Thi công chốt an ninh đào trúng mộ có vàng
Chiều 24.7, ông Nguyễn Nhị Đoài, Chủ tịch UBND phường Lộc Sơn (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng), cho biết khoảng 10 giờ cùng ngày, trong lúc đang đào móng thi công xây dựng chốt an ninh của phường tại Khu công nghiệp Lộc Sơn (phường Lộc Sơn), các thợ hồ đã phát hiện 2 ngôi mộ có chứa nhiều kim loại màu vàng và bạc.
Kim loại màu vàng và trắng được phát hiện tại ngôi mộ
Nhận được tin báo, phường đã cử người đến làm thủ tục và tiến hành bốc cất.
Hai ngôi mộ được xác định 1 hài cốt của phụ nữ và 1 hài cốt của đàn ông. Trong ngôi mộ của người phụ nữ có chứa một số kim loại gồm: 1 vòng kiềng đeo cổ cùng 1 chiếc bông tai màu vàng, 40 chiếc nhẫn màu trắng (đã bị ô xy hóa) và 3 dây chuyền màu trắng.
Cũng theo ông Đoài, khu vực này trước đây là nơi chôn người quá cố của bà con đồng bào dân tộc thuộc 2 thôn 15 và 16 ( xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm).
Ông K’Gin (57 tuổi, ngụ thôn 15, xã Lộc Thành) đã nhận người thân nên được bàn giao hài cốt đưa về mai táng. Riêng, số kim loại được niêm phong chuyển về Kho bạc TP.Bảo Lộc tạm thời cất giữ chờ cơ quan chức năng xử lý sau…
Theo TNO
Người đàn bà và những bức tượng vàng trong ngôi mộ cổ
Tình cờ tôi gặp lại bà Bảy trong bộ đồ vải và đôi dép lê cũ mèm. Hơn chục năm trước người đàn bà này được xem là đại gia khi đào ngôi mộ cổ, lấy được 13 tượng vàng nặng cả trăm ký.
Người đàn bà hơn sáu mươi tuổi này giờ tóc đã bạc nhiều nhưng khuôn mặt đỡ hốc hác và vàng vọt hơn trước. Bà Bảy tâm sự mình đã rũ sạch "món nợ vàng" năm nào nhưng thỉnh thoảng vẫn tức tối bởi những bí ẩn đến giờ vẫn không có lời giải đáp.
Kho báu bất ngờ
Đầu năm 2000, sau khi ly hôn, bà Nguyễn Thị Bảy dọn ra một vạt đất hoang tại thôn Nhơn Trí, thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) dựng nhà ở.
Sống thui thủi một mình rồi buồn chuyện chồng con nên bà Bảy liên tục đổ bệnh. Một buổi chiều ra sau nhà kiếm rễ cây lạc tiên (chùm bao) nấu nước uống chữa bệnh mất ngủ, bà Bảy hoa cả mắt khi nhổ rễ cây lên còn kéo theo một nải chuối vàng chóe dưới lòng đất.
Video đang HOT
Như bị thôi miên, bà dùng tay đào bới và phát hiện thêm một con ngựa được đúc rất đẹp, cao và dài đều hơn hai gang tay, bên mông phải của con ngựa có khắc sâu dãy số 1412 khá bí ẩn.
Dùng lá cây lấp lại, chờ trời tối bà Bảy mới khệ nệ mang vào nhà giấu. Trong ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn dầu, hai hiện vật vẫn sáng trưng khiến bà phải chịu lạnh, dùng tấm mền duy nhất trùm chúng lại, gói kín mấy lớp rồi nhét dưới gầm giường. Mấy đêm sau, bà Bảy hì hục dùng cuốc đào bới khu đất.
Gạt hết lớp gạch cũ của ngôi mộ, bà lấy lên được thêm một con ngựa và một nải chuối cùng chín hiện vật khác gồm bốn bức tượng hình người, trong đó có một bức tượng lớn cao cỡ 40 cm, ba lá trầu, một buồng cau sáu trái và một cái lư hương. Theo ước tính của bà Bảy, toàn bộ 13 hiện vật cân nặng dễ hơn cả trăm ký.
