Thi đua quyết thắng – động lực tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh
Thời gian qua, phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) và công tác thi đua khen thưởng của lực lượng vũ trang (LLVT) Hà Tĩnh đã được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp, hiệu quả, thực sự trở thành động lực thúc đẩy các tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Lê Đình Sơn – UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tham gia diễu, duyệt đội ngũ tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Quân khu 4.
Bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, quân đội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác thi đua khen thưởng, 5 năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào TĐQT sát với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ. Hằng năm, Đảng ủy Quân sự và các cấp ủy đảng đã ban hành nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo; trên cơ sở đó, lãnh đạo các đơn vị cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Để triển khai kịp thời, hiệu quả phong trào TĐQT, Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ CHQS tỉnh và cơ quan chính trị đã chủ động tham mưu, hướng dẫn, cụ thể hóa các chủ trương, mục tiêu, giải pháp của phong trào thi đua thành những hành động cụ thể, sát thực tiễn hoạt động của bộ đội. Các tổ chức quần chúng tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham gia phong trào thi đua của ngành, đơn vị.
Do đó, công tác thi đua khen thưởng và phong trào TĐQT của LLVT Hà Tĩnh luôn hoạt động đúng hướng, nền nếp, thường xuyên, liên tục, hiệu quả cao. Phong trào TĐQT đã kết hợp chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của địa phương và các cuộc vận động lớn trong, ngoài quân đội, nhất là các cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…
Đồng chí Lê Đình Sơn – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh gặp gỡ, động viên thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Ảnh tư liệu
Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh và Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ CHQS tỉnh xác định nội dung trọng điểm của phong trào TĐQT là tập trung vào việc giáo dục, nâng cao nhận thức, củng cố bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, năng lực thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sỹ, gắn với xây dựng các tổ chức vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục theo chương trình cơ bản với giáo dục thường xuyên, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để định hướng tư tưởng, nhận thức và hành động.
Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh nhà vẫn luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới đất nước; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân sự tỉnh trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, được Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, cấp ủy, chính quyền tỉnh đánh giá cao.
5 năm qua, toàn lực lượng đã tổ chức phát động 35 đợt thi đua thường xuyên, chuyên đề; 15 đợt thi đua đặc biệt, cao điểm, đột kích. Bình xét tổ chức Đảng, đảng viên, hàng năm có trên 63% chi bộ, 68% đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh, trong đó có nhiều tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu; trên 81% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật hàng năm có 100% đạt yêu cầu, trong đó, 80-85% khá, giỏi.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh nhà. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo xây dựng cơ sở các cấp triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở, cụm an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu đạt kết quả tốt.
Hằng năm có hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ hành quân dã ngoại về các địa bàn, nhất là nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa để giúp nhân dân xây dựng NTM, đô thị văn minh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…; cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác vận động quần chúng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Đặc biệt, khi thiên tai, lũ lụt, cán bộ, chiến sỹ không quản ngại nguy hiểm, khó khăn để giúp nhân dân phòng chống, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Những hành động và việc làm đó là sự thể hiện sinh động giá trị cao đẹp, tận tụy quên mình vì dân của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị vũ khí – trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thực binh trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2018.
Các cơ quan, đơn vị đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn huấn luyện, tổ chức phát động các đợt thi đua đột kích, từ đó nâng cao ý thức học tập, không ngừng phấn đấu hoàn thành các nội dung, chỉ tiêu trong huấn luyện; tham gia hội thi, hội thao ở các cấp đạt kết quả cao; tham mưu tổ chức tốt các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ gắn với phòng, chống khủng bố, nhất là diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ ngày càng vững chắc.
Phong trào thi đua xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức được triển khai thực hiện rộng khắp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đảm bảo yêu cầu, tạo khí thế sôi nổi, khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho ngày giao quân thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Các cơ quan, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch, phát hiện, bồi dưỡng mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng trong toàn đơn vị. Những điển hình tiên tiến là những tấm gương tiêu biểu, có sức lan tỏa, thực sự thuyết phục, khơi dậy ý chí quyết tâm, sức sáng tạo và động cơ thi đua trong cán bộ, chiến sĩ.
