Thi công dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang làm nứt nhà dân
Một hộ dân ở Hà Tĩnh bức xúc vì nhà cửa bị nứt nẻ do bị tác động trong quá trình thi công dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang (giai đoạn 2).
Khắc phục vết nứt bằng cách dán keo
Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư hơn 1.485 tỉ đồng. Trong đó, hạng mục nâng cấp, cải tạo kênh chính Linh Cảm đã được bố trí 650 tỉ đồng. Hạng mục này có tổng chiều dài gần 30 km, đi qua 3 huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Quá trình chủ đầu tư cho thi công kênh chính Linh Cảm đã khiến nhà ở của một số hộ dân tại xã Phú Lộc (H.Can Lộc, Hà Tĩnh) bị nứt nẻ nhiều chỗ. Đến nay, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh mới chỉ chấp thuận lên phương án bồi thường cho 2 hộ dân.
Một số nhà cửa của người dân nằm cạnh dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang bị rạn nứt. Ảnh PHẠM ĐỨC
Trong đó, 1 hộ dân đã đồng ý nhận số tiền bồi thường 10 triệu đồng; hộ còn lại không chấp nhận phương án đền bù là gia đình chị Nguyễn Thị Thúy (35 tuổi, ngụ tại thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc).
Theo chị Thúy, căn nhà 2 tầng rưỡi được vợ chồng chị xây dựng vào năm 2015, nằm cách dự án tuyến kênh Linh Cảm đang triển khai thi công 16 m. Trước khi dự án chưa thi công, nhà ở của chị Thúy không xuất hiện các vết nứt nào. Đến tháng 2.2021, khi dự án triển khai thi công, căn nhà của gia đình chị bắt đầu xuất hiện một số vết nứt trên tường.
“Đỉnh điểm, nhà của vợ chồng tôi xuất hiện thêm nhiều vết nứt trên tường, trần nhà là khi đơn vị thi công cho phá dỡ ngôi nhà cấp 4 mái bằng của gia đình hàng xóm bên cạnh. Quá trình đánh sập ngôi nhà này để giải phóng mặt bằng diễn ra rất nhanh đã gây ra chấn động mạnh, đến nỗi gia đình tôi ngồi trong nhà cũng hết hồn, phải bỏ chạy ra ngoài”, chị Thúy nói.
Căn nhà 2 tầng rưỡi của gia đình chị Thúy bị rạn nứt trên tường và trần nhà. Ảnh PHẠM ĐỨC
Video đang HOT
Theo chị Thúy, sau khi gia đình chị phản ánh, chủ đầu tư đã về kiểm tra hiện trạng để tính toán phương án đền bù. Do dự án này không hợp đồng với đơn vị bảo hiểm nào nên gia đình đã yêu cầu chủ đầu tư mời đơn vị trung gian là Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh về đánh giá mức độ thiệt hại.
“Qua nhiều lần làm việc, chủ đầu tư kết luận ngôi nhà của tôi bị nứt nẻ chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Họ cho rằng nhà nứt là do nhiều yếu tố như: nền móng, vật liệu xây dựng, thời tiết… Chủ đầu tư thỏa thuận với gia đình những vết nứt sẽ dán keo SIKA và hỗ trợ cho việc sơn lại với số tiền 30 triệu đồng. Nhà tôi bị thiệt hại nặng, nứt nẻ chi chít khắp nơi mà chỉ bồi thường như vậy là quá thấp nên gia đình nhất quyết không đồng ý”, chị Thúy nêu.
Chủ tịch UBND xã Phú Lộc: “Thi công quá ẩu”
Ông Nguyễn Xuân Chương, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho rằng, quá trình triển khai dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang đoạn qua địa bàn xã, nhà thầu do “thi công quá ẩu” đã khiến một số nhà cửa của người dân nằm gần công trình này bị nứt nẻ.
Một số vết nứt lớn, kéo dài trong ngôi nhà của gia đình chị Thúy. Ảnh PHẠM ĐỨC
“Đến nay, chúng tôi đã nhận được thông tin của 4 hộ dân phản ánh có nhà cửa bị nứt nẻ do quá trình thi công dự án gây nên. Tuy nhiên, do dự án này không có đơn vị bảo hiểm để xác định hiện trạng nhà dân xung quanh trước khi triển khai thi công dẫn đến khó xác định nguyên nhân nhà cửa bị rạn nứt là do đâu. Việc nhà dân bị nứt nẻ như vậy thì chủ đầu tư cần thỏa thuận để bồi thường thỏa đáng cho họ”, ông Chương nói.
Theo ông Chương, dự án tuyến kênh còn khiến nhà ở của một số hộ dân bị nước mưa tràn vào nhà do đơn vị thi công chưa triển khai làm mương thoát nước.
Đại diện chủ đầu tư nói gì?
Đại diện chủ đầu tư là ông Nguyễn Trọng Tâm, Giám đốc quản lý dự án kênh chính hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang (giai đoạn 2) cho hay, đơn vị này phối hợp với Sở Xây dựng và nhà thầu thi công đã thành lập đoàn công tác về kiểm tra xác định nguyên nhân, thiệt hại nhà cửa của gia đình chị Thúy. Đến nay ngành chức năng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể và thời điểm rạn nứt của một số hộ dân, trong đó có gia đình chị Thúy.
