Thí điểm cho DN tự kê khai trước tiền thuế nhập khẩu
Ngày 26.12, ông Nguyễn Hữu Nghiệp – Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết Bộ Tài chính vừa giao cho đơn vị này thí điểm việc doanh nghiệp tự phân loại và xác định trước giá trị thuế phải đóng đối với hàng hóa nhập khẩu. Dự kiến việc thí điểm này sẽ áp dụng vào đầu năm 2013.
Theo ông Nghiệp, việc xác định giá trị thuế trước khi nhập khẩu hàng đã được nhiều quốc gia áp dụng, nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.
Công đoạn này sẽ tiết kiệm thời gian và giúp doanh nghiệp ít phải dây dưa nợ thuế. Ngoài ra, ngân hàng cũng dễ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp hơn.
Xác định trước tiền thuế sẽ tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp – Ảnh: T.Hằng
Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc xác định trước tiền thuế đòi hỏi doanh nghiệp phải khai báo trung thực số hàng nhập khẩu và số tiền thuế phải đóng.
Video đang HOT
Theo TNO
"Đại gia" xăng dầu nợ thuế gần 300 tỷ
Có tới 9 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đang nợ thuế quá hạn (Ảnh minh họa)
Chiều 5/9, Tổng cục Hải quan cho biết, có tới 9 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đang nợ thuế quá hạn tới 298 tỷ đồng. Trong đó, có tới 2/3 số nợ thuế này là do xăng dầu tạm nhập tái xuất lưu tại Việt Nam quá thời hạn cho phép.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính tới ngày 4/9, các doanh nghiệp xăng dầu đã nợ thuế quá hạn đối với kinh doanh nội địa gần 106 tỷ đồng. Riêng đối với lĩnh vực tạm nhập tái xuất, do có quá nhiều hàng quá hạn nên khi tính ra số thuế phải thu, con số này lên tới hơn 192 tỷ đồng, cao gấp đôi tổng số nợ thuế hàng nội địa.
Petrolimex là đơn vị nợ thuế cao nhất với tổng số tiền lên tới 132 tỷ đồng. Trong đó, Petrolimex bị tính thuế cho các lô hàng tạm nhập tái xuất quá thời hạn lên tới 82,6 tỷ đồng. Khoảng hơn 49,4 tỷ đồng nợ thuế còn lại là hàng xăng dầu tiêu thụ nội địa.
Nợ thuế cao thứ 2 là Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam với số nợ 85,6 tỷ đồng, trong đó, nợ thuế xăng dầu nội địa gần 47 tỷ đồng và nợ thuế do hàng tạm nhập tái xuất quá hạn là 42,6 tỷ đồng.
Nợ thuế cao thứ 3 phải kể đến là Tổng công ty xăng dầu Quân đội với số nợ hơn 51,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại đứng thứ 2 về nợ thuế do quá hạn tạm nhập tái xuất xăng dầu, với con số hơn 50 tỷ đồng. Thuế nhập khẩu nợ quá hạn đối với hàng nội địa chỉ hơn 487 triệu đồng.
Đứng thứ 4 trong "thứ hạng nợ nần" này là Tổng công ty Dầu Việt Nam khi nợ gần 24,4 tỷ, trong đó, hơn 15,6 tỷ đồng thuế là do hàng tạm nhập tái xuất quá hạn. 5 doanh nghiệp khác bị "bêu" tên trong danh sách này có số nợ không cao, như Tổng công ty Thương mại và kỹ thuật đầu tư, Công ty CP lọc hóa dầu Nam Việt, Công ty TNHH thương mại một thành viên dầu khí Đồng Tháp, Công ty CP dầu khí Mê Koong và Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Số nợ thuế của các doanh nghiệp này chỉ từ 20 triệu đồng đến hơn 300 triệu đồng.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cho tiêu thụ nội địa chỉ được ân hạn thuế trong thời hạn 30 ngày. Đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp không phải nộp thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa loại hình kinh doanh này chỉ được phép lưu tại Việt Nam 120 ngày và được gia hạn không quá 2 lần, mỗi lần 30 ngày. Tổng thời gian tối đa được phép lưu tại Việt Nam cho một lô hàng xăng dầu nhập theo loại hình này là 180 ngày. Ngoài ra, khi hết thời hạn trên, các doanh nghiệp cũng phải chịu giới hạn 15 ngày tối đa chấp hành nộp thuế cho lô hàng tạm nhập tái xuất . Nếu quá thời hạn này mà không tái xuất, doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế nhập khẩu như hàng tiêu thụ nội địa kèm theo các khoản phạt chậm nộp thuế. Như vậy, tổng thời gian "ân hạn" nộp thuế cho xăng dầu tạm nhập tái xuất lên tới 195 ngày.
Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, 192 tỷ đồng nợ thuế trên là do các doanh nghiệp đã lưu xăng dầu tạm nhập tái xuất quá 195 ngày, tương ứng 6 tháng 15 ngày. Tính từ ngày 4/9 trừ lùi trở về trước, các lô hàng xăng dầu trên đã được nhập ở thời điểm tháng 1-2 năm nay theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay, vẫn chưa tái xuất đúng đăng ký.
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Petrolimex nói rằng khá bất ngờ về các con số do Tổng cục Hải quan công bố.
"Quy trình của hải quan là nếu quá hạn tạm nhập tái xuất thì sẽ không được nhập lô tiếp theo. Tương tự, nếu chậm nộp thuế ở hàng tiêu thụ nội địa thì cũng sẽ bị cưỡng chế ở lô hàng nhập kế tiếp. Thực tế kinh doanh thời gian qua, chưa bao giờ Petrolimex bị hải quan cưỡng chế lô hàng nào", ông Bảo khẳng định.
Cũng theo ông Bảo cho hay, lượng hàng nhập của Petrolimex rất lớn, mỗi năm có hơn 300 chuyến tàu xăng dầu nhập về. Trung bình ngày nào trên cảng ở Việt Nam, cũng sẽ có ít nhất 1 chuyến tàu chở hàng xăng dầu của Petrolimex nhập cảng. Trong khi đó, hệ thống giám sát của hải quan rất chặt chẽ, nếu quá hạn sẽ bị cập nhật công khai ngay trên mạng. Tuy nhiên, khi Petrolimex không có chuyến hàng nào bị cưỡng chế thì chứng tỏ khó có chuyện Petrolimex chậm nộp thuế quá hạn.
Ông Bảo nhấn mạnh: "Dù vậy, để thông tin chính xác, Tập đoàn đang khẩn trương kiểm chứng toàn bộ các con số trên, bao gồm cả việc kiểm tra ở các đơn vị thành viên".
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan lưu ý, các con số này sẽ nói được phần nào về tình trạng lưu quá hạn hàng xăng dầu tạm nhập ở mức nào. Hiện, Tổng Cục đang tiến hành rà soát toàn bộ các dấu hiệu lách luật trong tạm nhập tái xuất hàng hóa nói chung, bao gồm cả xăng dầu.
Theo VNE
Cửa hàng Gucci, Milano ở TP.HCM mở cửa trở lại Sáng 23.12, cửa hàng Gucci và Milano (88 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM) đã mở cửa hoạt động trở lại sau một thời gian bị niêm phong do chủ hộ kinh doanh tránh mặt không chịu hợp tác. Cách đây khoảng 1 tuần, bà Võ Thị Ngọc Phượng (ngụ Q.2, chủ hộ kinh doanh Milano) đã đến làm việc và chứng kiến cùng với...