Thi công cầu đường làm nứt nhà dân
Hơn một năm nay 20 hộ dân thuộc thôn Trung Đơn và thôn Kim Sanh (xã Hải Thành, H.Hải Lăng, Quảng Trị) phải phập phù sống trong nỗi lo nhà sập bất cứ lúc nào.
Theo người dân cũng như những chính quyền địa phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có liên quan đến quá trình thi công tuyến đường “Tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh quốc phòng các vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị”. Đây là công trình do BQL dự án đầu tư và xây dựng (Sở GT-VT tỉnh Quảng Trị) làm chủ đầu tư và công ty xây dựng Thống Nhất (Ninh Bình) là đơn vị thi công. Được biết, tuyến đường này chỉ chạy qua địa bàn xã Hải Thành gần 2 km, người dân rất hợp tác để giải phóng mặt bằng, di chuyển 17 ngôi nhà dân, 1 nhà thờ họ và 274 ngôi mộ…Nhưng đáp lại sự sốt sắng đó là một mối lo lớn hơn dành cho dân.
Nhà chỉ có 2 vợ chồng già nên bà Phan Thị Nữ hết sức lo lắng lỡ chẳng may ngôi nhà đổ sập xuống – Ảnh: Nguyễn Phúc
Từ đầu năm 2011, trong quá trình thực hiện, hoạt động khoan, đóng mố cầu và nông cọc cát dọc tuyến của đơn vị thi công đã làm chấn động, rạn nứt nhà cửa, vật kiến trúc của 20 ngôi nhà trong đó có 2 nhà thời họ. Nhà bà Phan Thị Nữ (76 tuổi, thôn Trung Đơn) chỉ cách mặt đường hơn 10 m nên bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Đếm sơ bộ, toàn ngôi nhà có chừng 10 vết nứt, trong đó có những vết nứt lớn lòi cả gạch vữa và dài hơn 1 m. “Chúng tôi có lấy xi măng trét nhưng rồi lại toác ra. Nhà này chỉ có 2 vợ chồng già, tiền bạc mô mà sửa toàn bộ, nhiều khi nhìn lên vết nứt rồi nghĩ dại chứ sập một cái thì không biết kêu ai…”- bà Nữ run rẩy nói. Tương tự, căn nhà cấp 4 mà bà Đào Thị Ánh (50 tuổi, thôn Kim Sanh) đang sống với mẹ già là Nguyễn Thị Cửu (90 tuổi) cũng bị nứt nẻ chi chít…Đến nhà thờ họ Nguyễn ở thôn Trung Đơn cũng chung số phận.
Theo UBND xã Hải Thành, người dân địa phương cũng như chính quyền đã nhiều lần phản ánh lên trên thậm chí đã dẫn nhiều đoàn lãnh đạo của HĐND tỉnh, UBND huyện…đến tận nơi để trình bày . “Từ tháng 8.2011, BQL dự án đầu tư và xây dựng, Hội đồng bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng H.Hải Lăng, đơn vị thi công đã kiểm tra và thừa nhận những sự cố nói trên là do thi công đồng thời lập biên bản để xác định thiệt hại, tính mức hỗ trợ cho dân. Nhưng từ đó đến nay, người dân vẫn chưa nhận được tiền…Tôi cho rằng người dân đã hợp tác hoàn toàn để công trình được đúng tiến độ thì chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng phải có trách nhiệm với dân nếu chẳng may sự cố xảy ra.”- ông Vương Khánh Kim, Chủ tịch UBND xã Hải Thành nhấn mạnh.
Mùa mưa lũ đang tới gần, xã Hải Thành lại là “rốn lũ” của H.Hải Lăng, thật rùng mình khi nghĩ đến cảnh 20 hộ dân ở 2 thôn này ngồi lóp ngóp trong những ngôi nhà rung rinh như “cái răng sắp rụng
Theo TNO
Xây cầu gây khổ cho dân
Hơn 2 năm qua, hàng trăm hộ dân sống trên tuyến quốc lộ 54, đoạn qua ấp Phú Thành, xã Thành Lợi (H.Bình Tân, Vĩnh Long) phải sống trong cảnh lầy lội, thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng bởi công trình xây dựng cầu Cống số 2.
Theo một số hộ dân, trước đây dòng kênh lúc nào cũng đầy nước. Mặc dù không có nước máy nhưng việc thiếu nước sinh hoạt vẫn chưa xảy ra. Cho đến khi cầu Cống số 2 được khởi công, đơn vị thi công đã cho đắp đập và tiến hành làm kè mố 2 bên dốc cầu, khiến dòng kênh cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho cư dân nơi đây bị tắc nghẽn. Mặc dù đơn vị thi công có cho đặt ống bọng để dẫn nước, nhưng do chỉ đặt cái ống bọng nhỏ nên không thể cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của hàng trăm hộ dân. Vào những ngày nắng nóng, nước chuyển sang màu đen, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Còn khi trời mưa, mặt đường tạm đây sình lây, đi lại rất khó khăn (ảnh).
Một lãnh đạo địa phương cho biết do đây là công trình của Bộ GTVT nên địa phương chỉ có thể nhắc nhở đơn vị thi công đảm bảo nguồn nước và khắc phục ô nhiễm môi trường cho người dân. Hiện nay, địa phương đã có công văn gửi đến Phòng Công thương H.Bình Tân để yêu cầu can thiệp. Phòng Công thương sẽ có công văn gửi lên Sở GTVT, rồi sở sẽ có công văn đến Ban Quản lý dự án 6 (thuộc Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án 6 sẽ... nghiên cứu trả lời! Với một đường vòng như thế thì không biết phải mất bao nhiêu thời gian người dân sống cặp quốc lộ 54 mới có nước sạch để phục vụ đời sống và sản xuất.
Đây cũng là tuyên đường khá quan trọng của H.Bình Tân đi H.Bình Minh, đến TP.Cần Thơ, Đông Tháp, An Giang, TP.HCM... nên lượng ô tô, xe tải qua lại vận chuyển hàng hóa hằng ngày rất đông. Chính điều này làm cho mặt đường vốn đã hư hỏng lại càng xuống cấp trầm trọng hơn.
Trước những bức xúc và yêu cầu chính đáng của người dân, đề nghị đơn vị chủ quản tuyến quốc lộ này sớm có biện pháp khắc phục.
Theo TNO
Hàng loạt cây cầu chờ sập Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, TP đang có 36 cây cầu yếu, xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông. Cầu Long Kiển trên đường Lê Văn Lương hiện nay trọng tải chỉ dưới 1 tấn - Ảnh: Đ.Mười Dày đặc cầu yếu Theo Sở Giao thông vận tải (GTVT), trong số 36 cầu yếu, có...