Thép Hòa Phát được nhấn chìm 15,39 triệu m3 vật chất xuống biển
Tối 26.2, ông Nguyễn Nghi, đại diện truyền thông Tập đoàn thép Hòa Phát, xác nhận: “Đơn vị trực thuộc tập đoàn là công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất-KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho nhận chìm khoảng 15,39 triệu m3 vật chất nạo vét cảng biển xuống khu vực biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn”.
Cụ thể theo Giấy phép nhấn chìm (số 372/GP-BTNMT, ngày 21.2.2019), do ông Trần Quý Kiên – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký, nêu rõ: Cho phép công ty Cổ phần thép Hòa Phát (gọi tắt là thép Hoà Phát) Dung Quất được nhấn chìm 15,39 triệu m3 vật chất nạo vét tại khu vực cảng, luồng tàu ra vào cảng, khu bến cảng-Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất xuống địa điểm khu vực biển xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn.
Một góc cảng chuyên dùng của dự án “Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất”.
Khu vực biển được phép nhấn chìm có diện tích 180 ha, phương tiện vận chuyển và cách thức nhấn chìm được sử dụng là tàu hút bụng xả đáy tự hành loại từ 7000-35.000m3/chiếc, với số lượng 3 chuyến/ngày. Thành phần vật chất nhấn chìm gồm cát biển chiếm khoảng 86,4%, bùn sét 13,6%. Chất được phép nhấn chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ và quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thời gian được phép nhấn chìm từ ngày 1.3.2019-31.5.2020.
Video đang HOT
Tàu hút bụng xả đáy tự hành, phương tiện vận chuyển nhấn chìm 15,39 triệu m3 vật chất.
Được biết để thi công xây dựng hạng mục cảng chuyên dùng cho tàu vận có tải trọng 200.000 DWT ra vào cảng khi dự án “Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất” hoàn thành, Công ty thép Hòa Phát Dung Quất phải tiến hành nạo vét khu vực biển tại đây. Theo đó, tổng lượng vật chất trong quá trình nạo vét dư thừa, cần xử lý khoảng 15 triệu m3, gồm cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng. Ông Đinh Văn Trung – Phó Giám đốc Cty thép Hòa Phát Dung Quất giải thích: “Nói một cách dễ hiểu hơn, vật chất xin nhấn chìm là cát, tạp chất ở khu vực biển gần bờ, được đưa ra đổ ở vùng biển xa bờ hơn. Không có m3 vật chất nào dư thừa ở trên bờ được đưa ra để nhấn chìm xuống biển”.
Theo Danviet
15 triệu m3 vật chất Hòa Phát xin nhận chìm xuống biển là loại gì?
Để làm rõ thắc mắc trên của dư luận, PV Dân Việt đã tìm hiểu, trao đổi với cấp ngành chuyên môn tỉnh và chủ đầu tư là Công ty cổ phần thép (gọi tắt Cty thép) Hòa Phát Dung Quất - Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.
Việc Công ty thép Hòa Phát xin đổ 15 triệu m3 vật chất xuống biển đang được các bộ ngành chức năng kiểm tra, thẩm định và hiện chưa có kết luận. Tuy nhiên trước đề xuất này, dư luận người dân trong tỉnh thắc mắc về khối lượng có tên gọi là vật chất mà công ty này xin nhất chìm xuống biển là gì, có ảnh hưởng gì ở khu vực biển được đổ?
PV Dân Việt đã tìm hiểu, trao đổi với cấp ngành chuyên môn tỉnh và chủ đầu tư là Công ty cổ phần thép. Theo đó, để thi công xây dựng hạng mục cảng chuyên dùng cho tàu vận có tải trọng 200.000 DWT ra vào cảng khi dự án "Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất" hoàn thành, Cty thép Hòa Phát Dung Quất phải tiến hành nạo vét khu vực biển tại đây. Theo đó, tổng lượng vật chất trong quá trình nạo vét dư thừa, cần xử lý khoảng 15 triệu m3.
Một góc cảng chuyên dùng của Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất.
