Thép Nam Kim công bố kế hoạch phát hành 36,4 triệu cổ phiếu NKG
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) vừa thông báo về việc phát hành 36,4 triệu cổ phiếu NKG để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Theo đó, Thép Nam Kim dự kiến phát hành hơn 12,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 7%, số cổ phần phát hành là 12,74 triệu đơn vị. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Nam Kim sẽ tăng từ 1.820 tỷ đồng lên thành 2.184 tỷ đồng.
Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu vào ngày chốt danh sách sẽ nhận 7 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế năm 2020 (hơn 247 tỷ đồng).
Công ty cũng sẽ phát hành hơn 23,6 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 13%. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu vào ngày chốt danh sách sẽ nhận 13 cổ phiếu mới.
Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần (tại ngày 31/12/2020: 766 tỷ đồng).
Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của Thép Nam Kim sẽ tăng từ hơn 1.819 tỷ đồng lên gần 2.184 tỷ đồng.
Mới đây, NKG cũng vừa hoàn tất bán ra toàn bộ 10 cổ phiếu quỹ. Giá bán bình quân 34.080 đồng/cp, thu về 341 tỷ đồng. Thời gian bán từ 22/6 – 5/7/2021. Được biết, đây là số cổ phiếu quỹ mà Thép Nam Kim mua vào từ tháng 7/2020. Giá trị ghi nhận trên BCTC quý 3 năm tài chính 2020 có giá trị hơn 78 tỷ đồng.
Công ty quyết định đưa cổ phiếu quỹ ra bán trong bối cảnh cổ phiếu NKG đang giao dịch quanh vùng đỉnh kể từ ngày chào sàn giao dịch năm 2011 đến nay.
Video đang HOT
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt đạt 11.862 tỷ đồng và 1.166 tỷ đồng, tương ứng cao gấp gần 2,5 lần và gấp gần 20 lần cùng kỳ năm 2020.
Theo lý giải của công ty, mức tăng doanh thu trong kỳ mà công ty đạt được là nhờ việc đẩy mạnh kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Lợi nhuận tăng do sản lượng sản xuất tăng, làm cho chi phí sản xuất giảm, biên độ lợi nhuận tăng.
Năm 2021, Thép Nam Kim lên kế hoạch kinh doanh với sản lượng đạt 900.000 tấn, doanh thu đạt 16.000 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 28% và gần 38% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng cao gấp hơn 2 lần lên 600 tỷ đồng.
Như vậy sau 6 tháng đầu năm, Thép Nam Kim đã hoàn thành hơn 74% kế hoạch về doanh thu và vượt 94% kế hoạch về lợi nhuận.
80.000 tấn nhãn miền Tây vào vụ, chiến dịch trong tình thế đặc biệt
Sóc Trăng, Đồng Tháp đang tìm cách tiêu thụ cho gần 80.000 tấn nhãn đang vào mùa thu hoạch nhưng bị khó khăn do giãn cách chống dịch Covid-19.
Học cách kinh nghiệm Bắc Giang
Thông tin từ Sở NN-PTNT Sóc Trăng, nhãn là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 24.400 tấn. Thời gian thu hoạch nhãn từ tháng 7-12/2021. Ngoài ra, Đồng Tháp cũng có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn.
Quả nhãn tại hai tỉnh này đang bước vào vụ thu hoạch, song lại gặp khó trong khâu tiêu thụ và vận chuyển.
Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX nông sản an toàn An Hòa (An Nhơn, Châu Thành, Đồng Tháp), cho hay, do HTX đang nằm trong vùng dịch nên nhãn khó tiêu thụ, đến nay mới giải quyết được một phần, nhưng giá chưa cao. Nhãn bán với giá tốt là 17.000-18.000 đồng/kg, còn giá bình thường là 10.000-11.000 đồng/kg. Ông mong muốn được hỗ trợ tìm đầu ra cho quả nhãn của HTX, làm sao giá tốt, đặc biệt là phải làm chính xác, có cam kết thu mua.
Bất chấp dịch Covid-19, Bắc Giang vẫn thành công trong tiêu thụ vải thiều (ảnh: TL)
Tại Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và nông sản thuộc Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng ngày 29/7, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, nhãn là cây ăn quả trọng điểm tại hai địa phương, với tổng sản lượng lên tới gần 80.000 tấn, nhưng khâu tiêu thụ lại gặp khó do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo ông Toản, Bắc Giang vừa qua cũng từng là tâm dịch mà họ vẫn có vụ vải thiều thành công. Gần 300.000 tấn vải thu hoạch trong chưa đầy hai tháng, tiêu thụ hết tại thị trường trong và ngoài nước.
