Thi đỗ ĐH danh tiếng, nữ sinh nhập học được 2 tháng thì nhà trường thông báo: “Em không đủ điều kiện học ở đây”
Dù đã hoàn thành hết thủ tục nhập học và dọn vào ký túc xá được 2 tháng, nữ sinh vẫn phải rời đi vì nhận được thông tin mình chưa từng đỗ vào trường này.
Sau 12 năm đèn sách chăm chỉ, mùa hè năm 2017, nữ sinh Trương Hiểu ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã đỗ vào chuyên ngành biểu diễn âm nhạc của Đại học Sư phạm Giang Tô. Ngày nhận được giấy báo nhập học, cả gia đình vô cùng hạnh phúc vì đây là một trường đại học danh tiếng của tỉnh.
Tháng 9 năm đó, bố mẹ đưa Trương Hiểu đến Đại học Sư phạm Giang Tô nhập học, thực hiện hết các thủ tục và đóng các khoản phí cần thiết theo yêu cầu của nhà trường. Cũng như các tân sinh viên khác, Trương Hiểu dọn hành lý đến ký túc xá, háo hức đón chờ những ngày tháng trên giảng đường đại học sắp tới.
Tuy nhiên, đến tháng 11, chỉ mới 2 tháng sau khi con gái nhập học, bố mẹ Trương Hiểu nhận được điện thoại của nhà trường thông báo: Trương Hiểu không đáp ứng yêu cầu của ngành biểu diễn âm nhạc, quyết định hủy bỏ tư cách sinh viên của Trương Hiểu vì không đủ điều kiện vào trường. Tin tức này như sét đánh ngang tai, khiến cả gia đình nữ sinh rơi vào hỗn loạn.
Chỉ vài ngày sau, văn bản quyết định chính thức đã được gửi về tận nhà Trương Hiểu. Trong đó ghi rõ: “Sau khi Ban tuyển sinh Đại học Sư phạm Giang Tô xem xét điều kiện tuyển sinh của sinh viên năm 2017, Trương Hiểu đã không đáp ứng yêu cầu đầu vào của chuyên ngành biểu diễn âm nhạc. Chúng tôi xác định rằng học sinh không đủ điều kiện để nhập học tại trường”.
Rốt cuộc, chuyện gì đã xảy ra?
Đại học Sư phạm Giang Tô
Theo lời người phụ trách Văn phòng Tuyển sinh của Đại học Sư phạm Giang Tô trả lời với các phóng viên, nhà trường đã đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan của Bộ Giáo dục. Sau khi thực hiện tái kiểm tra trình độ tuyển sinh của sinh viên, xét thấy sinh viên đáp ứng được điều kiện nhập học nên nên nhà trường đưa ra quyết định hủy giấy báo nhập học của Trương Hiểu.
Cụ thể, theo “Quy định quản lý sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học phổ thông số 41″ của Bộ Giáo dục Trung Quốc, sau khi học sinh nhập học, nhà trường phải thực hiện việc đánh giá trình năng lực trong vòng 3 tháng. Việc đánh giá chủ yếu bao gồm các khía cạnh như: Thủ tục hợp lệ, sức khỏe thể chất đáp ứng yêu cầu, đầy đủ các chứng chỉ văn bằng liên quan, trình độ chuyên môn của học sinh được nhận vào các chuyên ngành đặc biệt như nghệ thuật và thể thao phải đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh…
Nếu không đạt, sinh viên sẽ được xem là không vượt qua đợt đánh giá và bị hủy bỏ tư cách học sinh. Trường hợp nghiêm trọng, nhà trường sẽ chuyển hồ sơ cho các bộ phận liên quan để điều tra, xử lý. Thủ tục và cách thức thi lại sẽ do nhà trường quy định.
