Thếp vàng lên tượng vua Trần Nhân Tông
Các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng và làng vàng Kiêu Kỵ (Hà Nội) phối hợp hoàn thành bức tượng vua Trần bằng gốm và thếp 1,5 cây vàng lên tượng để tặng Thiền viện Trúc Lâm Huế.
Sáng 19/4, tại Hoàng Thành Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cùng các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, làng vàng Kiêu Kỵ (Hà Nội) thực hiện việc thếp vàng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308). Bức tượng được làm bằng gốm, cao 81 cm, nặng 70 kg.
Sơn lót được các nghệ nhân chế biến công phu theo kỹ thuật cổ truyền, tạo sự kết dính những miếng vàng mỏng tang khi thếp vào tượng gốm.
Còn 1,5 cây vàng qua gần 40 công đoạn được tạo thành những miếng quỳ nhỏ, mỏng hơn giấy và có thể vỡ vụn khi được kết dính vào với sơn lót.
Sơn lót được quét lên thân tượng, hoặc chấm vào từng vị trí, sau đó những miếng quỳ nhỏ được dính vào. Theo các nghệ nhân làng Kiêu Kỵ, việc thếp vàng tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã kéo dài suốt nửa tháng qua.
Công đoạn thếp vàng ngày 19/4 chỉ là khâu cuối nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Đặc biệt, nghệ nhân thếp vàng không được thở quá mạnh khi làm việc, bàn tay không được chảy mồ hôi để tránh làm hỏng những mảnh vàng nhỏ. Chất liệu sơn truyền thống vốn đòi hỏi nhiệt độ ẩm, trong khi thời tiết Huế lại nắng ráo nên nhóm thợ dát vàng gặp nhiều khó khăn.
Họ may mắn được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mượn giúp một tầng hầm để vừa bơm nước vào phía trong vừa thực hiện dát vàng. Nghệ nhân thếp vàng Lê Bá Trung cho biết, sau mỗi công đoạn, người thợ lại phải quét một lớp sơn, đánh một lớp giấy nhám cho bóng.
Video đang HOT
Người thợ không rời mắt khỏi từng họa tiết trên bức tượng, tạo ra sự tinh xảo nhất định.
Nghệ nhân Lê Bá Trung bên bức tượng vua Trần Nhân Tông sau khi thếp vàng. Ông cho biết, được thếp vàng cho vị vua Trần trong một lễ hội mang tầm quốc tế, bản thân ông và những nghệ nhân làng vàng Kiêu Kỵ lấy làm hãnh diện, cố gắng hoàn thành pho tượng đẹp nhất để mọi người chiêm bái.
Sau khi bức tượng hoàn thành, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, nghệ nhân làng gốm bát tràng Trần Độ đã bàn giao cho Thiền viện Trúc Lâm (Bạch Mã, Huế) để mọi người đến chiêm bái.
Nhiều người dân, du khách tranh thủ chụp ảnh bên tượng vua Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Tượng được đưa lên xe để về Bạch Mã, cách TP Huế 40 km. Đây là lần thứ 3 nghệ nhân Trần Độ của làng gốm Bát Tràng làm tượng về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hai lần trước, tượng được thỉnh đến viện Trần Nhân Tông ở ĐH Harvard (Mỹ), và nhà thờ Tổ (thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông) trong khuôn viên chùa Trường Sa.
Theo VNE
Những điểm du ngoạn "hợp túi tiền" trong dịp lễ 30/4, 1/5
Nếu không có điều kiện để du ngoạn trong những chuyến đi dài ngày, ở Hà Nội cũng không thiếu những nơi để bạn "đổi gió" trong dịp lễ 30/4; 1/5 năm nay.
Theo khảo sát của chúng tôi vào dịp nghỉ lễ năm nay, phần lớn các gia đình lại có xu hướng đi những nơi gần, có không khí thoáng mát để nghỉ ngơi, thư giãn, giá cả vừa phải.
Dưới đây là một số gợi ý những điểm du ngoạn trong lành mà rất ít tốn kém để bạn lựa chọn trong những ngày nghỉ lễ này:
Hít thở không khí trong lành ở Hồ Đồng Quan
Theo những người đã từng phượt ở Hồ Đồng Quan thì đây còn là một địa điểm tuyệt vời đối với những ai thích câu cá...
Đó là một hồ nước rộng mênh mông thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Từ Hà Nội đến Hồ Quan Sơn chỉ chừng 20 km đường. Hồ Đồng Quan có vị trí khá đẹp với vị trí giữa bốn bề là núi.