Mua bán
Cuối năm 2001, do nợ nần chồng chất bởi không làm ăn gì được mà phải ngồi riết trong nhà giữ khư khư số tài sản đào được, bà Bảy dò la tìm mối bán.
Bà Bảy rỉ tai cho một tiểu thương bán vải ở Phan Thiết biết mình đang có trong tay một con ngựa vàng nặng 31kg và một nải chuối 12 trái nặng 2,8 kg. Người này đòi xem hai hiện vật mới chịu tìm người bán giúp.
Hôm sau người tiểu thương đưa đến một người đàn ông giới thiệu tên là Tâm, một chuyên gia về đồ cổ. Ông Tâm dùng cưa sắt cắt một mảnh nhỏ ở góc chân phải con ngựa mang về Phan Thiết phân kim và thông báo con ngựa được đúc bằng "hợp chất đồng 3".
Nải chuối vàng.
Ông còn khẳng định dãy số 1412 bên mông phải con ngựa là niên đại của cổ vật được đúc từ... thế kỷ 15! Cả ba người vui sướng phác thảo một viễn cảnh tươi đẹp khi bán được hai hiện vật này.
Bà Bảy hứa trả công hậu hĩnh cho hai người kia nếu bán được hai món hàng từ 35-40 lượng vàng như khẳng định của ông Tâm.
Một tuần sau, ông đưa một người đàn ông sang trọng đến gặp bà Bảy giới thiệu là tên Nam từ TP.HCM ra xem hàng. Sau một hồi săm soi lật qua lật lại xem rất kỹ hai hiện vật bằng kính lúp, ông Nam đồng ý mua với giá 35 lượng vàng.
Theo yêu cầu của bà Bảy, ông Mến phải mua vàng tại tiệm vàng quen biết với bà Bảy tại chợ Phan Thiết và bà Bảy phải có trách nhiệm vận chuyển, giao hai hiện vật đúng 2h sáng 6/11/2001 tại nhà riêng ông Tâm.
Cuộc mua bán diễn ra suôn sẻ. Giữ lời hứa, bà Bảy trả cho ông Tâm và người tiểu thương tiền công dắt mối 7 lượng vàng. Khỏi phải nói bà Bảy vui sướng thế nào khi sở hữu số tài sản quá lớn.
Về đến nhà, lập tức bà bán ngay 4 lượng vàng để trả nợ ngay trong ngày. Số vàng còn lại, bà bỏ vào một túi vải quấn ngang bụng để giữ của.
Có lẽ trong suốt cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bảy, đó là đêm đầu tiên và cũng là đêm cuối cùng bà được ngủ chung với số vàng lớn như thế quấn quanh người.
Cục diện thay đổi
Sáng hôm sau, vừa bước ra đầu làng, bà Bảy bất ngờ bị ông Tâm chặn lại yêu cầu cùng ông đến Phan Thiết để xác định lại tỷ lệ ăn chia .
Tại nhà ông Tâm, hai bên xảy ra cãi vã lớn tiếng khiến công an phường phát hiện lập biên bản tạm giữ hai hiện vật và toàn bộ số vàng họ đang tranh chấp. Vụ việc sau đó được chuyển cho Công an Hàm Thuận Bắc thụ lý theo thẩm quyền.
Ngay lập tức, Công an Hàm Thuận Bắc đã ra quyết định khởi tố vụ án và thu giữ tang vật. Ngoài hai hiện vật "bằng kim loại màu vàng", Công an Hàm Thuận Bắc còn thu giữ số vàng bà Bảy và ông Tâm tranh chấp, tổng cộng hơn 289 chỉ vàng.
Bà Bảy và bức tượng ngựa vàng gây nhiều sóng gió.