Tại buổi làm việc vào trưa 8.11, ông Đinh Văn Trung - Phó Giám đốc Cty thép Hòa Phát Dung Quất giải thích: "Không như nhiều người nghĩ, vật chất mà chúng tôi xin nhận chìm bao gồm cả chất thải rắn dư thừa trong quá trình thi công trên bờ. 15 triệu m3 vật chất xin nhận chìm hoàn toàn là phần cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng. Cụ thể, trong các thành phần của số vật chất này, cát biển chiếm đến gần 87%, còn lại là vỏ sò, bùn... Nói một cách dễ hiểu hơn, vật chất xin nhận chìm là cát, tạp chất ở khu vực biển gần bờ, được đưa ra đổ ở vùng biển xa bờ hơn. Không có m3 vật chất nào dư thừa ở trên bờ được đưa ra để nhận chìm xuống biển".
Để nạo vét và nhận chìm số vật chất này, Cty thép Hòa Phát Dung Quất không sử dụng hình thức dùng máy hút, sau đó phun lên tàu và chở đi đổ như vẫn thường thấy, mà dùng tàu hút bụng xả đáy tự hành, có công suất từ 7000-35.000m3/chiếc. Cụ thể, khi đến vị trí cần nạo vét, tàu thả ống hút cát, bùn lên và đưa vào khoang chứa, sau đó, khi vận chuyển đến vị trí cần đổ, cửa khoang chứa (nằm dưới thân) sẽ tự động mở ra để xả. Phương pháp này sẽ giảm thiểu tối đa những yếu tố gây ảnh hưởng đến không khí như bụi, tiếng ồn...
"15 triệu m3 vật chất xin nhận chìm hoàn toàn là cát, tạp chất nạo vét ở lòng biển tại khu vực xây dựng cảng chuyên dùng, với thành phần cát biển chiếm đến gần 87%, còn lại là vỏ sò, bùn...", Phó Giám đốc Cty thép Hòa Phát Dung Quất Đinh Văn Trung cho biết.
Vào trưa cùng ngày, ông Đỗ Minh Hải - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi xác nhận: "15 triệu m3 vật chất mà Cty thép Hòa Phát Dung Quất xin nhận chìm xuống biển là cát và một số thành phần khác được nạo vét ở khu vực gần bờ, không có vật chất dư thừa trong quá trình thi công trên bờ được đưa ra biển để nhấn chìm. Giải pháp nạo vét, nhận chìm số vật chất trên bằng tàu hút bụng xả đáy tự hành có nhiều ưu điểm hơn so với kiểu hút, phun lên rồi chở đi nhận chìm".
Được biết, Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất được UBND tỉnh Quảng Ngãi trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 2.2017.
Dự án này triển khai xây dựng tại vị trí dự án thép trị giá đầu tư 4,5 tỷ USD có tên Guang Lian (Đài Loan) chiếm đất rồi bỏ hoang hơn 10 năm nay ở KKT Dung Quất... với tổng diện tích đất sử dụng gần 373 ha, thời gian hoạt động 50 năm.
Công suất thiết kế của Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất là 4 triệu tấn/năm, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với 2 triệu tấn thép/giai đoạn. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 60.000 tỷ đồng.
Thời gian triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động của gian đoạn 1 dự kiến khoảng 24 tháng, kể từ khi bàn giao đất và cấp giấy phép xây dựng. Giai đoạn 2 sẽ triển khai sau khi giai đoạn 1 hoàn thành 18 tháng và đưa vào hoạt động trong thời hạn 24 tháng.
Theo Danviet
Nổ đường ống dẫn khí ga, 3 công nhân bị trọng thương Trong lúc sang chiết ga từ bồn chứa vào bình, đường ống dẫn ga bất ngờ phát nổ lớn làm 3 công nhân Công ty TNHH khí công nghiệp Tuấn An bị thương nặng. Vào khoảng 10h30 ngày 18.2, một vụ nổ khí ga xảy ra tại Công ty TNHH khí công nghiệp Tuấn An (trụ sở đặt tại Phân khu công nghiệp...