Theo vết “người rừng”

Theo dõi VGT trên

Hệ thống nhà của cha con “ người rừng” Hồ Văn Thanh – Hồ Văn Lang trong vùng núi Apon là những ngôi nhà có treo thức ăn, t.huốc l.á, vỏ quế, cung tên và nhiều đồ vật mang tính tâm linh. Chúng được tổ chức, bố trí rất chặt chẽ đến mức người lạ sểnh chân là dính chông xuyên bụng.

Tiếng hú

Sáng 16/8, đoàn phóng viên lên đường. Con đường dẫn vào Apon còn lảng bảng sương núi. Rừng hiện ra trước mặt với tiếng ầm ầm của suối, tiếng con hoẵng kêu te te khi thấy bóng người. Vượt qua những con dốc đầu tiên, mọi người chỉ còn nghe tiếng thở dốc của chính mình. Thỉnh thoảng lại có những cú trượt chân ngã sóng xoài.

Ở Quảng Ngãi, trưởng công xã vùng sâu được trang bị s.úng và s.úng trở thành vật bất ly thân mỗi khi vào rừng. Ông Hồ Văn Tính, Trưởng công an xã Trà Phong với khẩu s.úng kè hông, luôn tiếp sức bằng tiếng la hét “đi nhanh, đi nhanh”. Còn chị Hồ Thị Diện, Chủ tịch Hội phụ nữ xã thì khuấy động bằng chiếc điện thoại mở những ca khúc mạnh mẽ.

Một cụ già ngồi cạnh đám rẫy chỉ tay vào lối đi đen ngòm trước mặt. Ông lão kể lại câu chuyện người rừng bằng hình ảnh, đó là cha con “người rừng” khi đi thì khom người, 2 tay co trước ngực và lúc lắc theo nhịp bước. Nhìn ông già này, tôi nhớ lại ông Hồ Văn Phương, đồng đội và là hàng xóm của ông Hồ Văn Thanh: “U…u! Nó chạy nhanh như con khỉ, mình theo không kịp. Thấy nó đó, thoáng một cái là nó đu cây, luồn vô suối biến mất. Mình vô lần nào nó cũng không cho gặp mặt đâu. Thằng Tri con trai nó vô kêu về nhưng nó cũng không nhận, không nói, cứ trốn là trốn thôi”.

Theo vết người rừng - Hình 1

Nhà của cha con “người rừng” (ảnh lớn); “Người rừng” cha ngày ngày buồn bã ngóng về rừng sâu (ảnh nhỏ)

Trước năm 1975, “người rừng” Hồ Văn Thanh có tham gia đi bộ đội và biên chế vào một đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi. Ông Phương là anh em hàng xóm và cùng chiến đấu nên thương cảm bạn, năm nào ông cũng mang một gói quần áo và muối tìm đến thăm ông bạn “người rừng”.

Nhưng thấy ông Phương, cha con ông Thanh chạy biến. Món quà ông Phương gởi tặng được treo trên cành cây với câu nhắn nhủ “Tao gởi cho mày, mày về với bà con đi”. Vài tháng sau ông Phương trở lại, món quà đó vẫn còn y nguyên kể cả muối. Giờ nói chuyện trở lại thăm nhà của “người rừng”, ông Phương cười khà khà, ngồi bệt xuống đất, giơ bàn chân lên và nói: “Xa lắm, chân mình bây giờ không đi nổi nữa rồi”.

Hú….hú! Anh em trong đoàn công tác bắt liên lạc với nhau. 5 cán bộ xã Trà Phong huyện Tây Trà hỗ trợ dẫn đường cho anh em phóng viên. Vượt qua chặng đường ngắn, đoàn đã bị xé thành 3 nhóm vì sức trèo núi của mỗi người một khác. Chị cán bộ phụ nữ căn dặn: “Cây bẻ ngang đường là đừng đi, phải rẽ qua hướng khác, chỗ đó có bẫy. Đủ thứ bẫy, bẫy lao để săn heo rừng, mũi tên to như cái đòn, nó phóng một cái là lủng ruột”.

Ngắm cơ ngơi của “người rừng”

Nhìn cách bố trí bẫy chông của “người rừng” con, một cán bộ đi trong đoàn cho biết, đó là thế bẫy chông nghẹt và rất khó tránh. Nếu không kịp rút chân ra và vấp ngã, cả người sẽ bị chông găm lút từ bụng xuyên qua lưng.

Đã vào đầu thu, rừng báo hiệu giao mùa bằng con đường lá. Một đoạn đường rừng phủ đầy lá vả, mỗi chiếc lá to như quạt mo, có đoạn phủ đầy lá lồ ô xanh mượt. Trên những chiếc lá đó là bầy vắt khát m.áu.

