Thi hành án vụ Phạm Công Danh thế nào?
Giá trị phải thi hành án trong vụ Phạm Công Danh và đồng phạm gần 12.000 tỉ đồng
Ngày 12-7, thông tin từ Cục Thi hành án dân sự TP HCM cho biết cơ quan này vừa ban hành kế hoạch tổ chức thi hành bản án số 30/2017/HSST ngày 24-1-2017 của TAND Cấp cao tại TP HCM trong vụ án Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng- VNCB, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm.
Theo đó, bản án tuyên số tiền phải thi hành án cho VNCB là 11.737 tỉ đồng, án phí các bị cáo, tổ chức, cá nhân phải nộp là 5,6 tỉ đồng.
Phạm Công Danh sau phiên xử ngày 24-1-2017
Trong đó, nhiều tài sản đảm bảo thi hành án là bất động sản tọa lạc ở nhiều quận, huyện trong TP HCM và ở các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Ngoài ra, phải thu hồi tiền trong 182 tài khoản tại 21 ngân hàng, xử lý 794.900 cổ phần của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và du lịch IDICO để thi hành án cho Phạm Công Danh, Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh…
Video đang HOT
Theo Cục Thi hành án dân sự TP HCM, trong quá trình thi hành án, phát sinh nhiều chi phí như: chi phí xác minh, chi phí đi lại, chi phí cưỡng chế, chi phí tống đạt…
Do đó, Cục Thi hành án Dân sự TP HCM đề nghị lãnh đạo Bộ Tư Pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét cấp thêm kinh phí để Tổ Chấp hành viên có kinh phí tổ chức thi hành án, đảm bảo việc thi hành án đạt hiệu quả.
Hiện nay, Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã nhận được đơn đề nghị của VNCB và Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, nội dung đề nghị Cục Thi hành án dân sự TP HCM không ủy thác việc tổ chức thi hành án cho Cơ quan Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành khác.
Lý do là hầu hết các đương sự có địa chỉ tại TP HCM, việc Cục Thi hành án dân sự TP HCM tổ chức thi hành án giúp cho các bên thuận tiện trong việc thi hành án, ngân hàng dễ theo dõi và tổng hợp kết quả thi hành án, hạn chế chi phí đi lại. Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã báo cáo và đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự cho ý kiến chỉ đạo.
Phạm Dũng
Theo Dantri
Tiếp tục đề nghị truy tố Phạm Công Danh gây thất thoát 6.000 tỷ đồng
Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay vốn khống, rút hơn 6.000 tỷ đồng rồi gửi tiền sang 3 ngân hàng khác nhằm bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do các công ty ông Danh thành lập.
Ngay 11/7, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an (C46) cho biết đơn vị này đã hoàn tất kết luận điều tra giai đoạn 2, đề nghị truy tố đối với Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB) và đồng phạm về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bi an Pham Công Danh tiêp tuc bi đê nghi truy tô.
Liên quan trong vụ án này, các bị can gồm: Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB - Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB - Chi nhánh Lam Giang), Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB - Chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị can nguyên lãnh đạo của 18 công ty sân sau của ông Danh bị đề nghị truy tố về cùng tội cố ý làm trái.
Phan Thanh Mai, nguyên Tông giam đôc VNCB bi đê nghi truy tô tôi cô y lam trai quy đinh nha nươc gây hâu qua nghiêm trong.
Theo kết luận điều tra, tháng 9/2012, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank, Phạm Công Danh nắm quyền kiểm soát, chi phối Trustbank.
Phạm Công Danh đã lợi dụng việc nắm quyền chi phối với vị trí là Chủ tịch HĐQT VNCB đã tuyển chọn và đưa người của mình vào tiếp quản, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.
Kể từ lúc này, Phạm Công Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và ban kiểm soát của VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ vay vốn khống, rút tiền gửi sang 3 ngân hàng gồm Sacombank, TPBank, BIDV để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do các công ty ông Danh thành lập, hoặc mượn pháp nhân đứng tên trên hồ sơ vay của 3 ngân hàng này.
Cụ thể, Phạm Công Danh và đồng phạm đã thông đồng với nhau, gửi tiền qua Sacombank bảo lãnh, trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.
Để vay được khoản tiền này, Phạm Công Danh chỉ đạo Khương và cấp dưới lập báo cáo tài chính năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 khống để nộp cho Sacombank. Ngày 26/4/2013, 1.800 tỷ đồng được chuyển vào số tài khoản của Phạm Công Danh.
Để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại BIDV, chi nhánh Sở giao dịch 2 và 900 tỷ đồng tại BIDV - Chi nhánh Hải Vân từ năm 2012, Phạm Công Danh và cấp dưới thống nhất chủ trương dùng số dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của VNCB tại các tổ chức tín dụng làm tài sản đảm bảo. Khoản tiền vay đó chỉ dùng chi cho việc... chăm sóc khách hàng của VNCB.
Theo kết luận điều tra, các hành vi trên của Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.000 tỷ đồng, phạm vào tội cố ý làm trái.
Ở giai đoạn 1 của vụ án, ngày 24/1, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên án Phạm Công Danh 30 năm tù về hai tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng vì đã gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỷ đồng.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Cục thi hành án đã thu hồi 5.190 tỷ đồng Cục thi hành án dân sư TPHCM đã thu hồi 5.190 tỷ trong tổng thiệt hại gân 13.000 tỷ đồng của đại án Phạm Công Danh. Ngay 11/7, Cục thi hành án dân sự TPHCM cho biết, tổng số tiền phải thi hành trong đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công...