Thí điểm tổ chức vận tải hành khách đường bộ từ ngày 13/10
Tối muộn 10/10, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Bến xe khách Mỹ Đình. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, việc ban hành quy định trên nhằm từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kết nối hiệu quả giữa các phương thức vận tải hành khách; góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Về kế hoạch tổ chức vận chuyển, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức thí điểm từ ngày 13/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện Quy định tạm thời này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Về kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở Giao thông Vận tải công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, quy định tạm thời này áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại trên phạm vi toàn quốc.
Về quy định đối với hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe:
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).
Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô. Hành khách tuân thủ “Thông điệp 5K” ; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế. Không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine theo quy định của Bộ Y tế khi đi cùng người thân trên chuyến xe phải đáp ứng đủ quy định đối với hành khách tại quy định này.
Video đang HOT
Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ cao hơn, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô. Hành khách thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến…
Đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu đã tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế.
Khi chuẩn bị hết thời hạn của giấy xét nghiệm, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đến cơ sở y tế hoặc bến xe, trạm dừng nghỉ, chốt kiểm soát dịch có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 gần nhất trên hành trình để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định trước khi tiếp tục hành trình.
Ngoài ra, tại quy định này, Bộ Giao thông Vận tải cũng quy định chi tiết những việc phải làm của lái xe, nhân viên phục vụ tên xe sau khi kết thúc chuyến đi và về nơi cư trú.
Tại quy định tạm thời về tổ chức vận tải đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định của Bộ Y tế và quy định cụ thể của từng địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch (được công bố tại trang thông tin điện tử Bộ Y tế).
Trường hợp phát hiện hành khách có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính thì triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Đối với bến xe, trạm dừng nghỉ, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị này xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng; bố trí khu vực bán vé, phòng chờ (đối với bến xe), nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.
Trong trường hợp phát hiện lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý…
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải hành khách bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải và quy định về phòng, chống dịch COVID-19…bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định tạm thời này.
Bên cạnh đó, các đơn vị này cần phải theo dõi, yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đến cơ sở y tế hoặc bến xe, trạm dừng nghỉ, chốt kiểm soát dịch (có tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2) gần nhất trên hành trình để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 khi giấy xét nghiệm sắp hết hạn.
Vì điều kiện phòng, chống dịch COVID-19, trong giai đoạn thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị này giám sát, yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách đúng các địa điểm theo danh sách được Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo công khai…
Đối với các loại hình vận tải hành khách đường bộ khác và vận chuyển hành khách đến, đi tới cảng hàng không, ga đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên theo Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…
TP Đà Nẵng trong ngày đầu tiên nới lỏng một số hoạt động
Ngày 30/9, thành phố Đà Nẵng bắt đầu nới lỏng một số hoạt động như cắt tóc, hội họp, tín ngưỡng, tập thể dục, thể thao, tắm biển; các khách sạn, cơ sở lưu trú được đón khách...
Đường phố Đà Nẵng không còn chốt kiểm soát, người dân ra đường nhiều hơn trước.
Ghi nhận của phóng viên TTXVN, trên các trục đường chính người dân tham gia giao thông nhiều hơn so với những ngày trước. Các cửa hàng kinh doanh nhỏ, cắt tóc, một số chợ đã mở cửa trở lại. Đặc biệt, từ 4 giờ 30 phút - 6 giờ 30 phút (quy định của thành phố cho phép tắm biển), trên các bãi biển nhiều người dân đã tắm biển. Đa số các hoạt động được mở lại đều tuân thủ nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế và hướng dẫn phòng dịch của thành phố Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Đắc Hùng, Trưởng ban Quản lý chợ Cồn cho hay, thực hiện chủ trương của thành phố về mở lại một số hoạt động tại chợ, chợ Cồn đã tổ chức mở 50% cửa hàng mở luân phiên, ngày chẵn lẻ, với 350/700 hộ tiểu thương được buôn bán trong ngày. Những tiểu thương được phép kinh doanh phải đảm bảo điều kiện như tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19 đủ 14 ngày; đảm bảo đủ điều kiện phòng, chống dịch; các cửa hàng phải có tấm chắn ngăn giữa người mua và người bán. Đối với người đi vào chợ, Ban Quản lý chợ sẽ kiểm soát ra, vào thông qua mã QR, hướng dẫn người dân thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Chị Trần Thị Thu Trâm kinh doanh các mặt hàng ba lô, giày dép tại chợ Cồn cho hay, trong ngày đầu tiên được mở cửa kinh doanh trở lại, chị rất hào hứng và vui mừng. Nhiều tháng qua, cửa hàng của chị đã đóng cửa để phòng, chống dịch dẫn đến kinh tế gia đình gặp khó khăn. Sau khi mở cửa trở lại, cửa hàng chị sẽ chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
Chị Ngô Thị Quyên, quản lý cửa hàng giày BQ (đường Lê Duẩn, quận Hải Châu) chia sẻ: Trước khi hoạt động trở lại, chúng tôi đã tập trung toàn bộ nhân sự để vệ sinh, sát khuẩn cửa hàng; trang bị đầy đủ máy đo, sát khuẩn đặt ngay tại lối ra vào, yêu cầu khách hàng khai báo y tế. Đặc biệt, cửa hàng thực hiện phương án bán hàng không chạm, giữ khoảng cách giữa người mua và bán. Ngoài ra, toàn bộ nhân viên tại cửa hàng đều đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19.
