hạn chế cho vợ chồng bà Song vay vốn bằng tài sản thế chấp là không sai.
Tuy nhiên, đây là tài sản hợp pháp của vợ chồng bà Song nên ngân hàng cũng có quyền không làm theo yêu cầu của cơ quan thi hành án, tức có thể nhận thế chấp để cho vay vốn bình thường.
Theo Một Thế Giới
Bộ Y tế đề nghị công an xác minh nghi án hối lộ 2,2 triệu USD
Trong công văn hỏa tốc gửi đến Bộ trưởng Công an chiều 5/11, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị xác minh thông tin Công ty Bio-Rad của Mỹ hối lộ 2,2 triệu USD cho các quan chức chính phủ Việt Nam.
Văn bản gửi Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ, Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, điều tra thông tin nghi án hối lộ trên để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm. Trường hợp thông tin trên không đúng, đề nghị Bộ Công an công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh gây hoang mang, đảm bảo niềm tin của nhân dân với Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, Công ty Bio-Rad Laboratories (thành lập năm 1952, có trụ sở tại bang California của Mỹ) hoạt động trong nhiều lĩnh vực như dược, hóa chất, trang thiết bị phân tích xét nghiệm, phân tích khoa học. Tuy nhiên, hơn một năm trước công ty này có văn bản xin rút khỏi thị trường Việt Nam, không chịu trách nhiệm về pháp lý nữa cho đến khi sắp xếp lại hệ thống.
Ngày 3/11, Bộ Tư pháp Mỹ cùng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch công bố từ năm 2005 đến 2010, các công ty con của Bio-Rad ở châu Âu và châu Á đã hối lộ các quan chức nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Cách đưa tiền là tạo những khoản thanh toán cho các công ty trung gian, có khi là công ty giả. Riêng tại Việt Nam và Thái Lan, số tiền mà nhân viên của Bio-Rad khai bỏ ra để hối lộ nhằm đổi lấy các hợp đồng là 2,9 triệu USD.
Đại biểu Lê Như Tiến. Ảnh: Thanh Thanh.
Chia sẻ bên hành lang Quốc hội ngày 5/11, đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Nếu quả thực có thông tin như thế thì phải làm thật nghiêm. Tôi đề nghị trước hết phải xác minh xem có thực sự chuẩn xác không, từ đâu ra. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, cơ quan điều tra phải vào cuộc. Khẳng định rồi thì phải xử lý thật nghiêm không thể để tình trạng này diễn ra khi đã có cảnh báo từ nhiều dự án nước ngoài trước đó rồi".
Ông đánh giá sự việc là nghiêm trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Trước kia cũng có thông tin về thiết bị y tế cũ, khi xét nghiệm toàn sai lệch, chẩn đoán sai thì phương thức điều trị sai, lúc đó tính mạng của người dân bị đe dọa.
Theo VNE
Hà Nội xác minh nghi vấn 'bôi trơn' 8 triệu đồng làm sổ đỏ Trao đổi bên hành lang Quốc hội về thông tin "bôi trơn 8 triệu đồng để làm sổ đỏ", Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết thanh tra đang tích cực xác minh. Ông Nghị cho biết, hiện chưa có ai đến gặp ông để đưa thông tin tố cáo vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền...