Thí điểm cấp mã số công dân từ tháng 10
Sáng 25/9, thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục CS quản lý hành chính về TTATXH, cho biết từ tháng 10 sẽ bắt đầu thí điểm cấp mã sô công dân.
Thiêu tướng Trân Văn Vê cho biêt từ tháng 10 sẽ thí điêm câp mã sô công dân ở Hải Phòng – Ảnh: Hoàng Trang
Theo đó, TP.Hải Phòng sẽ là địa phương thực hiên thí điêm. Ông Vê cũng cho biết mã sô công dân được xác định là 12 sô trên CMND mới, loại đang được thực hiên thí điêm ở môt sô địa phương ở TP.Hà Nôi.
Tại Hải Phòng, viêc câp mã sô công dân được xác định cùng với viêc câp mới CMND và câp đôi lại CMND. Cùng với viêc câp mã sô công dân, cơ quan công an sẽ hoàn thiên cơ sở dữ liêu đê người dân có thê sử dụng trong các giao dịch hành chính về sau.
“Hiên nay chúng tôi đã chuân bị đây đủ phân cứng, phân mêm đê từ tháng 10 tới đây, TP.Hải Phòng sẽ thực hiên thí điêm”, ông Trân Văn Vê cho biêt.
Được biết, hôi đâu tháng 6, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020″.
Môt trong những nôi dung quan trọng của đê án này là câp mã sô công dân nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phát triển Chính phủ điện tử.
Video đang HOT
Theo lô trình của đê án này, giai đoạn 2013 – 2014, cơ quan nhà nước sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp, quản lý và sử dụng mã số định danh; năm 2015 sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và năm 2016 sẽ bắt đầu cấp mã số này.
Việc cấp mã số cho công dân sinh trước 1/1/2016 sẽ do cơ quan công an thực hiện. Công dân sinh sau ngày này sẽ do cơ quan tư pháp phối hợp với công an để cấp.
Theo thiếu tướng Trần Văn Vệ, khi người dân đã có mã sô công dân, nêu muôn thực hiên viêc xác nhân môt sô giây tờ thủ tục ở cơ quan hành chính, người dân chỉ cân mang theo giây CMND mới là đủ, không cân phải mang hô khâu, giây khai sinh như hiên nay.
Mã sô cá nhân gồm 12 sô tự nhiên có hàm chứa mã sô đơn vị hành chính là tỉnh thành phô, hoặc mã quôc gia trên thê giới, là nơi công dân đăng ký khai sinh (môi công dân chỉ có môt nơi sinh).
Mã sô công dân có chứa năm sinh, giới tính… của người được câp. Môi người chỉ có môt mã sô duy nhât theo suôt cả đời.
Mã sô công dân được coi là “chìa khóa” đê xác định hô sơ của môt công dân trong Cơ sở dữ liêu quôc gia vê dân cư.
Theo Xahoi
Dân được gì khi có số định danh cá nhân?
Khi có số định danh cá nhân thì sau đó sẽ có thẻ công dân điện tử để thay thế tất cả các loại giấy tờ, kể cả CMND.
"Số định danh cá nhân (SĐDCN) sẽ gắn trên tất cả các loại giấy tờ của công dân. Khi đó, ở bất kỳ đâu anh chỉ cần đọc SĐDCN và yêu cầu trích lục hộ tịch là được trích lục. Sau này nếu có thẻ căn cước (thẻ công dân điện tử) thì CMND cũng có thể bỏ, người dân sẽ được rất nhiều ích lợi".
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh như trên về những lợi ích của dự án Luật Hộ tịch trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) ngày 13-8. Tuy nhiên, những phân tích mà ông Cường nêu ra chưa đủ để thuyết phục các thành viên trong TVQH chấp thuận đưa dự luật này vào chương trình kỳ họp QH tới. Thay vào đó, TVQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh làm rõ hơn nữa các quy định và lùi thời gian trình ra QH vào kỳ họp giữa năm 2014.