Bắc Giang xây dựng kịch bản tiêu thụ rất chi tiết. Mỗi ngày, họ đều thống kê sản lượng cần tiêu thụ của từng vùng, bán đến những đâu, luồng vận chuyển như thế nào... để các cơ quan ban ngành cùng vào cuộc hỗ trợ, đảm bảo thông thương.
"Đây là bài học quý. Chúng tôi rất mong trong điều kiện dịch bệnh, các tỉnh phía Nam, trong đó có Đồng Tháp và Sóc Trăng, có thể tham khảo cách làm của Bắc Giang", ông Toản đề xuất.
Ông gợi ý, các địa phương cần thống kê sản lượng theo từng huyện để xây dựng kịch bản tiêu thụ chi tiết. Trong đó, hệ thống vận chuyển là mắt xích quan trọng trong giá thành, lợi nhuận và thời gian bảo quản của nông sản, cần phát huy hết sức mạnh của hệ thống này.
Hà Nội đã có kịch bản chi tiết cho từng sản phẩm, từng cung đường để vận chuyển tiêu thụ nông sản. Đồng Tháp, Sóc Trăng có thể nghiên cứu mô hình này, từ đó, kiến nghị với Tổ công tác của Bộ NN-PTNT xử lý các vấn đề còn vướng mắc, ông Toản nhấn mạnh.
Hỗ trợ nông dân bán hàng online
Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương), cho hay, đơn vị này đã có nhiều chương trình hợp tác với Bộ NN-PTNT để giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu trên các sàn thương mại điện tử; nay đang thử nghiệm mô hình siêu thị hàng Việt trên các sàn Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, để hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt tại các địa phương.
Nhãn Sóc Trăng và Đồng Tháp đang vào mùa thu hoạch, sản lượng khoảng 80.000 tấn (ảnh: BH)
Ông đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ đào tạo để đưa cách phân phối này tới sâu hơn với bà con nông dân. Theo đó, sẽ có hai hình thức kết nối tiêu thụ nông sản: mua trực tiếp, giống như siêu thị nhập hàng của HTX; HTX đứng ra trực tiếp phân phối trên sàn thương mại điện tử.
"Nếu bà con nông dân còn bỡ ngỡ, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giống như hỗ trợ bán nho xanh ở Ninh Thuận, bơ ở Đắk Lắk, khoai lang tím ở Vĩnh Long. Chúng tôi sẽ cùng đóng gói, quảng bá các sản phẩm", ông Hoàng chia sẻ.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ, nhận định, hướng đi của các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử là rất đúng. Nhờ đó có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
"Hy vọng các sàn thương mại điện tử sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất, không chỉ trong dịch mà còn sau này nữa", bà Hậu nói.
Ở góc độ bán lẻ, bà Hậu cho rằng chúng ta đang sản xuất tốt nhưng vẫn còn yếu trong khâu kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử. Thế nên, các nhà sản xuất cần xây dựng thêm phòng chuyên môn, vừa quảng bá hàng, vừa bán hàng trực tuyến.
Bà Lê Minh, Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh (Bưu điện Sóc Trăng), cho biết, sàn thương mại điện tử PostMart có mục tiêu là kênh hỗ trợ, xúc tiến thương mại cho các nhà cung cấp, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Thủ tục tham gia sàn đơn giản, hoàn toàn miễn phí.
Bưu điện Sóc Trăng đang tiếp tục hỗ trợ các nhà cung cấp, đặc biệt nông sản khó tiêu thụ hoặc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. "Sau dịch Covid-19, chúng tôi sẽ hỗ trợ đào tạo các nhà cung cấp để họ tự thao tác trên sàn. Với ưu thế hơn 100 điểm phục vụ tại các xã ở Sóc Trăng, nhà cung cấp có thể đến bất cứ điểm nào để đăng ký", bà Minh cho hay.
Cân nhắc khi tăng thuế xuất khẩu phôi, giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép đồng thời giảm thuế nhập khẩu một số loại thép xây dựng tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020 về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội thép cho biết, đề xuất này cần...