Thi đua yêu nước, bảo vệ vững chắc nền tài chính quốc gia
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh việc thường xuyên nêu cao tinh thần không ngừng thi đua, phấn đấu giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương công chức, công vụ góp phần bảo vệ vững chắc nền tài chính quốc gia .
Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc phát biểu tại Đại hội. Ảnh Như Ý
Ngày 2/10, Kiểm toán Nhà nước tiến hành Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV (2020 – 2025). Phát biểu tại Đại hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, trong 5 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng từng bước đã trở thành động lực góp phần phát triển của Kiểm toán Nhà nước.
Các phong trào thi đua đã định hướng đúng và bám sát với thực tế, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành và thực sự trở thành động lực thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc, phấn đấu và sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo ông Hồ Đức Phớc, đây cũng là dịp gặp gỡ, hội tụ các điển hình tiên tiến, những đại biểu ưu tú nhất của toàn ngành trong các phong trào thi đua yêu nước của Kiểm toán Nhà nước 5 năm qua, để chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nhằm thống nhất những mục tiêu, nội dung thiết thực, các giải pháp tổ chức thực hiện trong các phong trào thi đua yêu nước của KTNN giai đoạn 2020 – 2025.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ. Ảnh Như Ý
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhắc lại lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác Hồ: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Từ đó, phong trào thi đua phát triển ngày càng mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.
Video đang HOT
“Cá nhân tôi và tập thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy 5 năm qua Kiểm toán Nhà nước đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu quan trọng.
Tôi đánh giá cao phong trào thi đua của Kiểm toán Nhà nước luôn có sự đổi mới, sáng tạo, có chiều sâu, tạo được dấu ấn tốt đẹp với nhiều mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu xuất sắc”, ông Đỗ Bá Tỵ nêu.
Trong đó, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quán triệt phương hướng, mục tiêu của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X. Đồng thời các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước phải tập trung, bám sát yêu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành.
“Thường xuyên nêu cao tinh thần không ngừng thi đua phấn đấu giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương công chức, công vụ góp phần bảo vệ vững chắc nền tài chính quốc gia. Thi đua từ chính việc hoàn thành công việc chuyên môn, nhiệm vụ hàng ngày của từng người, từng đơn vị. Phát huy sáng tạo, xây dựng, phát hiện và nhân rộng nhiều mô hình mới, cách làm hay và điển hình tiên tiến”, ông Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, đồng thời lưu ý thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đi vào thực chất, tránh hình thức.
Tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho biết, hàng năm, ngành đều phát động phong trào thi đua phấn đấu đạt “ Cuộc kiểm toán chất lượng vàng“. Đây là một trong những phong trào thi đua có chất lượng, hiệu quả và thiết thực, có sức lan tỏa rộng rãi. Kết quả trong giai đoạn 2015-2020, có tổng số 57 cuộc kiểm toán xuất sắc đạt “ Cuộc kiểm toán chất lượng vàng“.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Kiểm toán Nhà nước đề ra trong thời gian tới là tiếp tục phát động phong trào thi đua phấn đấu đạt “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng” trong toàn ngành, ở mỗi đơn vị, mỗi Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán từ khâu từ lập kế hoạch kiểm toán đến thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán bằng các nội dung cụ thể.
Đại hội cũng đã tiến hành việc trao tặng các hình thức khen thưởng và các danh hiệu thi đua cao quý theo các quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân của Kiểm toán Nhà nước có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
Nhiều sáng kiến làm lợi hàng nghìn tỷ đồng
Hàng ngàn sáng chế, sáng kiến, các giải pháp kỹ thuật làm lợi hàng chục nghìn tỷ đồng là điểm nhấn rất đáng chú ý trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm qua (giai đoạn 2016- 2020), được tổng kết tại Đại hội thi đua yêu nước công nhân, viên chức, người lao động toàn quốc lần thứ X được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sáng 28/9.
Đến dự đại hội có: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Phạm Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành cùng 464 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu công nhân, viên chức, người lao động hăng say tham gia phong trào thi đua yêu nước toàn quốc.
Các cá nhân tiêu biểu được tôn vinh tại Đại hội Thi đua yêu nước công nhân, viên chức, người lao động toàn quốc lần thứ X.
Hơn chục năm làm việc tại Phân xưởng Khai thác 11 Công ty Than Thống nhất (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam), anh Lê Văn Biên luôn là một trong những người thợ mỏ xuất sắc của đơn vị.
Với kiến thức được trang bị và bằng kinh nghiệm thực tế sản xuất của bản thân, trong 5 năm qua, anh Biên đã tham mưu, đề xuất với phân xưởng, công ty 5 sáng kiến, sáng tạo, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng vào thực tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, được hội đồng sáng kiến các cấp công nhận.
Tiêu biểu trong đó là sáng kiến Đề xuất khấu tiếp diện lò chợ (-35 8) PV5C cánh Tây - Lộ Trí. "Đề xuất tôi đưa ra là chuyển hướng khấu lò chợ tại thượng khai thác (-28 18) PV5C đã có sẵn. Như vậy, không phải đào 65m lò tiết diện 8,3m2 và tận thu tối đa phần tài nguyên khai thác thêm là 7.960 tấn than. Giá trị làm lợi đạt 9,1 tỷ đồng", anh Biên cho biết.
Người thợ lò Lê Văn Biên, là một đại diện cho rất nhiều những tấm gương tiêu biểu của phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức và người lao động 5 năm qua. Có rất nhiều điển hình như: Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua có 3.650 công trình, sáng kiến, cải tiến, giải pháp hữu ích được công nhân, viên chức, lao động nghiên cứu và đưa vào ứng dụng đạt kết quả tốt, làm lợi cho doanh nghiệp trên 1.485 tỷ đồng; cá nhân tiêu biểu như anh Nguyễn Viết Nam, kỹ sư hiệu chuẩn Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam có 3 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi gần 12,4 tỷ đồng; ông Nguyễn Xuân Quang, Xí nghiệp Địa vật lý Giếng khoan, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro với 2 Bằng Sáng chế độc quyền của Cục Sở hữu trí tuệ với giá trị làm lợi trên 36 tỷ đồng...
Thông tin từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kết quả từ các phong trào thi đua còn thể hện rõ qua các con số như: Tổng số sáng kiến, giải pháp kỹ thuật là 1.044.973 sáng kiến làm lợi: 198.690 tỷ đồng; Tổng số đề tài nghiên cứu khoa học là 74.959 đề tài làm lợi hoặc ứng dụng mang lại lợi ích kinh tế là 331.299 tỷ đồng; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao tặng 4.462 Bằng Lao động sáng tạo với tổng giá trị làm lợi 48.691 tỷ đồng.
Tại đại hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, từ những phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, được ghi nhận và trao tặng các danh hiệu, hình thức khen thưởng cao quý. Đã có hàng vạn đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, làm lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xã hội; nhiều mô hình, giải pháp được nhân rộng, có sức lan toả trong cả nước.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá, các phong trào thi đua luôn được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, lao động cả nước hưởng ứng tích cực, có tính lan tỏa và đạt hiệu quả cao.
Đồng thời nhấn mạnh: "Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn những hạn chế trong phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và công tác khen thưởng như: Nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng đối với người lao động trực tiếp sản xuất, công nhân lao động tuy đã được quan tâm nhưng còn ít. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao...
Do đó, trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày của mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị.
Tăng cường thực hiện công tác dân vận, quy chế dân chủ Sáng 29-9, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 4-3-2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; sơ kết 5 năm thực hiện...