Thi công 2 giếng nước ngầm “cứu” hàng chục hộ dân khát nước sạch
Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội cho biết, sớm nhất là đầu tháng 7/2017 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 giếng khoan cục bộ bổ sung để giúp hàng chục hộ dân ở ngõ 161, phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội) thoát cảnh thiếu nước sạch nhiều ngày nay.
Người dân ở ngõ 161, đường Bát Khối, phường Long Biên (Long Biên, Hà Nội) nhiều ngày nay phải sống cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt.
Mới đây, ngày 6/6, Báo Dân trí đã đăng tải bài viết “Hà Nội: Công ty nước sạch “bỏ mặc” người dân thiếu nước 20 ngày” phản ánh về việc hàng chục hộ dân ở ngõ 161, đường Bát Khối (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) đã phải sống cảnh thiếu nước sạch hơn 20 ngày, cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, khổ sở. Theo nhiều người dân, công ty nước sạch vẫn “bỏ mặc” các hộ dân không đến khắc phục.
Liên quan đến nội dung trên, phóng viên Dân trí đã đến làm việc với Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội (đường Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) để tìm hiểu câu chuyện này.
Ông Dương Quốc Tuấn, Phó Giám đốc công ty trên cho biết: Nguyên nhân khu vực dân cư trên thiếu nước là do mùa hè nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao, trong khi đó nguồn nước ngầm mà công ty này khai thác đang rất hạn chế. Ngoài ra, khu vực này lại nằm ở cuối nguồn nước, cao hơn mặt bằng chung của quận Long Biên nên cũng bị ảnh hưởng của việc cấp nước.
“Tôi công nhận là có hiện tượng thiếu nước sạch như bà con phản ánh. Rất mong bà con thông cảm, vì thời điểm này nhu cầu sử dụng tăng cao, tăng đến 140-150% so với bình thường. Nhưng tôi khẳng định là thiếu nước chứ không phải mất nước hoàn toàn, vì chỉ số công tơ nước của các hộ dân khu vực này vẫn thể hiện là tiêu thụ nước sạch” – ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, về giải pháp trước mắt trong thời điểm mùa hè, công ty sẽ cấp nước luân phiên theo từng khu vực. Khu vực đầu nguồn sẽ tạm thời dừng cấp nước vào ban đêm để ưu tiên nguồn nước cho khu vực cuối nguồn, khu vực bất lợi về cung cấp nước. Ông Tuấn rất mong muốn các hộ dân cần phải xây dựng bể ngầm, bể chứa để dự trữ nước khi công ty bơm nước, vì thời điểm này sẽ không cấp nước liên tục mà chỉ cấp được vài tiếng/ngày.
“Vì chỉ cấp nước được vài tiếng một ngày nên bà con cần phải có bể ngầm, bể chứa để dự trữ nước cho gia đình. Nếu không có bể chứa, đúng thời điểm công ty dừng cấp nước để ưu tiên cho nơi khác thì mở vòi ra sẽ không có nước” – ông Tuấn nói thêm.
Video đang HOT
Ông Dương Quốc Tuấn thông tin thêm, hiện tại Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội đang sử dụng 3 nguồn nước gồm: Nhà máy nước sạch Gia Lâm (công suất 60.000m3 ngày đêm, cách khu ngõ 161 đường Bát Khối khoảng 12km), Trạm cấp nước Sân Bay (gần quốc lộ 5, công suất 12.000m3/ngày đêm, cách khu ngõ 161 đường Bát Khối khoảng 6km), trạm cấp nước ngoài đê sông Hồng (công suất 3.500m3/ngày đêm, cách khu ngõ 161 đường Bát Khối khoảng 4km). Cuối năm 2017, công ty này sẽ xây dựng một trạm cấp nước sạch ở khu vực Sài Đồng với công suất 5.000m3/ngày đêm.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Nội: Công ty nước sạch "bỏ mặc" người dân thiếu nước 20 ngày
Hàng chục hộ dân ở ngõ 161, đường Bát Khối (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) đã phải sống cảnh thiếu nước sạch hơn 20 ngày nay, cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, khổ sở. Theo nhiều người dân, công ty nước sạch vẫn "bỏ mặc" các hộ dân không đến khắc phục.
