Thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài: Chỉ áp dụng khi “có đi có lại”?
Chính phủ đề xuất thí điểm cho phép người nước ngoài tự truy cập cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam để thực hiện thủ tục xin thị thực điện tử. Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho rằng nên giới hạn phạm vi, chỉ áp dụng với công dân một số nước theo nguyên tắc có đi có lại…
Chiều 9/11, Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để góp phần phát triển du lịch, môi trường đầu tư kinh doanh… giữa tháng 10 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, trong đó có việc xây dựng và triển khai cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm trình bày đề án thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài tại Quốc hội. (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo dự thảo Nghị quyết, toàn bộ quá trình từ nộp hồ sơ, xem xét giải quyết và thông báo kết quả cấp thị thực cho người nước ngoài đều thực hiện bằng phương tiện điện tử. Người nước ngoài được giải quyết cấp thị thực điện tử sẽ truy cập Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để in thị thực.
Theo Bộ trưởng Công an, quy định cấp thị thực điện tử như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam du lịch, tìm hiểu cơ hội đầu tư, giúp công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh được nhanh chóng. Tuy nhiên, việc cấp thị thực điện tử như vậy chưa được quy định trong Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam, việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội để thực hiện thí điểm chủ trương này là cần thiết.
Thẩm tra đề xuất đưa ra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt khái quát, UB này nhất trí nhận định, việc thí điểm để tiến tới áp dụng hình thức thị thực điện tử đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về chính trị, pháp lý, đối ngoại mà còn tác động trực tiếp, tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội, nhất là khi Việt Nam đang chủ động hội nhập quốc tế.
Việc cấp thị thực điện tử cũng là tiến tới bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi và tiết kiệm trong việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Video đang HOT
Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh yêu cầu thực hiện thí điểm theo lộ trình, thận trọng. (Ảnh: Quochoi.vn)
Đánh giá về nội dung của dự thảo Nghị quyết, cơ quan thẩm tra nhận định, việc quy định đối tượng áp dụng thí điểm là tất cả người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là quá rộng, sẽ đặt ra thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhất là trong điều kiện tình hình thế giới hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; điều kiện về nhân lực, vật lực của nước ta trên thực tế còn nhiều khó khăn.
Do vậy, UB Quốc phòng- An ninh đề nghị quy định về đối tượng áp dụng theo hướng thí điểm chọn nhóm công dân một số quốc gia nhất định theo nguyên tắc có đi có lại (với những nước đã áp dụng thị thực điện tử với công dân Việt Nam) hoặc với các nước có quan hệ truyền thống hữu nghị với Việt Nam. Sau thời gian thí điểm sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ nhiệm UB Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, xác định đối tượng điều chỉnh và lộ trình thực hiện như vậy vừa bảo đảm thận trọng, phù hợp với tính chất của việc thí điểm đồng thời đảm bảo về thời gian để Chính phủ tập trung chuẩn bị về nhân lực, vật lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Theo Dantri
Nỗ lực không ngừng để xây dựng chính phủ điện tử
Là doanh nghiệp nhà nước- Tập đoàn chủ lực của Việt Nam về xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ VT-CNTT, năm 2016 đã chứng kiến những nỗ lực lớn của VNPT trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại, hướng tới chính phủ điện tử.
Cụ thể, VNPT đã hợp tác, làm việc với các Bộ- Ngành, địa phương cùng các doanh nghiệp ICT trong và ngoài nước, phân tích, xây dựng nhiều giải pháp, sản phẩm ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất kinh doanh, phục vụ chính quyền, người dân, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia, chính quyền địa phương và của doanh nghiệp. Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều Bộ- Ngành- UBND các tỉnh diễn ra trong năm 2016 chính là kết quả cho những nỗ lực đó của VNPT, khẳng định tầm vóc và dấu ấn của Tập đoàn VT-CNTT hàng đầu trên bước đường góp sức xây dựng và phát triển đất nước.
