Thép rơi chết người, ĐBQH liên tưởng rơi tàu trên cao
“Từ hôm thép rơi làm chết người tới nay, tôi liên tưởng tàu trên cao rơi xuống khiến nhiều người chết”, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) lo ngại.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng chiều 18/11, đại biểu Đỗ Văn Đương nêu câu hỏi: “Từ hôm thép rơi làm chết người tới nay, tôi liên tưởng tàu trên cao rơi xuống khiến nhiều người chết. Tôi và nhiều cử tri đi trên tuyến đường này rất lo ngại bởi nó treo trên đầu hàng triệu lượt người lưu thông”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM)
Đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn: “Dự án đường sắt trên cao, sử dụng công nghệ nước nào, cũ hay mới vì sao tiến độ quá chậm? Vậy Bộ trưởng có cam kết công trình này tuyệt đối đảm bảo an toàn khi đưa vào vận hành”?
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Đỗ Văn Đương, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sử dụng vốn vay OAD của Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc thi công; sử dụng công nghệ mới nhất của Trung Quốc; tốc độ dự kiến 40 km/h, tốc độ tối đa 60km/h, sử dụng công nghệ TQ, công nghệ mới nhất.
Theo Bộ trưởng Thăng, vừa qua có xảy ra sự cố đáng tiếc tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Bộ GT-VT kiểm tra từng hạng mục, yêu cầu phải đảm bảo an toàn trước khi thi công.
Bên cạnh đó, dự án sẽ phải nghiệm thu theo đúng quy định, việc khai thác cũng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn là số 1, sau mới đến hiệu quả.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, để đảm bảo an toàn cho dự án không chỉ trong thi công mà cả trong khai thác, dự án hoàn thành phải nghiệm thu đảm bảo tuyệt đối an toàn.
“Khi công trình đi vào khai thác cũng phải đảm bảo an là mục tiêu đầu tiên đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, sau đó mới tính đến hiệu quả. Chúng tôi giám sát theo đúng tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo an toàn”, ông Thăng khẳng định.
Không tùy tiện tăng phí đường cao tốc
Hàng loạt câu hỏi lo lắng về hạ tầng, mức phí trên đường cao tốc và cầu treo dân sinh đã được đặt ra với Bộ trưởng Đinh La Thăng. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà băn khoăn: “Bộ Giao thông đang nghiên cứu chuyển giao một số công trình giao thông quốc gia trong đó có đường cao tốc để lấy kinh phí xây dựng các công trình khác. Nếu đối tác nước ngoài trúng thầu, thời gian khai thác dài thì có thể dẫn tới thu phí quá cao, nhưng nhân công thì lương thấp, có thể ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia?
Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy cũng đặt ra câu hỏi: “Phát triển đường cao tốc sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa các vùng miền và cho rằng việc thu phí là cần thiết nhưng phải đảm bảo được sự hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người sử dụng. Vậy mức thu phí hiện nay có cao không?”
Bộ trưởng Thăng khẳng định, nhà đầu tư nước ngoài không thể tăng giá tùy tiện vì phải thực hiện theo hợp đồng.
Tư lệnh ngành giao thông cũng cho biết, nhiều dự án triển khai tốt vẫn còn những dự án phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chư tốt, gây ra phiền hà cho người dân tại các vùng dự án.
Cụ thể, với dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có đoạn tuyến đi qua huyện Gia Lâm như phản ánh của đại biểu Hà là có ảnh hưởng tới hệ thống thủy lợi.
Bộ trưởng Thăng khẳng định, chủ đầu tư sẽ phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận với chính quyền địa phương, vừa đảm bảo có hạ tầng tốt, nhưng cũng phải đảm bảo ảnh hưởng tới người dân ở mức thấp nhất.
“Chúng tôi đã có kiểm tra và chấn chỉnh, đại biểu yên tâm. Đã không hứa thì thôi, đã hứa sẽ phải thực hiện cho đúng”, Bộ trưởng Thăng nói.
Theo Diệu Thu (Khám phá)
ĐBQH: "Ngày càng nhiều cán bộ lười nhác muốn làm lãnh đạo"
Vì sao công chức lười nhác lại ham làm lãnh đạo ngày càng nhiều? Vì sao bộ máy quản lý nhà nước vẫn "phình to", chất lượng cán bộ công chức suy giảm...?
Đó là những vấn đề đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trong phiên chất vấn trước Quốc hội sáng nay, 18/11.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho biết, dư luận phản ánh hiện nay những người có năng lực không vào nhà nước làm việc và nếu có vào thì một thời gian cũng ra khỏi khu vực này ngày càng nhiều. Ngược lại, người kém năng lực lại gia tăng ở khu vực nhà nước. Chính điều này làm gia tăng con người hành chính "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về".
"Vì sao số công chức tận tâm với công việc, sáng tạo trong công tác ngày càng ít, nhưng số công chức lười nhác chỉ "một dạ, hai vâng" nhưng lại ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Đây có phải là nguyên nhân chính làm gia tăng bộ máy hành chính và cũng là nguyên nhân của tội phạm tham nhũng?", đại biểu Đỗ Văn Đương thẳng thắn.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng, cơ chế sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng với trình độ năng lực của từng người; cơ chế thưởng phạt cũng chưa nghiêm; chế độ đánh giá chưa đổi mới gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; chế độ tiền lương, đãi ngộ còn chậm; việc tuyển đầu vào cũng chưa hiệu quả, không tuyển được người có năng lực, tâm huyết.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong thời gian tới, Bộ sẽ đổi mới cơ chế đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức nhằm trọng dụng người có tài năng, làm được việc.
Bên cạnh đó, những người không có năng lực, Bộ Nội vụ sẽ thực hiện chế độ miễn nhiệm, chuyển vị trí công tác, tinh giản biên chế đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Bình cũng cho biết, đề án về tinh giản biên chế được Bộ Chính trị giao, Bộ Nội vụ cũng đã thông qua tập thể Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cũng thống nhất thông qua, giao cho Bộ Nội vụ hoàn thiện đề án, hoàn thiện tờ trình để xin ý kiến Trung ương trong kỳ họp tới
Ngoài ra, đề án tạo nguồn nhân lực từ sinh viên tốt nghiệp giỏi xuất sắc, nhà khoa học trẻ cũng đã được xây dựng, đặt mục tiêu từ nay tới 2020 tuyển 1000 cán bộ nguồn; đề án đãi ngộ người tài cũng đang được trình Chính Phủ.
Theo Diệu Thu (Khám phá)
Vụ sắt rơi chết người: Thành lập Hội đồng kỷ luật Chủ tịch HĐTV Cienco1 Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật xem xét trách nhiệm của ông Phạm Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Cienco1, trong vụ sắt rơi trúng đầu người đi đường Theo đó, quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để xem...