Một người có quá nhiều giấy
Đề cập đến những bất cập trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, ông Cường cho rằng do các quy định của pháp luật chưa đồng bộ nên mỗi người dân hiện đang phải tự lưu giữ, bảo quản nhiều loại giấy tờ hộ tịch, gây khó khăn khi sử dụng. Bên cạnh đó, phương thức đăng ký hộ tịch còn thủ công nên mỗi khi cần phải chứng minh nhân thân, nơi cư trú người dân gặp rất nhiều phiền hà. Do đó, việc xây dựng dự án Luật Hộ tịch là hết sức cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Cũng theo ông Cường, hiện nay mỗi công dân có thể sở hữu đến khoảng 20 loại giấy tờ (giấy khai sinh, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, CMND, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, các loại thẻ khác...), mỗi loại giấy tờ đều có số khác nhau. Các số/mã số trên mỗi loại giấy tờ cũng có tính độc lập và không thể chia sẻ, kết nối được với nhau dẫn đến không phát huy được tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước. Thậm chí, trên một số loại giấy tờ của cùng một người thông tin của cá nhân cũng không trùng nhau, gây khó khăn trong việc sử dụng.
Bước đột phá lớn
Do đó, theo ông Cường, dự thảo Luật Hộ tịch đề xuất quy định cấp SĐDCN cho mọi người dân và con số đó sẽ theo họ từ lúc khai sinh cho đến hết cuộc đời. Việc cấp SĐDCN sẽ được thực hiện từ tháng 1/2016 và đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành. "Đây là chìa khóa để tra cứu thông tin cá nhân, phân biệt người này với người khác. Đồng thời, sẽ tạo ra sự đột phá quan trọng trong quản lý nhà nước, quản lý dân cư, phục vụ tích cực cho việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến cho người dân cũng như trong lĩnh vực hộ tịch" - ông Cường nhấn mạnh.
Đồng tình với nhận định trên, Thường trực Ủy ban Pháp luật của QH cũng cho rằng đây là bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề để đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội. Đồng thời, khi quy định này được áp dụng ở nước ta sẽ dần lược bỏ nhiều loại giấy tờ trùng lắp. Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ có kế hoạch cụ thể để sớm hoàn thành việc cấp SĐDCN mà không kéo quá dài như dự kiến.
Giảm giấy tờ hay thêm phiền phức?
Thảo luận về dự luật này, các thành viên trong Ủy ban TVQH cho rằng dự án luật vẫn chưa trả lời rõ được câu hỏi: Khi có SĐDCN thì sẽ giảm được bao nhiêu loại giấy tờ cho người dân? "SĐDCN có thay được chứng minh thư nhân dân, hộ tịch, hộ khẩu không? Vì đọc cái này thì không thấy có giảm mà chỉ thấy tăng giấy tờ, tăng biên chế..." - Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng đọc xong dự thảo thì rõ ràng chưa thấy giảm mà chỉ thấy tăng thêm giấy tờ, tăng phiền phức cho dân. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thì nói thẳng: "Có luật này rồi mà vẫn còn CMND, vẫn còn hộ khẩu và các loại giấy tờ khác, vậy mà bảo làm lợi cho dân. Sao trình các luật này ra đây dễ thế?".
Khẳng định dự án luật này đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường lý giải nếu được thực hiện thì từ năm 2016 đến 2020, Bộ Công an sẽ cấp cho tất cả người dân SĐDCN. Con số đó sẽ được gắn trên tất cả giấy tờ của người dân. Bất kỳ ở đâu, người dân yêu cầu cần trích lục là trích lục mà không cần phải về nơi khai sinh, thường trú... Ngoài ra, mục tiêu lớn nhất của luật này là khi có SĐDCN, sau đó sẽ có thẻ công dân điện tử. "Khi có những cái đó sẽ thay thế tất cả các loại giấy tờ, kể cả CMND cũng bỏ. Chỉ cần thẻ công dân điện tử thì cơ quan quản lý có thể soi vào đó là có tất cả thông tin của cá nhân, từ việc anh có giấy phép lái xe hay không..." - ông Cường nói.
Tuy nhiên, những giải thích đó chưa đủ thuyết phục nên chốt lại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị nghiên cứu soạn thảo lại, đồng thời lùi thời hạn trình dự luật ra QH vào năm 2014 chứ không phải cuối năm 2013 như kế hoạch.
Theo Thành Văn (Pháp Luật TPHCM)
Mại dâm Đồ Sơn "có tính ổn định" "Mại dâm ở Đồ Sơn hiện tại không tăng nhưng cũng không giảm. Tuy nhiên hoạt động mại dâm Đồ Sơn có tính ổn định, không có tình trạng chèo kéo khách thô thiển", một quan chức có trách nhiệm của TP.Hải Phòng đã nói như vậy. Nhà nghỉ, khách sạn ở Đồ Sơn - Ảnh: Hải Đăng Tại buổi tọa đàm về...