Thi công khách sạn, sắt rớt thủng mái nhà hàng
Công trình khách sạn 25 tầng do không lắp đặt lưới bao che, giàn hứng nên nhiều lần cây gỗ, sắt lớn… rơi xuyên thủng mái che ( ảnh), gây vỡ kính cường lực tại hồ nuôi hải sản nhà hàng.
Ảnh: Nguyễn Tú
Ngày 22.8, UBND P.Mỹ An (Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) lập biên bản về việc công trình khách sạn TMS Luxury (số 292 Võ Nguyên Giáp, P.Mỹ An) gây mất an toàn cho nhà hàng bên cạnh.
Theo phản ánh của hộ kinh doanh, thời gian qua công trình khách sạn 25 tầng này do không lắp đặt lưới bao che, giàn hứng đầy đủ nên nhiều lần cây gỗ, sắt lớn… rơi xuyên thủng mái che, gây vỡ kính cường lực tại hồ nuôi hải sản nhà hàng.
UBND Q.Ngũ Hành Sơn và P.Mỹ An nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản, buộc cam kết thi công an toàn nhưng vẫn không khắc phục.
Trước đó, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cũng đã phát hiện nhà thầu khách sạn TMS Luxury Hotel Đà Nẵng (là Công ty CP xây dựng Hồng Trí Việt) lén lút xả thải chưa qua xử lý ra biển nên xử phạt 6 triệu đồng.
Theo TNO
Xẻ thịt cây đại thụ, rừng phòng hộ 'tứa máu'
23 cây gỗ dổi đại thụ ở 2 tiểu khu 142, 145 xã Vĩnh Sơn (Bình Định) bị "xẻ thịt" với khối lượng lên tới gần 107m3. Vụ phá rừng được cơ quan chức năng đánh giá là rất nghiêm trọng.
Rừng dổi bị "hạ sát"
Ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng kiểm lâm Vĩnh Thạnh (Bình Định) cho biết, đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng" xảy ra tại tiểu khu 142, 145, xã Vĩnh Sơn, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan CSĐT Công an huyện để điều tra theo quy định.
Video đang HOT
Cây gỗ dổi đại thụ bị xẻ thịt và đẽo gọt thành những phách gỗ vuông vức nằm la liệt trong rừng chờ người đến mang đi
Những cây gỗ dổi có đường kính thân từ hơn 60cm bị cưa hạ không thương tiếc
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường
Cuối tháng 7/2018, theo chân người dẫn đường, sau gần 3 tiếng lội bộ băng rừng, leo qua những con dốc cao dựng đứng, chúng tôi có mặt ở hiện trường vụ phá rừng nghiêm trọng ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định.
Tại hiện trường, nhiều cây gỗ có đường kính từ 40-80cm, có cây đến hơn 1m bị hạ cội, nằm ngổn ngang giữa vạt rừng. Nhiều cây gỗ bị cưa hạ, dấu vết để lại hiện trường mới có, cũ có.
Nhiều cây gỗ dổi đường kính lớn vết cưa còn tươi mới
Cây dổi bị cưa đổ 1 vòng tay ôm không xuể
Ở một điểm rừng, có khoảng 6 cây gỗ đường kính từ 60cm đến 1,05m bị "xẻ thịt" gốc, ván, vỏ, ngọn nằm la liệt. Tất cả số gỗ bị cưa hạ đều thuộc giống gỗ dổi (nhóm III).
Theo ghi nhận, địa hình hiểm trở, nhưng lâm tặc đã dọn đá, mở sẵn đường mòn khai thác, chờ tẩu tán gỗ. Gỗ được xẻ rất chuyên nghiệp, thủ đoạn tinh vi.
Lùng nhùng trách nhiệm
Hạt trưởng Kiểm lâm Vĩnh Thạnh Đặng Bá Quang cho biết, để xảy ra phá rừng, có phần trách nhiệm của Hạt. Theo ông Quang, từ tối 22/7, đơn vị đã nhận được tin báo từ người dân về vụ phá rừng. Nhưng do xác định vị trí không cụ thể, nên đơn vị chức năng không vây bắt được các đối tượng phá rừng.