Video đang HOT
Nữ sinh nhập học được 2 tháng mới hay tin mình không đủ điều kiện vào trường (Ảnh minh họa)
Lời giải thích của nhà trường khiến phụ huynh của Trương Hiểu vô cùng bức xúc. Họ cho rằng nhà trường có nghĩa vụ xem xét trình độ của học sinh và xác nhận đủ điều kiện mới gửi giấy báo nhập học. Nếu ban đầu trường không tuyển Trương Hiểu vào, nữ sinh vẫn còn cơ hội để đăng ký vào những trường khác. Nhưng vì đã nhập học tại Đại học Sư phạm Giang Tô được 2 tháng rồi bị hủy, Trương Hiểu chỉ còn cách chờ đến đến kỳ thi tuyển sinh đại học năm tiếp theo.
Bố Trương Hiểu cũng nói thêm, sự việc bất ngờ khiến nữ sinh vô cùng buồn bã. Sau khi dọn đồ rời khỏi ký túc xá trường, Trương Hiểu về nhà và không còn tâm trạng nào để làm bất cứ việc gì khác. Phụ huynh cho rằng cô gái trẻ không nên chịu trách nhiệm về sai sót trong quy trình tuyển sinh của nhà trường. Bố mẹ Trương Hiểu sau đó đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban giải quyết khiếu nại sinh viên đại học của Đại học Sư phạm Giang Tô và cơ sở giáo dục liên quan. Nhưng nữ sinh 18 tuổi khi đã đó bị lỡ mất 1 năm trước cảnh cổng trường đại học, ước mơ bước vào giảng đường lỡ dở khiến ai cũng phải xót xa.
Nữ sinh Việt tại Hàn "thoát cửa tử" khi nồi áp suất phát nổ: Nguyên nhân từ cách dùng phổ biến!
"Lúc đó mình chỉ khóc và khóc thôi, vì vừa cô đơn vừa lo sợ mặt sẽ xấu, người sẽ có sẹo" - Yến Vy kể lại.
Mới đây trên nền tảng Threads, chủ tài khoản Yến Vy (@yens_zyy) đã chia sẻ về trải nghiệm "thoát khỏi cửa tử" mà bản thân mới gặp phải trong quá trình nấu nướng, cụ thể là bị bỏng do nồi áp suất phát nổ.
Được biết Yến Vy đang là du học sinh tại Hàn và sống cùng nhà người thân là dì ruột. Cách đây 1 tuần, sau khi dì và em gái hầm canh xương ở nồi áp suất, Yến Vy được nhờ nêm gia vị. Sự việc đáng tiếc xảy ra khi cô bạn cố gắng mở nồi áp suất dù thấy nắp nồi bị đóng rất chặt. Ngay sau khi mở được thì nồi lập tức phát nổ khiến thức ăn bên trong văng tung tóe ra ngoài.
Bài đăng Yến Vy chia sẻ trên Threads.
Hình ảnh bếp cùng chiếc nồi áp suất "nổ cái đùng" theo lời kể của Yến Vy, khiến thức ăn văng tùm lum ra bếp. Được biết, loại nồi mà gia đình dì Yến Vy sử dụng là nồi áp suất nấu ga. Kiểu nồi này có thiết kế như nồi nấu thông thường nhưng phần nắp đậy được khóa chặt và kín.
Bản thân Yến Vy đã chịu ảnh hưởng không nhỏ vì bị bỏng nhiệt từ nồi áp suất. May mắn là Yến Vy đã nhanh chóng tự sơ cứu kịp thời bằng cách lấy vòi hoa sen nhà tắm xịt vào mặt, tay ngâm nước lạnh và lập tức gọi xe cấp cứu.
"Trước khi đi mình có cầm theo khăn với thau đựng nước lạnh, lên xe thì cứ đắp khăn liên tục vô mặt, hết lạnh thì nhúng nước, làm liên tục tới khi tới bệnh viện, nhưng mặt với người lúc đó rát khủng khiếp, người thì cứ run cầm cập không kiểm soát được" - Yến Vy chia sẻ lại cảm nhận kinh hoàng của bản thân khi bị bỏng nồi áp suất.