Cảnh quan hùng vĩ tráng lệ khiến ta sẽ có cảm giác mình bị nhấn chìm trong sơn thủy hữ tình. Mùi vị nước non khoáng đạt, không khí trong lành ở đây đã cuốn lấy con người. Hồ nước ngọt được mệnh danh là "Viên ngọc thô của Hà Nội" là một địa điểm không thể tuyệt vời hơn cho các hoạt động dã ngoại, cắm trại, thể thao nước với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ít người biết đến.
Đến trải nghiệm ở đây, men theo con đường mòn đi sâu vào phía trong hồ, cảnh quan trở nên thân thiện hơn, đây có thể là chỗ lý tưởng để các bạn dựng trại nghỉ mát.
Theo những người đã từng phượt ở Hồ Đồng Quan thì đây còn là một địa điểm tuyệt vời đối với những ai thích câu cá... vì vừa câu miễn phí, lại có cơ hội bắt được cá "khủng".
Nếu như bạn thường gặp phải cảnh chen lấn, chật chội trong những lễ hội du lịch diễn ra dịp 30/4, 1/5 thì cái thú câu cá trong không gian tĩnh lặng khi bạn được tựa lưng vào những gốc cây ven hồ, buông cần chờ cá cắn câu, ngắm cảnh núi non hùng vĩ thì quả là điều thú vị hiếm có.
Với vẻ đẹp phong thủy hữu tình, vào mùa cưới nơi đây còn là địa điểm chụp ảnh dã ngoại thú vị của những cặp uyên ương.
Sâu lắng làng lụa Vạn Phúc
Nghề dâu tằm đã nuôi sống bao nhiêu thế hệ con người ở Vạn Phúc từ bao nhiêu năm qua
Đến làng lụa Vạn Phúc bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, thích thú khi được tận mắt chứng kiến những con phố chuyên sản xuất kinh doanh các loại tơ lụa mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Từ trung tâm đến làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông chỉ chừng chục km đường.
Đến làng lụa bạn có thể thong dong trên những con phố nghe tiếng thoi đưa lách cách rộn rã. Những "con đường tơ lụa" độc đáo ở Hà Thành đang gớp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng, sâu lắng rất riêng của Hà Nội.
Nghề dâu tằm đã nuôi sống bao nhiêu thế hệ con người ở Vạn Phúc từ bao nhiêu năm qua. Trước kia người dân Vạn Phúc trực tiếp trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa. Sau này, nghề dệt phát triển mạnh, đất hạn hẹp, người dân không trồng dâu, chăn tằm nữa mà mua tơ từ nơi khác về dệt.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, thì từ thời phong kiến những người thợ dệt Vạn Phúc đã dệt lên những sản phẩm với nét thêu cầu kỳ tinh sảo phục vụ cho triều đình. Đó là những bộ long bảo của vua, những bộ trang phục của quan, quân...
Trải nghiệm nghề gốm Bát Tràng
Trong mấy ngày nghỉ lễ ngoài việc đến Làng Vạn phúc du ngoạn hay đến Hồ Đồng quan để hít thở không khí trong lành. Bạn cũng có thể tới làng Gốm Bát Tràng để trải nghiệm nghề làm gốm của người dân nơi đây.
Đến đây bạn sẽ trực tiếp được xem người làng Bát Tràng sản xuất các sản phẩm về Gốm và được tìm hiểu qui trình sản xuất cầu kỳ và tinh xảo của người dân nơi đây.
Nếu thích, bạn có thể trực tiếp nặn gốm, vuốt gốm để tự tao ra những hình thù và sản phẩm theo ý muốn của mình. Ở Bát Tràng có khá nhiều dịch vụ nặn gốm, nhưng nhiều nhất là ở chợ Bát Tràng.
Các điểm tham quan trong làng Bát Tràng gồm có: Chợ Gốm, gia đình làm Gốm, Đình Làng, những lò gốm ven sông Hồng.
Đến Bát Tràng có nhiều cách, một là mua tour, hai là đi đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Thanh Trì, men theo đê là tới Bát Tràng. Có thể đi xe đạp, xe máy hoặc xe Bus từ Long Biên đi Bát Tràng.
Bài, ảnh: Minh Phan
Theo dantri
Chơi vơi Bạch Mã Bạch Mã là dãy quần sơn được nhiều văn nhân thi sĩ xem như của hồi môn mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng Bạch Mã cũng có số phận riêng và đã nhiều lần trải qua những cay đắng bởi biến động của lịch sử lẫn những lát cắt của tư duy. Cứ mỗi lần như thế, Bạch Mã lại...