Thi hành án tử hình bằng thuốc độc ở 5 địa điểm
Hôm nay (27/6), Nghị định 47/2013 của Chính phủ (sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 82/2011) quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực.
Theo Bộ Công an, sau khi Luật thi hành án tử hình có hiệu lực, Bộ đã khẩn trương triển khai việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Có 5 cơ sở được xây dựng để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ở 5 khu vực trong cả nước. Cùng với đó là việc tập huấn cho đội ngũ thi hành án hình sự trong lực lượng công an nhân dân và quân đội nhân dân.
Phòng thi hành án tử tù bằng thuốc độc.
Thế nhưng suốt 2 năm qua, việc thi hành án tử hình vẫn chưa thể thực hiện. Việc này đã gây tâm lý căng thẳng cho phạm nhân bị án tử hình, gây áp lực lớn đối với cơ quan giam giữ. Ở Hà Nội có 76 đối tượng chờ thi hành án tử hình nhưng phòng giam giữ dành cho loại tù chịu án này là 62.
Lý giải về vướng mắc này, Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng công an cho biết điều khó khăn là do Việt Nam chưa có thuốc độc để thi hành án.
Theo quy định của Nghị định số 82 ngày 16/9/2011 của Chính phủ thì loại thuốc độc đó phải nhập ở nước ngoài. Chính vì khó khăn đó cho nên chưa thực hiện được việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
Video đang HOT
Để tháo gỡ vướng mắc này, Bộ công an đã phối hợp với Bộ Y tế và các ngành chức năng kiến nghị với Chính phủ và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47 ngày 13/5/2013 thay loại thuốc đó bằng nguồn thuốc sản xuất trong nước.
Thuốc sử dụng thi hành án tử hình là 1 liều gồm 3 loại thuốc gồm có: Thuốc làm mất trí giác, thuốc làm tê liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng vận động của tim. Nghị định 47 của Chính phủ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27/6/2013.
Liên quan đến công tác thi hành án tử hình, hiện nay cả nước có hơn 586 bản án đã tuyên. Trong đó có khoảng 117 bản án đã có điều kiện thi hành.
Theo vietbao
Hơn 170 tử tù tiêm thuốc độc từ ngày 27/6
Hơn 170 người, sẽ bắt đầu thực hiện thi hành án bằng cách tiêm thuốc độc từ 27/6 - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cho biết.
Theo đó, cả nước chính thức áp dụng phương thức thi hành án từ hình bằng tiêm thuốc độc từ ngày 27/6. Mọi công tác chuẩn bị cho việc này đã cơ bản hoàn tất.
Ông Hiếu cho biết, số người bị kết án tử hình chưa được thi hành án từ năm 2010 đến nay là hơn 500 bị án. Tuy nhiên, số lượng bị án đã đủ thủ tục để thi hành án chỉ hơn 170 người.
Cả nước chính thức áp dụng phương thức thi hành án từ hình bằng tiêm thuốc độc từ ngày 27/6
Cũng theo Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu, chưa thể xác định thời gian cụ thể để giải quyết lượng án "tồn" vì còn nhiều vấn đề liên quan có thể phát sinh.
Vấn đề nhà thi hành án tử hình, tướng Hiếu khái quát, đến thời điểm này, 3 khu vực đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc sử dụng trên tổng số 5 khu vực như dự kiến ban đầu. Các nhà thi hành án "rải đều" ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Việc tập huấn cho cán bộ thi hành án, đến nay Bộ Công an cũng đã tiến hành nhiều đợt, đội ngũ đã sẵn sàng áp dụng kỹ thuật tiêm thuốc theo quy định.
Trước đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi quy định thi hành án tử hình đối với các tử tù. Theo đó, 3 loại thuốc sẽ được sử dụng tiêm cho các từ tù gồm: Thuốc làm mất trí giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 3 loại thuốc nêu trên và dùng cho một người.
Được biết, nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 27/6/2013, việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế có trách nhiệm bảo đảm nguồn cung ứng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình theo kế hoạch dự trù thuốc hàng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; hướng dẫn bảo quản, sử dụng các loại thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành danh mục, liều lượng thuốc để sử dụng cho thi hành án tử hình.
Tháng 9/2011, Chính phủ đã quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc bằng 3 loại thuốc: Thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide); thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).
Tuy nhiên, gần 2 năm sau khi quy định được ban hành thuốc độc dùng để thi hành án tử hình đối với các tử tù vẫn chưa được nhập về nước. Điều đó dẫn đến tình trạng, hơn 500 tử tù đang phải ngồi trong tù chờ đến ngày "được" chết. Ba tử tội vì quá căng thẳng "chờ" chết nên đã tự tử, 3 người mắc bệnh tâm thần.
Đứng trước thực tế hàng trăm tử tội phải "dồn toa" chờ được thi hành án, nhiều đại biểu Quốc hội tha thiết đề nghị Bộ Y tế phải trả lời dứt khoát liệu có mua được thuốc hay nguyên liệu sản xuất thuốc, hoặc có thể bào chế ngay trong nước hay không?
Thậm chí, nếu cần thiết phải đặt hàng các nhà khoa học và xem đây là việc trọng điểm quốc gia trong năm 2013. Đồng thời phải quản lý chặt tử tội, tránh việc bỏ trốn hoặc tự sát.
Theo vietbao
Bị hiếp dâm nhiều lần, cô gái uống thuốc độc tự tử Chỉ trong một thời gian ngắn, Loan đã bị một đối tượng có quan hệ họ hàng xa thực hiện hành vi hiếp dâm 3 lần. Tủi hờn vì bị làm nhục, Loan kể mọi chuyện với người yêu rồi uống thuốc độc tự tử. VKSND Lâm Đồng cho biết, vừa hoàn tất cáo trạng và chuyển sang TAND cùng cấp để đưa...