Từ năm 2013 đến nay, đã có trên 156 giải pháp, sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn, nhiều mô hình, sáng kiến được áp dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, trong giảng dạy tại nhà trường. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong LLVT như: Ban CHQS huyện Hương Sơn, TP Hà Tĩnh, Trường Quân sự tỉnh; Trung tá Đào Xuân Hùng – Trưởng ban Tổ chức, Phòng Chính trị; Thiếu tá Đoàn Xuân Hùng – Trợ lý Tác huấn, Ban CHQS huyện Hương Sơn và nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu khác…
Với những thành tích đạt được, 5 năm qua, đã có 1.414 lượt tập thể, 2.078 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng. LLVT tỉnh đã được Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 và UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, năm 2015, LLVT tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất và nhiều phần thưởng khác của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Đại tá Trần Văn Sơn – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh kiểm tra, động viên cán bộ, chiến sỹ giúp bà con nhân dân xã Đức Đồng xây dựng nông thôn mới.
Tuy vậy, từ thực tiễn của phong trào thi đua cho thấy vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là: Công tác tuyên truyền, xây dựng động cơ thi đua ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; khi triển khai còn nặng về hành chính, mệnh lệnh, hình thức. Công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến chưa nhiều. Phong trào TĐQT có thời điểm chưa gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của địa phương. Hội đồng thi đua khen thưởng ở một số đơn vị chưa phát huy tốt chức năng tham mưu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào TĐQT…
Trong những năm tới, mặc dù có những thuận lợi cơ bản, song, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đặt ra những yêu cầu cao hơn, công tác quốc phòng – quân sự địa phương của LLVT tỉnh ngày càng nặng nề hơn.
Để thực hiện tốt chủ đề “Đoàn kết – Sáng tạo – Quyết thắng” trong phong trào thi đua, LLVT tỉnh nhà cần chủ động, thường xuyên phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua, khen thưởng và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của quân đội và của tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, phải thường xuyên gắn chặt phong trào TĐQT trong LLVT tỉnh với các phong trào thi đua yêu nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội, nhất là phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, đô thị văn minh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc… Các phong trào thi đua của LLVT phải thiết thực với từng đơn vị, thiết thân với từng cán bộ, chiến sỹ trong từng nhiệm vụ cụ thể.
Thứ hai, để phong trào thi đua thực sự lan tỏa, hiệu quả, nhân rộng được nhiều điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, mỗi cán bộ, chiến sĩ, trước hết là chỉ huy, người đứng đầu các cấp phải luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, đề cao trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng, của quân đội. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Trước mắt, chủ động triển khai thực hiện tốt chuyên đề năm 2019 “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thứ ba, phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong LLVT để tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận biên phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Hướng các phong trào thi đua vào chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Thứ tư, cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, LLVT phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, thường xuyên đề cao cảnh giác, chủ động theo dõi, nắm chắc, dự báo, phân tích đúng tình hình, kịp thời tham mưu và xử lý tốt mọi tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ; tăng cường củng cố QPAN, đảm bảo TTATXH, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Theo Dantri
Đại biểu Quốc hội: Tướng công an có cần nhiều thế không?
Dự thảo Luật Công an Nhân dân sửa đổi quy định hơn 200 vị trí mang quân hàm Tướng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn liệu có cần nhiều tướng trong lực lượng công an như vậy không?
"Thiếu tướng tỉnh này chưa chắc có chuyên môn hơn Đại tá tỉnh khác"
Theo dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), lực lượng công an có 1 Đại tướng (Bộ trưởng Bộ Công an), 6 Thượng tướng (Thứ trưởng Bộ Công an). Trung tướng có 35 người, trong đó có Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM.
Số lượng Thiếu tướng cũng được quy định rõ, đó là lãnh đạo một số Cục và Giám đốc Công an 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đô thị loại 1, Phó Giám đốc Công an Hà Nội và TPHCM...
Cho ý kiến về dự luật này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đồng tình với quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với lực lượng chiến sĩ chức vụ sĩ quan Công an Nhân dân. Tuy nhiên, ông Hòa còn băn khoăn về quy định cấp hàm Tướng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho ý kiến về Luật Công an Nhân dân sửa đổi
"Trên thế giới hiện nay có một số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an nói chung chỉ là dân sự, mà họ có những chỉ đạo cao nhất trong ngành", ông Hòa liên hệ.
Theo đại biểu Hòa, ở nước ta lực lượng vũ trang phải có cấp hàm là điều "không bàn cãi". Nhưng phải tính sao cho hợp lý trong điều kiện nước ta ở thời bình được thế giới ca ngợi là quốc gia ổn định về an ninh chính trị và an toàn xã hội.