Chính quyền điện tử vì nhân dân
Tháng 6/2014, tại phiên họp thứ 1 Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ- Ngành, địa phương phải đẩy nhanh ứng CNTT vào công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước với tinh thần đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt là các dịch vụ tiện ích trong các lĩnh vực bức thiết như y tế, giáo dục, xây dựng, thuế, hải quan... và đồng ý với chủ trương thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước để tiết kiệm ngân sách, phát triển ngành CNTT, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành các quyết định về Chương trình quốc gia ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước giai đoạn 2010- 2015; Đề án đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông; Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính giấy tờ và Đề án cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT trong quá trình xây dựng và phát triển nhất nước, với vai trò là Tập đoàn chủ lực của đất nước về xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ VT-CNTT, thời gian qua, VNPT đã phối hợp và hỗ trợ UBND các tỉnh triển khai có hiệu quả nhiều ứng dụng VT-CNTT và Truyền thông trong công tác điều hành, quản lý. Qua đó, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, giảm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công vụ, hiện đại hóa các quan hệ hành chính, phục vụ người dân cũng như đầu tư hạ tầng VT-CNTT giúp địa phương thu hút đầu tư.
Nỗ lực không ngừng để xây dựng chính phủ điện tử
Theo đó, chương trình hợp tác giữa VNPT và UBND các tỉnh trong thời gian qua được triển khai trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hạ tầng Viễn thông- CNTT đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền điện tử của tỉnh; Ứng dụng CNTT để xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh; Xây dựng giải pháp tổng thể an toàn, an ninh thông tin, chính quyền điện tử của tỉnh; Đào tạo nguồn nhân lực Viễn thông - CNTT và Truyền thông. Tập đoàn sẽ phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh khảo sát đánh giá tổng thể hiện trạng, nhu cầu về hạ tầng mạng truyền số liệu trong cơ quan quản lý nhà nước tỉnh, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và nhu cầu về lưu trữ dữ liệu để lập kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tàng VT-CNTT tại UBND tỉnh.
Song song đó, VNPT cũng sẽ tư vấn, xây dựng, chuyển giao công nghệ các chương trình ứng dụng CNTT trong nội bộ công tác điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đến các đơn vị trực thuộc của tỉnh theo một kiến trúc nền tảng thống nhất để phát triển các phần mềm ứng dụng và dịch vụ công theo chuẩn nhất quán, tích hợp các ứng dụng có sẵn và đảm bảo kết nối với các ứng dụng chuyên ngành do Chính phủ triển khai.
Với trách nhiệm của mình, trong các ký kết thỏa thuận với UBND các tỉnh, VNPT luôn cam kết sẽ đầu tư nguồn lực tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ứng dụng VT-CNTT và Truyền thông của tỉnh. Tất cả đều hướng tới mục tiêu: Xây dựng hạ tầng VT-CNTT và Truyền thông phục vụ công tác quản lý nhà nước, hướng tới hệ thống chỉ đạo, điều hành hiện đại thống trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước; Xây dựng, cung cấp, sử dụng và phát triển dịch vụ VT-CNTT nhằm hỗ trợ UBND các tỉnh triển khai ứng dụng Vt-CNTT và Truyền thông phục vụ cá nhân, tổ chức và người dân được nhanh chóng, thuận tiện.
Vì một nền hành chính công văn minh, hiện đại
Song song với Lễ ký kết cùng UBND các tỉnh, VNPT ghi rõ dấu ấn và khẳng định vai trò doanh nghiệp VT-CNTT chủ lực của mình với các Bộ- Ngành trong tiến trình hiện đại hóa nền hành chính công quốc gia. Đó là xây dựng, triển khai Cổng thông tin điện tử vnPortal, hệ thống một cửa liên thông VNPT-iGate, hệ thống quản lý văn bản điều hành VNPT-iOffice... Các sản phẩm này đã và đang được khách hàng trên toàn quốc tin dùng.
Bên cạnh đó, VNPT không ngừng xây dựng và phát triển các dịch CNTT có tính ứng dụng cao trong công tác hành chính - quản trị tại các cơ quan hành chính nhà nước như: VNPT Meeting, VNPT iOffice , VNPT iGate, VNPT Portal, VNPT E-report... Tính đến thời điểm này, VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về phát triển VT-CNTT với khoảng 50 tỉnh thành trên cả nước. Bộ giải pháp Chính phủ điện tử của VNPT đã được triển khai và hiện diện ở hơn 30 tỉnh/thành phố (140 Quận/Huyện và hơn 1.500 xã/ phường) trên toàn quốc.
