Thêu thủ công gây “sốt” ở Hà Nội
Rất đông khách hàng đã tìm đến Kulsimi (phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) để tìm mua những bộ trang phục từ lụa, vải line với họa tiết thêu thủ công độc bản vô cùng đẹp mắt.
Chiều 18/10/2020 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam số 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội diễn ra sự kiện Ra mắt không gian giao lưu văn hóa Việt – Nhật thu hút đông đảo quan khách.
Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam và 90 năm thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các đơn vị Ikebana House và Kulsimi – nữ công tinh hoa Việt phối hợp tổ chức.
Tại đây, không gian của Kulsimi – một thương hiệu thời trang áo dài và váy thêu thủ công, phụ kiện (túi xách, ví, khăn) với thiết kế sáng tạo, chỉn chu đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận của khách hàng Thủ đô.
Khách hàng Thủ đô thích thú với áo dài, trang phục thêu thủ công.
Chị Trịnh Ngọc Tú.
Các họa tiết thêu đậm nét Việt.
Không chỉ các họa tiết quen thuộc, khách hàng có thể đặt thêu theo yêu cầu với họa tiết yêu thích.
Video đang HOT
Mỗi bộ trang phục là 1 độc bản.
Chị Trịnh Ngọc Tú (chủ thương hiệu) tâm sự, ý tưởng theo đuổi thêu thủ công và gây dựng một thương hiệu riêng xuất phát từ cách đây nhiều năm, khi chính chị tìm được cách thức giải tỏa những áp lực của cuộc sống qua sự chú tâm vào từng đường kim, mũi chỉ. Người thợ thêu tự hào về lụa, văn hóa Việt có thể tạo ra những bộ trang phục đẹp mắt, ý nghĩa và muốn mang chúng đến với nhiều người hơn, cùng cảm nhận tinh hoa của dân tộc.
“Việc học thêu đến rất tình cờ. Đó là khoảng thời gian tôi cảm thấy stress về nhiều việc, nhờ tập trung vào công việc tỉ mỉ đó mà tôi có được sự yên bình, thảnh thơi. Khi thấy thích, rồi đơn hàng nhiều lên, tôi thành lập Kulsimi”, chị Tú tâm sự.
Các họa tiết thêu mang tính Việt và được cá nhân hóa theo sở thích mỗi người mặc.
Tại đây, tùy theo đơn hàng và yêu cầu của khách hàng, chị Tú sẽ tư vấn những mẫu vải, họa tiết thêu. Đa phần trang phục may từ vải linen, lụa Nha Sá. Thời gian hoàn thiện mẫu thêu thủ công sẽ tùy vào độ khó, cầu kỳ của từng họa tiết.
“Có những mẫu thêu tay mất đến 4-5 ngày mới xong, nhưng khi lên dáng áo thì rất ưng, đó là mẫu độc bản. Không chỉ là trang phục, đó còn là câu chuyện thú vị về Văn hóa Việt, nghề thêu thủ công truyền thống của Việt Nam”, chị Tú chia sẻ.
Không chỉ vậy, để khách hàng hiểu hơn về thêu thủ công, tại đây, chị Tú tổ chức workshop “Thêu thảnh thơi”, với một giờ trải nghiệm học thêu, sau 30 phút mọi người sẽ có sản phẩm đẹp mang về, thưởng thức các loại trà truyền thống… để tìm cho mình chút “thảnh thơi”, thư giãn sau những bộn bề cuộc sống, lan tỏa những điều đẹp, tích cực trong cộng đồng.
Các tác phẩm tại triển lãm.
Chị Trịnh Thanh Tú, phụ trách dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana tại Ikebana House.
Cũng trong khuôn khổ của sự kiện, triển lãm “Ikebana Mùa thu”, học cắm hoa Ikebana, work shop về Ikebana và các lĩnh vực văn hóa Nhật – Việt có liên quan, trải nghiệm cắm hoa thư giãn… cũng tạo nên không gian giao lưu và thư giãn thú vị cho những ai yêu mến nghệ thuật này.
Hàng trăm người dân Thủ đô được chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa nghệ thuật dưới bàn tay tài hoa, sáng tạo của các nghệ nhân. Ikebana Mùa thu sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 20/10.
Thủ tướng Nhật Bản đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và phu nhân đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc 17h50 ngày 18/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài hai ngày.
Ông Suga sẽ hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào sáng 19/10, sau đó có các hoạt động hội kiến và chào xã giao với các lãnh đạo của Việt Nam, thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ.
Ngoài ra, thủ tướng Nhật Bản có buổi gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên Đại học Việt - Nhật ở Hà Nội vào chiều 19/10. Dự kiến, ông sẽ phát biểu về chính sách Đông Nam Á - cũng là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật có bài phát biểu chính sách như vậy tại Việt Nam. Điều này được cho là thể hiện Nhật Bản coi trọng Việt Nam trong việc triển khai chính sách đối ngoại với Đông Nam Á.
Phu nhân của thủ tướng Nhật, bà Mariko Suga, dự kiến thăm Văn Miếu và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngày 19/10.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Kyodo, chiều 18/10 trước khi lên máy bay đến Hà Nội, Thủ tướng Suga nói với các phóng viên tại sân bay Haneda, Nhật Bản: "Tôi muốn thể hiện quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực bằng việc hiện thực hóa tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình dương tự do và mở. Các nước ASEAN là đối tác cực kỳ quan trọng của chúng tôi trong nỗ lực đạt đến tầm nhìn (đó)".
Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 9. Ngày 20/10, ông sẽ rời Việt Nam để thăm chính thức Indonesia.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và phu nhân đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc 17h50 ngày 18/10, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài hai ngày. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước ông Suga, Thủ tướng tiền nhiệm Shinzo Abe cũng chọn đi thăm Việt Nam và Indonesia trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012.
Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, và đến tháng 3/2014, hai bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng.
Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón tổng bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), theo tài liệu của Bộ Ngoại giao.
Về kinh tế, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư lớn thứ hai (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch lớn thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2020 đạt 28,6 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam, lũy kế đến tháng 9/2020, đạt 59,87 tỷ USD.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản có khoảng 430.000 người, theo số liệu của Bộ Công an tháng 8/2020.
Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 230.000 người, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 80.000 người, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong năm 2019 không bị ảnh hưởng bởi Covid-19, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 951.962 người, đứng thứ ba, và tăng 15,2% so với năm trước đó. Hồi tháng 6, chính phủ hai nước ra thông cáo về việc Việt Nam và Nhật Bản nhất trí sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước.
Hà Nội sắp thêm 14 điểm Wi-Fi công cộng miễn phí 14 điểm truy cập Wi-Fi công cộng sẽ được triển khai trong năm 2020, tập trung ở các du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Việc lắp đặt các điểm Wi-Fi công cộng lần này sẽ do VNPT Hà Nội thực hiện, triển khai trong năm 2020. Trong đó, bốn địa điểm - Di tích nhà số 48 Hàng Ngang,...