Người dân nơi đây phải dùng ống nước nhựa để xin nước giếng khoan của hàng xóm về dùng thay thế cho nguồn nước máy bị mất hàng chục ngày nay.
Bể chứa của xóm trọ này đã cạn tới đáy.
Để khắc phục, người dân nơi đây đã phải đi xin nước của người thân ở nơi khác, ra sông Hồng tắm rửa, sử dụng nguồn nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong sáng 6/6, khu vực nói trên vẫn chưa có nước sạch, người dân đang rất chật vật tìm đủ mọi cách để có được chút nước sạch sống "cầm hơi" trong những ngày hè nắng nóng.
Bát đũa nhà ông Tịnh chất đống chưa rửa được vì không có nước.
Ông Nguyễn Xuân Tịnh (50 tuổi) ở khu vực trên chia sẻ: "Tình trạng thiếu nước sạch như này đã 20 ngày, cuộc sống sinh hoạt của gia đình chúng tôi bị đảo lộn. Gia đình tôi phải đi xin nước máy của người thân ở khu khác về nấu ăn, còn tắm rửa và giặt quần áo phải ra sông Hồng để tiết kiệm nước. Ngoài ra, gia đình tôi còn đi xin thêm nguồn nước giếng khoan của hàng xóm về dùng nữa. Các hộ dân ở đây đã gọi điện, kiến nghị lên Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội rất nhiều lần nhưng vẫn chưa thấy cán bộ xuống khu vực để khắc phục".
Bà Hương chỉ chỗ mà nhiều hộ dân trong xóm đã ra đây xin nước giếng khoan của nhà thờ bên cạnh.
Cùng tâm trạng bức xúc như ông Tịnh, bà Vũ Thị Hương (40 tuổi) cũng ở khu vực trên nói thêm, để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, gia đình bà Hương cũng như nhiều hộ dân trong xóm đã phải xin thêm nguồn nước giếng khoan của một nhà thờ gần đó về tắm giặt. Ngoài ra, một giếng khoan ở khu đất trống trong xóm, sau nhiều năm "đắp chiếu" đã được người dân sử dụng lại để lấy nguồn nước sinh hoạt.
Ông Dũng cho biết, chiếc giếng khoan này đã "đắp chiếu" từ lâu nhưng nay do thiếu nguồn nước máy nên các hộ dân trong xóm đã sử dụng lại để lấy nguồn nước sinh hoạt.
Theo quan sát bằng mắt thường cũng thấy nguồn nước chiếc giếng này không đảm bảo vệ sinh.
Ông Chu Văn Dũng (65 tuổi) bày tỏ mong muốn: "Hơn 30 hộ dân ở ngõ 161 này mong muốn công ty nước sạch sớm cho người xuống ghi nhận và cung cấp nước trở lại cho chúng tôi. Cuộc sống hơn 20 ngày qua của chúng tôi vô cùng khổ sở".
Sáng nay (6/6), phóng viên đã đến Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội để tìm hiểu, nhưng lãnh đạo công ty bận, hẹn trả lời sau.
Sáng cùng ngày, phóng viên đã đến Công ty Cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội (đường Nguyễn Văn Linh, phường Phúc Đồng, Long Biên - Hà Nội) để tìm hiểu nguyên nhân sự việc trên. Tuy nhiên, người của công ty này cho biết, lãnh đạo đang bận và hẹn trả lời phóng viên vào dịp khác.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
HN: Nắng nóng cực điểm, hơn 400 hộ dân Linh Đàm "khát" nước sạch Hà Nội đang trong những ngày nắng nóng hơn 40 độ C. Trong khi thời tiết khắc nghiệt như vậy, hơn 400 hộ dân ở chung cư VP3, Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) phải chịu cảnh "khóc dở mếu dở" vì thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trước tình hình mất nước nghiêm trọng, thời tiết lại...