Thi công kè không đảm bảo làm sập nhà của dân
Ngày 7/2, tại tổ 1, khu 1 phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ sập nhà dân và đồng thời các nhà liền kề bị nứt có nguy cơ sập bất cứ lúc nào do thi công kè không đảm bảo.
Hiện trường nhà trọ của anh Nguyễn Đức Hoa bị sập, cùng đồ đạc. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/Vietnam )
Anh Nguyễn Đức Hoa, khu 1, phường Hồng Hà cho biết: “Vụ việc khiến nhà trọ tôi thuê bị sập hoàn toàn cùng nhiều tài sản bị hư hỏng, trong đó một chiếc xe máy bị rơi xuống mép kè. Rất may tại thời điểm xảy ra vụ việc, gia đình tôi không ở trong nhà nên không có thiệt hại về người”.
Nhà bị sập là của gia đình anh Nguyễn Đức Hoa, hiện đang thuê của ông Tạ Tố Thục sinh sống bên cạnh.
Ông Tạ Tố Thục, tổ 1, khu 1, phường Hồng Hà cho biết: “Khu nhà tôi cho thuê có 6 phòng tổng diện tích khoảng 90m2, đơn vị thi công kè ngay sát nhà tôi làm sập 1 phòng và nhiều phòng khác có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Cũng may sáng nay, gia đình có phòng bị sập đi từ sáng sớm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng”.
Video đang HOT
Tại hiện trường, đơn vị thi công đã đào sát vào móng của khu nhà ông Tạ Tố Thục, đơn vị thi công đã dùng cọc gỗ chống vào phần nhà và móng dãy nhà trọ còn lại của ông Thục để không bị đổ.
Theo anh Tạ Thành Công, tổ 1, khu 1, phường Hồng Hà (gần nhà ông Thục và tiếp giáp với khu vực xây kè), nguyên liệu thi công kè gồm có cát và ximăng pha lẫn với đất màu đen.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Hồng Hà, Hạ Long cho biết: Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được xác định là do đơn vị thi công, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây lắp và Ứng dụng công nghệ Quảng Ninh xây kè bao dự án trụ sở Chi nhánh lưới điện cao thế Miền Bắc, đã gây ảnh hưởng đến nhà của các hộ dân tại khu vực này.
Trước mắt, Ủy ban Nhân dân phường Hồng Hà đã yêu cầu các hộ dân bị ảnh hưởng tạm thời di chuyển để đảm bảo an toàn tính mạng.
Hiện Ủy ban Nhân dân phường Hồng Hà đã cử cán bộ địa chính phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản vụ việc và yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương có biện pháp khắc phục sự cố, đồng thời đình chỉ thi công đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây lắp và Ứng dụng công nghệ Quảng Ninh.
Theo Nguyễn Hoàng
TTXVN/VIETNAM
Cận Tết, "sống khỏe" nhờ nghề đánh bóng lư đồng, sơn nhà
Tiền công một bộ lư đồng nhỏ 40.000 đồng, bộ lư lớn 70.000 đồng, trung bình một ngày anh Dũng nhận đánh bóng trên 10 bộ lư lớn nhỏ. Tính ra những ngày cận Tết mỗi ngày anh Dũng bỏ túi từ 400.000 - 700.000 đồng.
Anh Trần Văn Dũng - xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - cho biết, anh đã có hơn 5 năm kinh nghiệm với nghề đánh bóng lư đồng dạo. Theo anh Dũng, nghề này chỉ "ăn nên làm ra" vào dịp Tết. Thông thường bước qua tháng 12 âm lịch là bắt đầu hành nghề đánh bóng lư đồng cho đến 30 Tết. Trước kia mỗi ngày anh Dũng làm khoảng 20 bộ lư đồng nhưng hiện tại, do có nhiều người làm nghề này nên bây giờ không nhiều khách thuê như trước nữa.
Dụng cụ đánh bóng lư đồng của anh Dũng khá đơn giản, chỉ vài thanh lơ (thuốc), túm vải, mô tơ, cái máy nổ loại nhỏ để kéo mô tơ. Theo anh Dũng, một bộ lư nhỏ tiền công là 40.000 đồng, bộ lư lớn 70.000 đồng, trung bình một ngày anh Dũng nhận đánh bóng trên 10 bộ lư lớn nhỏ, sau khi trừ chi phí ăn uống, tiền xăng... anh Dũng còn khoảng 500.000 đồng.
Vào những ngày cận Tết, anh Dũng không thiếu việc để làm.
Anh Nguyễn Văn Bình - một thợ đánh bóng lư đồng dạo ở phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ - cho biết: "Làm nghề này cũng dễ kiếm tiền nhưng cũng độc hại lắm, vì thường xuyên phải hít bụi đồng, thuốc tẩy.... Bởi vậy, hai anh em tôi chỉ "bám" nghề này trong 1 tháng trước Tết. Còn qua Tết anh em tôi chạy xe ôm".
Cận Tết, không chỉ nghề đánh bóng lư đồng "vất vả" phục vụ khách mà những nhóm người làm dịch vụ dọn nhà, sơn sửa nhà cũng đắt khách không kém. Anh Nguyễn Trung Mến - đại diện một nhóm thợ xây dựng ở quận Ninh Kiều - cho biết: "Tôi có 3 nhóm thợ trên 15 người, chuyên nhận sơn, sửa nhà... dịp Tết. Thông thường, từ đầu tháng Chạp là 3 đội anh em chúng tôi đã nhận hợp đồng đến 30 Tết. Bởi vậy để kịp tiến độ giao nhà cho khách ăn Tết, có khi chúng tôi phải làm cả ban đêm, nhất là vào những ngày cận tết như 27, 28 Tết.
Thợ sơn sửa nhà cũng ăn nên làm ra những ngày cuối năm.
Về tiền công của nhóm thợ, anh Mến cho biết, nếu thợ chính (sơn hoặc bê tường) anh đang trả 250.000 - 300.000 đồng/ngày, còn đối với thợ phụ dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, vào những thời điểm cận Tết như thế này việc thuê nhân công rất khó, bởi vậy muốn giữ chân người làm, ngoài việc trả tiền công cao hơn ngày thường, anh Mến còn hỗ trợ thêm tiền cà phê, ăn sáng cho nhóm thợ của mình.
Anh Mai Hồng Thanh - một thợ sơn cho anh Mến cho biết: "Tôi làm với anh Mến mấy năm rồi cũng nhờ công việc này mà tết nhất có chút tiền cho vợ con. Khi xong mùa Tết, tôi và mấy anh em tiếp tục theo anh Mến đi xây nhà cho người ta đến tháng 12 là nghỉ để bắt đầu lãnh công việc sơn, sửa nhà... cho người dân đón năm mới".
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Phải có luật để xử lý những "rắc rối" trong nhà chung cư Các chuyên gia nhận định, phải sớm có luật về quản lý nhà chung cư để giải quyết những vấn đề phức tạp, tranh chấp đang nảy sinh hiện nay. Tại buổi tọa đàm do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 4/2 về các điểm mới liên quan đến sở hữu và quyền sở hữu được nêu ra trong...