Thí điểm nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trực tuyến trong tháng 10
Trong tháng 10/2022, Tòa án nhân dân tối cao sẽ thí điểm dịch vụ tư pháp công trực tuyến thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, áp dụng với 5 cơ quan Tòa án cấp quận tại Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao vừa có quyết định triển khai thí điểm dịch vụ tư pháp công trực tuyến thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Theo quyết định của Tòa án nhân dân tối cao, việc thu, nộp trực tuyến tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ được thí điểm từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/10/2022 tại Tòa án nhân dân 5 quận của Hà Nội gồm Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Gia Lâm và Hai Bà Trưng.
Chánh án các Tòa án nhân dân được chọn thí điểm dịch vụ tư pháp công trực tuyến thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức triển khai dịch vụ tại đơn vị.
Đồng thời, chỉ đạo cán bộ, công chức thực hiện nghiêm việc thí điểm dịch vụ thu, tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về các lợi ích khi sử dụng dịch vụ thu, tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Video đang HOT
Tính đến cuối tháng 8/2022, đã có hơn 1,2 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia với số tiền hơn 2.587 nghìn tỷ đồng.
Dịch vụ tư pháp công trực tuyến thu, nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là 1 trong những dịch vụ công Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu sớm tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2022, cùng với các dịch vụ thanh toán khác như: thanh toán viện phí; thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân.
Cổng Dịch vụ công quốc gia được Văn phòng Chính phủ đưa vào vận hành chính thức tại địa chỉ dichvucong.gov.vn kể từ ngày 9/12/2019. Đây là đầu mối kết nối các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Theo Văn phòng Chính phủ, tính từ khi khai trương đến hết tháng 8/2022, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.856 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; đã có hơn 2,63 triệu tài khoản đăng ký; hơn 127,7 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 6,6 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 4,5 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; và hơn 1,2 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 2.587 nghìn tỷ đồng.
Hàn Quốc phát lệnh bắt giữ Do Kwon - người đứng sau thảm họa Luna
Ngoài Do Kwon, còn 5 đối tượng khác cũng nằm trong danh sách bị bắt giữ theo lệnh tòa án.
Tờ Bloomberg mới đây đưa tin tòa án tại Hàn Quốc đã phát lệnh bắt giữ Do Kwon - nhà đồng sáng lập và CEO của Terraform Labs. Đây là công ty sở hữu đồng tiền số Terra Luna và TerraUSD, từng sụp đổ vào tháng 5 vừa qua.
Ngoài Do Kwon, còn 5 đối tượng khác cũng nằm trong danh sách bị bắt giữ theo lệnh tòa án. Theo một văn phòng công tố quận tại Seoul, những người này bị cáo buộc vi phạm quy tắc thị trường vốn của Hàn Quốc.
Cũng theo văn phòng này, cả 6 đối tượng đều đang ở Singapore. Đến nay, phía Do Kwon vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên. Việc hệ sinh thái Terra và đồng ổn định UST sụp đổ đã làm rung chuyển cộng đồng tiền số thế giới và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Do Kwon bị các nhà đầu tư cáo buộc là đã gian lận, gây thiệt hại hàng triệu USD cho giới đầu tư trong và ngoài nước sau khi giá trị thực tế của đồng tiền số Luna giảm xuống bằng 0 vào tháng 5, tiếp theo sự sụp đổ của TerraUSD.
Bất chấp nỗ lực giải cứu của các nhà đồng sáng lập, cả hai đồng tiền số này vẫn gần như vô giá trị. Giới chuyên môn gọi đây là vết nhơ của thị trường tiền số. Về phần Do Kwon, anh bị chỉ trích là có cách ứng xử vô trách nhiệm khi sự cố xảy ra. Theo Reuters, đến nay đã có gần 80 người đệ đơn kiện chống lại Do Kwon và nhà đồng sáng lập Daniel Shin.
Chân dung Do Kwon (Ảnh: Internet).
Một nguồn tin khác cho biết cơ quan điều tra đã phong tỏa hồ sơ thuế của những lãnh đạo cấp cao tại Terraform Labs đồng thời tập trung làm rõ dòng tiền giữa các công ty liên kết với Terraform và quá trình phát triển của đồng Luna, TerraUSD.
"Thảm họa Luna" đã khiến cơ quan chức năng ở nhiều quốc gia, bao gồm Hàn Quốc và Mỹ đã mở các cuộc điều tra liên quan đồng thời xem xét thay đổi quy định trong việc giám sát đồng ổn định.
Tháng 7 vừa qua, các công tố viên đã đột kích vào nhà của Daniel Shin - một đồng sáng lập khác của Terraform Labs trong bối cảnh cuộc điều tra về cáo buộc hoạt động bất hợp pháp đằng sau sự sụp đổ của TerraUSD được tiến hành ráo riết.
Tháng trước, trong cuộc phỏng vấn công khai lần đầu tiên kể từ "thảm họa Luna", Do Kwon khẳng định dự án Terra không phải lừa đảo theo mô hình đa cấp. Chia sẻ với Coinage, Do Kwon nói rằng bản thân cũng bị thiệt hại rất nặng nề.
Ngoài ra, Do Kwon cũng không phủ nhận việc công ty có nội gián. Anh cho rằng người này có thể lợi dụng lỗ hổng để kiếm tiền. " Nếu có lỗ hổng trong thiết kế khiến kẻ gian trục lợi, đó là lỗi của tôi. Tôi là người duy nhất chịu trách nhiệm", Do Kwon nói.
" Khi mọi thứ sụp đổ, gia đình tôi gặp phải một số mối đe dọa. Vì vậy, tôi phải rời Hàn Quốc. Tôi vẫn chưa có ý định trở về và cũng chưa có cuộc gọi triệu tập nào từ chính quyền Hàn Quốc", Do Kwon cho biết thêm. Những phát ngôn trên của Do Kwon đã vấp phải sự phản đối dữ dội của cộng đồng. Đa phần cho rằng CEO Terra vẫn tiếp tục gian dối.
Bitu Kỳ lân công nghệ thế hệ mới bứt phá Việc sử dụng công nghệ kết nối trực tuyến cùng sự sáng tạo và đổi mới trong phương pháp học giao tiếp tiếng Anh đã giúp Bitu - Một startup lĩnh vực Edtech nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn người dùng chỉ sau 2 năm hoạt động. Thương hiệu mới nhưng "nổi đình nổi đám" vì sự khác biệt Covid-19 đã thay...