Người dân tắm biển vào sáng sớm 30/9/2021.
Cảm nhận về ngày đầu tiên cho phép tắm biển trở lại, anh Nguyễn Trường Trung (trú tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) nói: Nhiều tháng rồi, tôi mới được tắm biển trở lại. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được vui đùa cùng sóng biển. Trong khi tắm biển, tôi đều thực hiện các biện pháp phòng dịch như giữ khoảng cách với những người xung quanh, mang khẩu trang khi ở trên bờ, rửa tay sát khuẩn trước và sau khi tắm biển.
Ngoài các hoạt động thiết yếu, các khách sạn, cơ sở lưu trú cũng được phép mở cửa trở lại để tiếp nhận khách. Nhằm thực hiện tốt phòng, chống dịch, nhiều cơ sở đã chuẩn bị rất kỹ việc kiểm soát khách ra vào.
Đại diện quản lý Khách sạn Sea Sand Apartment and Hotel cho hay, trong ngày đầu thành phố cho phép mở cửa trở lại, các cơ sở lưu trú, khánh sạn đã tổ chức dọn vệ sinh, khử khuẩn và nhận đón khách. Khách sạn sẽ kiểm soát chặt khách ra vào, thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch; đảm bảo chỉ nhận không quá 30% khách.
Trước đó, trong Công văn số 6589/UBND-KGVX ngày 28/9 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định, bắt đầu từ 0 giờ ngày 30/9, thành phố cho phép một số lĩnh vực được mở cửa trở lại với những quy định cụ thể kèm theo.
Đường phố Đà Nẵng không còn chốt kiểm soát, người dân ra đường nhiều hơn trước.
Cụ thể, chợ truyền thống được bố trí luân phiên tối đa 50% số gian hàng, quầy hàng; có vách ngăn giữa người bán, người mua và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiểu thương và những người làm việc trực tiếp tại chợ phải được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đã qua 14 ngày hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng; mang khẩu trang, khuyến khích đeo tấm che mặt trong suốt. Mỗi hộ gia đình chỉ được cử một người đi chợ với tần suất 3 ngày/lần và phải có Giấy đi mua hàng kèm QRCode; mang khẩu trang và khuyến khích đeo tấm che mặt.
Hoạt động hội họp, tập huấn, hội thảo... trong nhà do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức (trừ các hoạt động, sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép) chỉ được tập trung không quá 20 người trong một phòng; trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng thì được tập trung không quá 100 người.
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không được ập trung không quá 30 người vào cùng một thời điểm.Khách sạn, cơ sở lưu trú chỉ được sử dụng không quá 30% tổng số phòng hiện có. Trường hợp có 100% khách hàng đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng, khách sạn được phép sử dụng không quá 50% tổng số phòng hiện có. Không được tổ chức các dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú.
Các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng trong nội đô thành phố, vận chuyển khách bằng phương tiện thủy nội địa trên các tuyến sông, vịnh Đà Nẵng chỉ được hoạt động tối đa không quá 50% số ghế quy định trên phương tiện.
Một số chợ đã mở cửa trở lại, kiểm soát người đi chợ bằng mã QR Code, người dân phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp thì không được tập trung quá 20 người. Mọi người được tắm biển từ 4 giờ 30 phút đến không quá 6 giờ 30 phút, chỉ tắm biển tại các khu vực được phép theo quy định và rời đi ngay sau khi tắm biển; không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển xong. Thành phố chưa cho phép dịch vụ tắm nước ngọt và các dịch vụ khác tại bãi biển và các khu vực công viên, vỉa hè ven biển (trừ dịch vụ trông, giữ xe, đồ đạc của khách theo quy định).
Tại các cơ sở cắt tóc, gội đầu, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đã qua 14 ngày và không phục vụ quá 3 người cùng một thời điểm.
Về tổ chức đám tang, thi thể người đã khuất không được để quá 48 tiếng; không tập trung quá 20 người cùng một thời điểm, có sự giám sát của chính quyền địa phương và phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.
Ngày 27/8, Việt Nam thêm 12.920 ca COVID-19, tăng 1.332 người Chiều 27/8, Bộ Y tế công bố thêm 12.920 ca COVID-19, trong đó 12.901 ca ghi nhận trong nước. Trong 12.920 ca nhiễm mới có 19 ca nhập cảnh và 12.901 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (5.383), Bình Dương (4.187), Đồng Nai (996), Long An (454), Tiền Giang (312), Đà Nẵng (202), Tây Ninh (132), Khánh Hòa (131), Quảng Bình (125),...