“Mặc dù vậy, đoàn công tác xác định các vết nứt chưa ảnh hưởng đến kết cấu công trình nhà ở của người dân mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do vậy, chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất dùng keo SIKA để gắn kết các vết nứt trên tường, trần nhà của gia đình chị Thúy và hỗ trợ sơn lại với số tiền 30 triệu đồng. Chủ đầu tư cũng đã có trách nhiệm bồi thường cho gia đình chị Thúy nhưng họ đòi bồi thường 300 triệu thì chúng tôi lấy tiền đâu ra”, ông Tâm lý giải.
Một số hộ dân ở xã Phú Lộc có nhà bị rạn nứt cũng đã yêu cầu chủ đầu tư dự án đền bù. Ảnh PHẠM ĐỨC
Theo ông Nguyễn Quốc Hà, Phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị này đã tổ chức một cuộc họp giữa người dân và các bên liên quan để thống nhất phương án đền bù. Trong trường hợp không thống nhất được phương án xử lý thì chủ đầu tư dự án phải báo cáo để Sở Xây dựng thuê đơn vị kiểm định chất lượng xác định mức độ thiệt hại cho người dân.
Hồ chứa nước Sông Than ở Ninh Thuận liệu có hoàn thành cuối năm 2022?
Mặc dù một số gói thầu thi công chậm so với yêu cầu nhưng đến nay dự án hồ chứa nước Sông Than vẫn còn trong thời gian thực hiện đã được phê duyệt.
Chủ đầu tư cũng đảm bảo dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong năm 2022.
Đảm bảo hoàn thành cuối năm 2022
Sáng 24/3, thông tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (đơn vị chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Sông Than ở Ninh Thuận) cho biết, một trong những lý do dự án thi công hồ chứa nước Sông Than ở huyện Ninh Sơn chậm tiến độ là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời tiết và nỗ lực thi công của nhà thầu chưa còn hạn chế.
Máy móc thi công dự án hồ chứa nước Sông Than. Ảnh: H.L
Chủ đầu tư dự án cho biết, theo quyết định đầu tư, ban đầu thời gian thực hiện dự án hồ chứa nước Sông Than là từ 2017 - 2020. Tuy nhiên, do trong quá trình triển khai thi công, công trình phải đề xuất xin chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp (khoảng 50ha) sang mục đích khác.
Việc này phát sinh thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, vì vậy UBND tỉnh Ninh Thuận phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và báo cáo Quốc hội thông qua.
Đến ngày 17/11/2020 Quốc hội mới đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án tại Nghị quyết số 135/2020/QH14. Tiếp đó, HĐND tỉnh Ninh Thuận mới tiếp tục thông qua việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nói trên.
Ngày 29/01/2021 Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận mới thông qua Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án và quy định thời gian thực hiện từ năm 2018-2022. Như vậy đến nay, thời gian thực hiện dự án vẫn còn trong thời gian thực hiện đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền và dự kiến sẽ hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian cuối năm 2022.
Tăng ca, đẩy nhanh tiến độ thi công
Theo chủ đầu tư, hiện nay UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo quyết liệt về đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do đó, nhà thầu thi công cũng đang tập trung nhân lực, thiết bị, tăng ca đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.
Trước đó, Báo Dân Việt có bài phản ánh tình trạng công trình trọng điểm hồ chứa nước Sông Than ở xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn thi công chậm tiến độ ở 2 gói thầu số 22 và gói thầu số 23, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của tổng thể của dự án.
Cụ thể, tính đến đầu tháng 3/2022, gói thầu số 22thực hiện xây lắp các hạng mục: đập đất, đập bê tông, hệ thống điện quản lý vận hành và thi công, thiết bị và các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công do liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức An (Hà Nội) thực hiện chỉ mới thực hiện được 52% giá trị hợp đồng. Tiến độ thi công đắp đất chậm từ 1-3 tháng đã khiến cho tiến độ thi công bê tông ảnh hưởng theo.
Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận kiểm tra dự án và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: H.L)
Riêng tại gói thầu số 23 xây lắp các hạng mục: đập phụ 1, đập phụ 2, kênh thông hồ, đường quản lý và công trình trên đường, đường quản lý vào hành lang, đường tránh ngập lòng hồ, nhà quản lý cùng hàng rào do Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Long Thuận và Công ty CP Đầu tư xây dựng Thương mại và dịch vụ Trường Thịnh Phát có giá trị hợp đồng 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới thực hiện khối lượng đạt 12 tỷ đồng, đạt hơn 28%.
Qua kiểm tra thực tế tại dự án vào đầu tháng 3/2022, ông Trần Quốc Nam, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu chủ đầu tư, các ngành, các cấp, địa phương, đặc biệt là đơn vị thi công nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao độ để hoàn thành tiến độ công trình.
Nếu không hoàn thành, sẽ xác định, làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, từng sở, ngành, địa phương, đơn vị thi công, thiết kế, giám sát, các đơn vị liên quan và xử lý theo quy định.
Đường gần 300 tỷ đồng chưa bàn giao đã hỏng Sau 11 năm thi công, đường trục chính khu đô thị mới Thái Hòa với tổng đầu tư gần 300 tỷ đồng chưa được bàn giao, nhưng đã xuất hiện nhiều ổ gà. Dự án đường trục chính, nằm ở thị xã Thái Hòa, dài 1,95 km, rộng 52 m, được đầu tư từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh Nghệ An và thị...