Suốt 4 tiếng đồng hồ, vượt qua nhiều con suối, cuối cùng, cơ ngơi của cha con “người rừng” cũng hiện ra bên một vách núi. Ngôi nhà đầu tiên có bề ngoài đen nhẻm như gian bếp ám khói. Nhà được treo trên cây, cách mặt đất vài mét, giống như tổ của con chim đại bàng khổng lồ. Hệ thống cây chi chít đội ngôi nhà trụ vững trên thân cây và trụ vững mỗi khi có lũ quét. Cạnh ngôi nhà có cây dâu rừng đã chín đỏ với những chùm quả mọng nước. Có lẽ, mấy chục năm “người rừng” đã ngồi trên chiếc võng là sợi dây rừng to như cổ tay bên cạnh nhà và đ.ánh chén loại trái cây này?

Theo vết người rừng - Hình 2

Video đang HOT

Nhà của con trai “người rừng”

Trước nhà treo một tấm lục giác. Gió thổi, tấm lục giác đủng đỉnh xoay – lắc – ẩn hiện dưới tán lá. Nhìn thứ đồ vật hơi ma quái này, trong tai tôi bất chợt vang lên tiếng leng keng với âm thanh mơ hồ từ chiếc chuông đồng (gờ ru) của “người rừng” mà hôm trước một người già trong làng đã lắc cho tôi nghe. Chiếc chuông được treo trên một chuỗi tràng hạt láng bóng đã nhắn thín và tỏa ra mùi vị hăng hắc như thịt trâu. Chiếc chuông này để gọi thần linh và cầu hồn người c.hết.

Trong hệ thống “dinh thự” của người rừng, ngôi nhà đen xỉn này giữ một vị trí quan trọng, vì có treo các biểu tượng tín ngưỡng, tâm linh. Cách đó khoảng hơn 100 mét là một ngôi nhà khác treo trên ngọn cây, với chiều cao tương đương ngôi nhà 3 tầng. Bước vào ngôi nhà tổ chim này, người ta dễ dàng nhận ra đây là ngôi nhà của một người trẻ t.uổi, có sức khỏe. Trong nhà có treo tấm lục giác kia thì chỉ treo t.huốc l.á, thức ăn và vỏ quế trên tấm phên. Còn trong “dinh thự” ngọn cây này thì được trang trí vỏ cây vằn vện rất lạ mắt, trông giống như một miếng da hổ dát vào tường. Trên sàn bếp dắt một chiếc cung tên với dây kéo khá dẻo.

Bếp đã nguội lửa, tàn tro lả tả bay xuống bờ suối. Suốt 40 năm, cha con người rừng đã di chuyển khoảng 7 vị trí, ngày càng lùi sâu vào núi để lánh mặt con người.

“Dừng lại, có bẫy chông…!” – một dân quân xã hét lớn. Xung quanh nhà của người rừng toàn là những dàn bẫy, chông tua tủa, nhọn hoắt ẩn trong đám lá rừng. Mũi chông có sơn một thứ nước hôi hám và nâu bóng, giống thuốc độc truyền đời của đồng bào dân tộc miền núi. Đối mặt với con dốc cao ngất, anh em còn phải vòng vèo né tránh cạm bẫy thiên la địa võng, cái giăng trên cây, cái nhét dưới đất, bên hòn đá, cái trong bụi rậm.

Bẫy trẻ, bẫy già

Theo vết người rừng - Hình 3

“Người rừng” cha ngày ngày buồn bã ngóng về rừng sâu

Tại khu “dinh thự” của “người rừng”, xung quanh nhà của “người rừng” cha cắm 2 cây tre bẻ cong. Đó là dấu hiệu không được đi quá, có bẫy thú nguy hiểm c.hết người. Cạm bẫy xung quanh ngôi nhà của “người rừng” cha Hồ Văn Thanh ẩn trong bụi rậm. Còn nhà của “người rừng” con Hồ Văn Lang, cạm bẫy được căng khắp nơi, từ bẫy ẩn đến bẫy lộ thiên. Cách giăng bẫy của “người rừng” cha thể hiện sự mưu mẹo và luôn trong tư thế rình mồi của lão “người rừng” đã già nua và kiệt sức sau gần 40 năm lưu lạc giữa rừng sâu. Còn cạm bẫy ở ngôi nhà “người rừng” con thể hiện sự sung mãn, say mồi, sẵn sàng rượt đuổi tận cùng từ mãnh thú 4 chân hùng mạnh cho đến con chim chèo bẻo lắc lẻo trên ngọn cây sộp.