Ngày 13/10/2003, ông Trần Anh Dũng, chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, ra quyết định xử phạt hành chính bà Nguyễn Thị Bảy 1 triệu đồng và tịch thu "hai hiện vật màu vàng" cùng toàn bộ số vàng vì "có hành vi mua bán loại hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh". Không đồng ý, bà Bảy gửi đơn khiếu nại.
Sự việc rối rắm, kéo dài đến cuối năm 2004, tức ba năm sau vẫn không thể giải quyết dứt điểm. Đầu năm 2005, sau khi có ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, toàn bộ vụ việc được chuyển giao cho Phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận thụ lý.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu "hai hiện vật màu vàng" gửi đến Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa thông tin.
Đầu tháng 6/2006, sau nhiều lần liên lạc, chúng tôi tiếp cận được bà Bảy. Trong vai người mua đồ cổ, chúng tôi dùng cưa sắt cưa lấy bột kim loại từ chân "con ngựa vàng" để đem về phân kim ở một tiệm vàng có uy tín tại Phan Thiết. Kết quả cho thấy bột kim loại màu vàng trên là đồng.
Vẫn chưa hết hy vọng, bà Bảy gọi một người thợ bạc quen biết từ Phan Thiết lên mang theo dụng cụ phân kim để thử 13 tượng vàng mà bà đang gìn giữ. Người thợ bạc thử rất nhiều lần rồi mệt mỏi kết luận "không có vàng!".
Tan vỡ giấc mộng vàng
Vàng là vật vô tri nhưng có sức hút mãnh liệt với con người. Nhìn bà Bảy đáng thương lúc ấy già hơn cả chục tuổi thì biết vàng đã làm bà khốn đốn như thế nào sau bao năm ấp ủ, hi vọng rồi thất vọng.
Đó là chưa kể số của cải đào được này gây ra mâu thuẫn khiến gia đình ly tán, họ hàng nghi ngờ...
Gặp lại chúng tôi lúc này, bà Bảy tâm sự bà vẫn giữ các "tượng vàng" ấy lại như kỷ niệm đắng nghét của cuộc đời mình. Bây giờ bà Bảy đã dọn về ở hẳn với đứa con trai mà trước đây mẹ con họ luôn nghi ngờ nhau vì số của cải đào được từ ngôi mộ cổ.
"Chẳng thà nghèo mà mẹ con rau cháo có nhau" - người đàn bà bộc bạch như kinh nghiệm của đời mình. Với bà bây giờ, giấc mộng vàng ngày xưa coi như đã tan vỡ như bong bóng xà phòng.
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Kết quả giám định
Theo hội đồng giám định, hai hiện vật của bà Nguyễn Thị Bảy là kim loại phủ nhũ vàng có kỹ thuật đúc thô. Riêng con ngựa vàng được mô tả cao 43 cm, rộng 47 cm, bốn chân không đều và cả hai hiện vật đều là đồ mới đúc.
Hội đồng kết luận: "Các hiện vật trên không phải là cổ vật mà đều là những hiện vật mới, không có giá trị về lịch sử, nghệ thuật. Còn về thành phần kim loại cần có xác định của cơ quan chuyên môn".
Căn cứ từ kết luận này, cơ quan công an đã giao trả lại cho bà Bảy các "hiện vật màu vàng".
Do yêu cầu của hội đồng giám định chỉ giám định về giá trị lịch sử, nghệ thuật mà không yêu cầu giám định bản chất của kim loại nên bà Bảy vẫn tiếp tục nuôi hi vọng những bức tượng mình đang giữ là vàng ròng.
Theo_Zing News
Chuyện tình người lính Trường Sa: Tấm ảnh cưới bạc màu chờ anh về... Hôm nay 22/6, tròn 15 năm ngày cưới của anh chị, chị mong một lần được ra Trường Sa thăm, động viên chồng nhưng mong muốn ấy chưa thể thực hiện. Nhìn tấm ảnh cưới đã bạc màu, chị bảo muốn chụp lại ảnh cưới nhưng chắc phải đợi đến dịp kỷ niệm 20 năm... Mẹ cũng thích món quà bố gửi từ...