"Hàm Tướng có cần thiết số lượng nhiều như thế hay không?", ông Hòa nói và cho rằng, cấp Tướng phải có quân số nhất định để chỉ huy, chứ không thể mang hàm Tướng mà quân số chẳng bao nhiêu.
Quy định trong dự thảo về hàm Thiếu tướng có số lượng "không quá 11" đối với các Giám đốc công an tỉnh loại một nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, quy định như vậy sẽ rất phức tạp sau này. Bởi có tỉnh hiện tại chỉ là loại 2, nhưng sau này có thể lên loại 1, lúc đó sẽ ra sao, có được lên hàm Thiếu tướng không khi đã có đủ số lượng 11 Tướng?
Bên cạnh đó, ông Hòa cũng cho rằng, người mang hàm Thiếu tướng tỉnh này chưa chắc có chuyên môn, thời gian trong ngành cao hơn người mang hàm Đại tá ở tỉnh khác.
"Cùng là giám đốc công an tỉnh, thành phố như nhau mà lại có người mang hàm cấp Tướng, người mang hàm cấp Tá, như vậy không hợp lý. Mặt khác, cần cân nhắc Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội và TPHCM số lượng Thiếu tướng không quá 3. Cùng là Phó Giám đốc mà người được quân hàm Thiếu tướng, còn người kia lại không?", ông Hòa lưu ý.
Địa bàn nào trị an phức tạp thì phong Tướng để chỉ huy quân
Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) lại cho rằng, Giám đốc Công an tỉnh loại 1 có trần quân hàm Thiếu tướng là hợp lý và cần thiết. "Điều này nhằm tạo ra những vị tướng trong thời bình thật sự bản lĩnh, tài năng, có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn địa phương", ông Thưởng nói.
Ông Thưởng đề nghị nên khảo sát thực tế, xem có bao nhiêu trường hợp cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng đang giữ các chức vụ Giám đốc Công an cấp tỉnh không thuộc đơn vị hành chính loại một.
Đại biểu Cao Đình Thưởng đoàn Phú Thọ
Đại biểu Thưởng còn cho rằng, thực tế có nhiều tỉnh không được là đơn vị hành chính loại một, nhưng lại có vị trí chiến lược về an ninh trật tự. "Người đứng đầu lực lượng công an những tỉnh này cần có cấp bậc hàm tương đương như cấp bậc hàm các tỉnh xếp loại đơn vị hành chính loại một để thực hiện nhiệm vụ", ông Thưởng nêu quan điểm.
Cùng vấn đề trên, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đồng tình với quy định cấp hàm Trung tướng với hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, còn đối tượng khác ông đề nghị cần chặt chẽ số lượng theo quy định, đảm bảo chất lượng.
Theo ông Được, phong Tướng để cầm gậy chỉ huy quân. Tuy nhiên, không nhất thiết tỉnh loại 1 thì phong Tướng, vì tương lai chẳng hạn 10 năm sau có thể còn nhiều tỉnh loại 1 nữa. Giải pháp theo ông Được, cứ địa bàn nào tình hình trật tự trị an phức tạp thì phong Tướng để lãnh đạo, chỉ huy quân.
Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an
"Quân đội, công an đều là lực lượng vũ trang. Được phong, thăng quân hàm, tôi và nhiều người mừng cho các đồng chí thôi. Nhưng đã nói lực lượng vũ trang, bên thế này bên thế khác, không công bằng, cũng buồn lắm, đáng suy nghĩ lắm. Giờ ngồi họp, một bên tướng, một bên tá cũng không vui lắm. Đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội xem xét cho hợp lý", ông Được chia sẻ.
Giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, Thượng tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ công an cho biết, từ khi trình luật này đã cam kết là không tăng biên chế. "Từ nay đến năm 2021, không tăng biên chế nào, chủ yếu là sắp xếp trong lực lượng. Đây là điều mà nhiều đại biểu băn khoăn lo lắng", Thượng tướng Tô Lâm nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Biểu dương chiến sĩ CSGT Hà Nội xả thân cứu người Đã hơn một năm trôi qua nhưng người dân ở dọc tuyến QL 6 và QL21 đoạn qua địa phận huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn không quên hình ảnh một chiến sĩ CSGT tay không lao vào biển lửa, cứu sống 5 người... Đó là Thượng úy CSGT Nguyễn Văn Tiến, thuộc Đội CSGT số 12, Phòng CSGT Đường bộ - Đường...