Thi đua để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
Kết thúc năm 2018, hoạt động phong trào thi đua của Cụm Thanh tra các tỉnh Đông Nam bộ đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều nội dung thi đua được đánh giá có chất lượng. Qua đó, nâng cao hiệu quả trong công tác, góp phần hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Đại diện Thanh tra các tỉnh chụp ảnh tại hội nghị tổng kết công tác thi đua của Cụm năm 2018. Ảnh: CN
Đổi mới trong phong trào thi đua
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai Nguyễn Quốc Cường (Cụm trưởng) cho biết, năm 2018, hoạt động thi đua khen thưởng của Cụm Thi đua Thanh tra các tỉnh Đông Nam bộ có đổi mới so với trước đây, đó là có sự kết hợp trao đổi, thảo luận về công tác chuyên môn trên các lĩnh vực của ngành Thanh tra. Qua đó, tạo cơ hội để các đơn vị học tập, chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm hay để cùng nhau phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ chính trị tại địa phương, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua của Cụm.
Để đảm bảo phong trào thi đua có chất lượng, ngay từ đầu năm, Cụm trưởng đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thành viên xây dựng, ban hành các văn bản triển khai phong trào thi đua khen thưởng; tiến hành tổ chức ký giao ước thi đua. Đặc biệt, tại buổi ký kết giao ước thi đua, các đơn vị thành viên đã tổ chức thảo luận nghiệp vụ về công tác xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, cũng như tham mưu xử lý các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên chọn lọc, đúc kết những cách làm hay, hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn của từng địa phương.
Ngoài việc tham gia với tư cách là thành viên của Cụm, thanh tra các tỉnh còn tích cực chủ động tham gia các hoạt động thi đua do địa phương phát động, cũng như triển khai các kế hoạch thi đua khen thưởng đến thanh tra cấp huyện, cấp sở ngành trên địa bàn. Một số đơn vị thành viên còn tổ chức các cụm, khối thi đua cho thanh tra các sở, ban ngành và thanh tra cấp huyện như Thanh tra tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh…
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, qua triển khai thực hiện phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác, thanh tra các tỉnh trong Cụm đã thực hiện hoàn thành tốt các nội dung công tác thanh tra theo kế hoạch đã đề ra.
Năm 2018, toàn ngành Thanh tra các tỉnh Đông Nam bộ đã thực hiện 450 cuộc thanh tra hành chính và 21.550 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Kết quả, phát hiện tổng số tiền sai phạm hơn 164 tỷ đồng, thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gần 124 tỷ đồng, đạt tỷ lệ thu hồi chung là 75,6%.
Trong năm qua, các đơn vị thành viên cũng chủ động tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thường xuyên tham mưu, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức quán triệt các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng…
Video đang HOT
Cụm Thi đua Thanh tra các tỉnh ông Nam bộ tổ chức hội thao chào mừng kỷ niệm 73 năm thành lập ngành Thanh tra. Ảnh: CN
Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính
Một trong những nội dung thi đua được thanh tra các tỉnh Đông Nam bộ đặc biệt quan tâm, đó là thi đua gắn với công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai cho biết, trong năm qua, thanh tra các tỉnh trong Cụm tiếp tục tham mưu ứng dụng phần mềm quản lý tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo trong phạm vi của tỉnh, cũng như thực hiện việc kết nối phần mềm của tỉnh vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ để khai thác, sử dụng.
Qua triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành Thanh tra đã mang lại hiệu quả trong việc tìm kiếm, khai thác, sử dụng và xử lý thông tin được nhanh chóng, chính xác, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác.
Điển hình, tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai, ngoài việc kết nối liên thông với phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia của Thanh tra Chính phủ, đơn vị đã tham mưu ứng dụng phần mềm tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến cấp huyện, sở ban ngành. Ngoài ra, trong nội bộ cơ quan cũng sử dụng phần mềm quản lý lưu trữ; quản lý công việc trên phần mềm I-Office; công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan trên trang thông tin điện tử; gửi, nhận văn bản điện tử giữa các sở, ngành, UBND cấp huyện trên trục liên thông của UBND tỉnh.
Đáng chú ý, trong năm 2018, Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã chủ động triển khai thực hiện rà soát chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra bằng hệ thống phần mềm. Kết quả, đã xử lý được 230 trong tổng số hơn 4.500 trường hợp doanh nghiệp bị chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin, thanh tra các tỉnh Đông Nam bộ cũng chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc ngành Thanh tra tỉnh để áp dụng vào thực hiện, trên cơ sở Quyết định số 3164 của Tổng Thanh tra về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ, qua đó đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
Đánh giá về những kết quả trong năm qua của Cụm, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai Nguyễn Quốc Cường cho biết, thanh tra các tỉnh đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua. Qua đó cho thấy, hoạt động thi đua khen thưởng thực sự đã tạo thành động lực thúc đẩy cá nhân, tập thể cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Cảnh Nhật
Theo Thanh tra
Sáng 25-11: Bão số 9 cách Vũng Tàu 60 km, gió bắt đầu mạnh lên
4 giờ sáng nay, 25-11, vị trí tâm bão cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Theo ghi nhận của phóng viên Pháp Luật TP.HCM tại hiện trường , vào lúc 5 giờ 50' sáng nay, 25-11, Vũng Tàu đang có mưa nhẹ, gió mạnh lên từng đợt và đang ngày một lớn hơn. Các đường phố đều vắng vẻ.
Đường phố Vũng Tàu sáng sớm nay: Ảnh: THANH TUYỀN
Khu vực Cần Giờ (TP.HCM), Bến Tre trời cũng đang âm u và mưa nhẹ. Các lực lượng vẫn đang túc trực bão từ đêm qua đến giờ.
Biển Cần (TP.HCM) giờ sáng nay. Ảnh: Q.VŨ
Bản tin dự báo mới nhất (phát lúc 5h sáng) của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về cơn bão số 9 cho hay: Hồi 4 giờ sáng nay, ngày 25-11, vị trí tâm bão cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16 giờ ngày 25-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Cam pu chia.
Hình ảnh mây vệ tinh mới nhất của bão số 9 được Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi trong bản tin 5h sáng ngày 25-11.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày và đêm nay (25-11) có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.
Từ đêm nay (25-11) đến đêm 27-11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).
Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28-11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo PLO
Giá mì tăng cao, nông dân "liều mình" với dịch khảm lá Tại các tỉnh Đông Nam bộ, diện tích mì (sắn) nhiễm bệnh khảm lá vẫn đang lan rộng. Nhưng giá mì tươi không giảm, nông dân vẫn lấy đó làm "động lực" tiếp tục trồng mì bất chấp dịch bệnh. Tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích gieo trồng mì gần 11.000ha. Cuối tháng 6, tỉnh này ghi nhận có hơn 100ha nhiễm...