Hình ảnh Yến Vy sau khi được bác sĩ băng bó vết thương. Cô bạn bị bỏng cấp độ 2 và bỏng 16% cơ thể bao gồm mặt, bàn tay phải, gần ngực phải, và đùi phải, trong đó khu vực gần ngực và đùi là bị ảnh hưởng nặng nhất.
Nguyên nhân khiến nồi áp suất phát nổ là do 1 lỗi sai cực phổ biến. Đó chính là không đợi nồi giảm áp suất mà đã cố gắng mở nồi.
Xả áp là một bước quan trọng khi dùng nồi áp suất. Khi thực phẩm đã chín, đừng mở nắp nồi ngay, bạn cần xả hơi thông qua van áp suất, để nồi tản bớt hơi nóng rồi mới mở nắp ra. Nếu bạn định dùng nước lạnh làm nguội nồi thì cần chú ý không để nước đổ vào van hay ống thoát hơi, như vậy việc hạ nhiệt độ của nồi sẽ an toàn hơn. Và vì Yến Vy không xả áp cộng thêm việc cố vặn mở nắp nồi đã trở thành nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nồi bị bùng hơi nóng và phát nổ.
Ảnh minh họa.
Chia sẻ lại trải nghiệm kinh hoàng của bản thân, Yến Vy cũng nói thêm cô bạn hoàn toàn biết phải thêm bước xả áp suất trước khi mở nồi. Tuy nhiên, vì không phải người nấu chính bữa ăn đó, cộng thêm trong 1 phút lơ đễnh, quên mất cơ chế hoạt động của thiết bị nên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc như trên. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của Yến Vy đã có biểu hiện tích cực, vết bỏng ở mặt đã sắp khỏi và không để lại sẹo.
Tình trạng hiện tại của Yến Vy sau khi điều trị. Sức khỏe ổn định và mặt không để lại sẹo.
Đăng tải câu chuyện của bản thân, Yến Vy hy vọng đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Việc sử dụng các thiết bị gia dụng hiện đại quả đúng là giúp công cuộc nấu nướng thêm nhàn, nhưng cần phải sử dụng đúng cách để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Dưới đây là hướng dẫn mở nắp an toàn và một số lưu ý khi dùng nồi áp suất:
Hướng dẫn mở nắp:
- Tắt lửa trước khi lấy thức ăn ra khỏi nồi.
- Xả áp suất xuống mức thấp nhất trước khi mở nắp. Tuyệt đối không mở nồi ngay khi vừa tắt lửa.
- Tiến hành mở nắp khi thấy trong nồi không còn áp suất. Có thể kiểm tra bằng cách lắc nhẹ núm nhỏ phía trên van quả tạ: nếu không nghe thấy hơi nước thoát ra, tức là áp suất trong nồi đã không còn. Với một số nồi kiểu mới, bạn có thể lắc cuống van để kiểm tra.
Một số lưu ý:
- Sau khi tắt bếp, nên để nồi nghỉ khoảng 15 phút mới mở nắp nồi. Điều này nhằm giúp áp suất và nhiệt độ bên trong nồi giảm dần xuống mức an toàn.
- Không mở nắp khi nồi áp suất đang hoạt động.
- Ngiêng nồi hoặc tránh mặt qua một bên để tránh hơi nóng thức ăn bốc lên mặt khi mở nắp nồi.
- Có thể dùng đũa đẩy nhẹ bộ phận van xả áp để áp suất được xả từ từ.
Vụ nữ hiệu trưởng giật mic, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh ở Quảng Bình: Phát hiện nhiều vấn đề trong việc xã hội hóa Đoàn thanh tra đã phát hiện một số vấn đề không thống nhất trong việc xã hội hóa mua tủ đựng đồ và nhiều vi phạm về tài chính của lãnh đạo nhà trường. Cách đây không lâu, sự việc bà Đinh Thị Bùi Chung (Hiệu trưởng Trường mầm non số 1 thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) giật...