Phần mềm quản lý văn bản điện tử VNPT- iOffice đã được triển khai ở khoảng 30 tỉnh thành phố, tại 300 sở ngành của các địa phương; phần mềm giải pháp một cửa đã được triển khai ở 20 tỉnh thành phố, với 400 sở, ngành. VNPT-iOffice là phần mềm được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, an toàn bảo mật với chức năng mật khẩu xác thực một lần - OTP, chữ ký số, thông báo văn bản công việc đến qua SMS, email..., điều hành và quản lý mọi lúc, mọi nơi, bảo đảm kết nối liên thông văn bản 4 cấp, giữa Chính phủ - UBND tỉnh - UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo yêu cầu của Chính phủ; dữ liệu được lưu trữ tại hệ thống Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn VNPT, tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn thông tin. Khi triển khai phần mềm, hầu hết các văn bản không mật của cơ quan nhà nước các cấp đều được chuyển dưới dạng văn bản điện tử, giúp tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm; tiết kiệm nguồn nhân lực khai thác, vận hành hệ thống máy chủ, quản lý, khai thác hệ thống...
Dấu ấn VNPT 2016
Ngày 29/9/2016 vừa qua, đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn VNPT và UBND Tp.HCM về Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn đến năm 2030" và Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Kiên Giang về Đề án xây dựng đảo Phú Quốc trở thành Thành phố thông minh. Và liền sau đó, vào ngày 07/10 mới đây, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tiến hành Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác về xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành Thành phố thông minh.
VNPT và UBND Tp. Hồ Chí Minh trong Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác
Với xu thế đô thị thông minh và IoT trên toàn thế giới hiện nay, Việt Nam sớm muộn cũng phải "bắt nhịp" và đi theo. Nói cách khác, con đường xây dựng nên các đô thị thông minh tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam là tất yếu, trong đó IoT là một trong những hoạt động nòng cốt ở các đô thị thông minh đó. Bắt nhịp sự tiến bộ này của thế giới, Tập đoàn VNPT đã có những bước chuẩn bị khá kỹ lưỡng: Tập hợp đội ngũ chuyên viên và kỹ sư giỏi để nghiên cứu về những tiến bộ khoa học - công nghệ của thế giới nhằm áp dụng cho Việt Nam; nâng tầm mảng công nghiệp chế tạo (bao gồm VNPT Technology và các dơn vị công nghiệp khác) để tự sản xuất ra các thiết bị VT-CNTT, đáp ứng nhu cầu của thị trường; và, hợp tác với các tập đoàn VT-CNTT lớn trên thế giới, như Microsoft, Hitachi, Fujitsu, NTT Data, Korea Telecom... để xây dựng các phần mềm chuyên dụng như VNPT-His, VNPT-iOffice..., cũng như nghiên cứu, xây dựng nên các mô hình, Đề án, trong đó có Đề án xây dựng đô thị thông minh.
Đây có thể coi là một những dấu ấn đặc biệt mà VNPT khắc họa trong năm 2016 cũng như trong những năm đã qua. Các kết quả đáng tự hào này tiếp tục giúp VNPT khẳng định vai trò, trách nhiệm là Tập đoàn VT-CNTT chủ lực của đất nước, không ngừng nỗ lực góp phần xây dựng đất nước văn minh, hiện đại, phục vụ lợi ích nhân dân. Đó cũng chính là ý nghĩa to lớn mà trong suốt gần 70 năm hình thành và phát triển VNPT theo đuổi và khát khao thực hiện.
Theo Xã Hội Thông Tin
Người nước ngoài đột tử trên ôtô ở Sài Gòn Đang chở ngươi đan ông ngoai quôc đi công viêc ở TP HCM, tài xế hoảng hốt khi thấy ông ôm ngực, khó thở rồi tử vong sau đó. Canh sat xư ly tại hiên trương. Anh: Sơn Hoa 10h ngay 24/10, tài xế 30 tuôi chơ ngươi đan ông nươc ngoai bằng ôtô 7 chỗ trên đương Pham Hung, hương vê câu...