Nhiều phách gỗ chưa được chuyển đi sau khi bị cưa hạ, xẻ thịt vuông vức
Cây bị cưa hạ và xẻ thành những phách gỗ nằm la liệt trong khoảnh rừng
Ông Quang cũng cho biết thêm, vùng rừng bị phá là rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy lợi Định Bình, thuộc xã Vĩnh Sơn, thuộc quản lý, bảo vệ của Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Vĩnh Thạnh.
Tuy nhiên, theo ông Quang, trên thực tế BQL vẫn chưa được UBND tỉnh cấp sổ đỏ. Diện tích này chưa được giao khoán cho các hộ dân, vùng rừng nằm ở địa thế hiểm trở, xa dân cư nên rất khó để tuần tra, kiểm soát.
Ông Trần Phước Phi, Phó giám đốc BQLRPH huyện Vĩnh Thạnh cũng trình bày: "Năm 2007, đơn vị được giao 14.290 ha rừng, số người giữ rừng 15 người. Đến nay, số rừng được giao lên đến 25.000 ha, vẫn cứ 15 người ra sức giữ! Trong khi, đáng ra với diện tích trên thì theo quy định phải có 50 chỉ tiêu quản lý, bảo vệ rừng".
Cây dổi bị cưa hạ được ngành chức năng đánh dấu vẫn còn tươi nhựa
Rồi ông Phi lý giải, vùng rừng bị tàn phá nằm trong diện tích 10.000 ha RPH đầu nguồn hồ thủy lợi Định Bình, trữ lượng gỗ còn lớn. Diện tích rừng này không có chủ quản lý. Đối chiếu theo quy định của pháp luật, nếu rừng chưa có chủ thì thuộc trách nhiệm UBND xã Vĩnh Sơn và cộng đồng.
Trước thông tin năm 2004, phía UBND huyện đã tạm giao diện tích rừng "vô chủ" này cho BQL thì ông Phi thừa nhận: "Thực tế, để mất rừng, trách nhiệm đầu tiên thuộc chúng tôi, nhưng về lâu dài thì cần phải có sự hỗ sợ của địa phương và cộng đồng.
Trước đó, UBND huyện tạm giao rừng, chúng tôi chỉ tham mưu để huyện quản lý, bảo vệ. Nếu tôi có 50 người theo đúng quy định thì tôi sẽ nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ 10.000 ha này. 15 người thì quá mỏng, rất khó cho chúng tôi".
Cũng theo ông Phi, trước đó, đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh cấp sổ đỏ để quản lý, bảo vệ 10.000 ha trên. Tuy nhiên cho đến giờ, vẫn chưa có kinh phí để đo đạc, thống kê hiện trạng rừng nên tỉnh chưa cấp sổ đỏ.
Những phách gỗ dổi nằm ngổn ngang sẽ được đưa đi khỏi rừng nếu không bị phát hiện
Ông Bùi Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhìn nhận, đây là vụ phá rừng có quy mô lớn, tính chất phức tạp. Sau khi có kết quả giám định thiệt hại, huyện đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, chuyển qua cơ quan điều tra.
Tuy vậy, theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, còn nhiều cây gỗ rừng bị cưa hạ. Việc này ông Thành khẳng định không có chuyện bao che, bớt xén, huyện Vĩnh Thạnh sẽ cho kiểm tra lại.
Ánh Nguyên
Theo VNN
Phá rừng ở Gia Lai: Kiểm tra hàng ngày vẫn mất gần 36 khối gỗ Về vụ lâm tặc phá rừng dịp nghỉ lễ ở Gia Lai, du trong các buổi họp giao ban hàng tuần, các nhóm bảo vệ rừng cua UBND xa Ia Sao đều báo cáo thường xuyên tuần tra và không phát hiện rừng bị xâm hại, tuy nhiên, trên thưc tê cac đối tượng vân ngang nhiên mở "công trường" để "xẻ thit"...