Theo vết người rừng - Hình 4

Vật dụng mưu sinh của “người rừng”

Soạt…! Một chiếc bẫy với cành tre căng cong như cánh cung khổng lồ bật tung lên trời. Sợi dây rút tuôn thật nhanh và thắt chặt lại như thòng lọng đang s.iết c.ổ con mồi. Nghe âm thanh của bẫy, đàn chim trên trời bay nháo nhác. Mới thử ném cành cây vào một chiếc bẫy, cả không gian nhỏ dường như đã bị khuấy động. Còn nếu cả đống bẫy quanh nhà “người rừng” cha và “người rừng” con cùng đồng loạt xả lẫy thì khu vực này như một cỗ máy khởi động. “Loại bẫy này nhỏ hơn nhưng anh mà sơ ý là nó kẹp chân như con dán” – anh Hồ Văn Chuẩn, dân quân địa phương chỉ tay vào một chiếc bẫy dưới gốc cây. Hòn đá được nâng lên và kéo căng bởi một đoạn dây rừng. Nếu băng ngang và móc chân vào dây thì bẫy sập xuống.

Nhưng có lẽ, kinh hãi hơn là cụm chông tre nứa nhọn hoắt. Cả một bó chông được bố trí ẩn dưới một hòn đá, phía trên là rặng cây lúp xúp che phủ. Thời chống Pháp và đ.ánh Mỹ, dân tộc các huyện miền tây của tỉnh Quảng Ngãi bố trí loại chông này rất khéo. Chông được cắm ngay trên những khúc cua, hoặc dưới chân hòn đá, nơi mà người đi rừng không quan sát được. Khi vừa thả chân qua một khúc cây, hoặc một hòn đá nằm ngang đường, người đi rừng sẽ trở thành nạn nhân của bẫy chông dài hơn nửa mét, xuyên thấu tới tận đầu gối.

Ông Hồ Văn Tính, trưởng Công an xã Trà Phong cho biết, trong lần tổ chức lên đưa cha con ông Thanh trở về vào đầu tháng 8 vừa qua, chính quyền địa phương đã bố trí 30 cán bộ. Khi lên tới nơi thì tổ chức rà, tháo bẫy, nhổ chông, sau đó bí mật bao vây vòng ngoài. Nhờ cẩn thận hết mức nên anh em trong đoàn không ai bị thương.

Rời khỏi ngôi nhà chim treo trên thân cây giữa rừng già, tôi ngoái lại nhìn thật lâu, bởi rất có thể chỉ trong thời gian ngắn nữa không có hơi người nó sẽ rã rời, đổ sập…

Vật lộn trong rừng Cạm bẫy của “người rừng” không đả thương được anh em trong đoàn, nhưng họ lại bị tấn công bởi lòng tham của con cháu “người rừng” vốn được học rất nhiều từ thế giới hiện đại.

Tại con suối cạn, cách nhà người rừng khoảng 300 mét, một tình huống bất ngờ xảy ra. Ông Hồ Minh Lâm, cháu ruột của “người rừng” xuất hiện dí m.ũi d.ao rựa về phía phóng viên, hét lớn: “Ai cho tụi bay lên đây. Mày phải tính t.iền cho tao. Tao phải g.iết mấy thằng này!”.

Theo vết người rừng - Hình 5

Phóng viên (áo pull) tước h.ung k.hí của ông Lâm Cánh tay trái của ông Lâm cầm con dao rựa chưa kịp vung lên thì đã bị một phóng viên lướt nhanh tới, áp sát. Cuộc vật lộn diễn ra dưới suối. Ông Lâm gào thét khi bị tước vũ khí. Bị tước mất dao, đối tượng tiếp tục dùng cây, đá để tấn công. Đến lúc này, anh em công an địa phương đi trước 100 mét mới đến hỗ trợ kịp thời.

Ông Hồ Minh Lâm là người ra giá với các nhà báo muốn vào thăm nhà “người rừng”: từ 1,5 triệu lên 3 triệu, rồi 4 triệu đồng/chuyến đi.

Tại Trung tâm y tế huyện Tây Trà, ông Lâm thường ngồi gác cửa với mục đích thu t.iền của các phóng viên khi đến hỏi thăm, chụp ảnh cha con ông Thanh. T.TR

Theo Thanh Trung (T.iền Phong)

Hòa nhập tức thì "người rừng" sẽ sốc

"Xét về góc độ tâm lý, khi người ta sống quá lâu trong môi trường hoang dã, ngôn ngữ không có, tư duy sẽ khác hẳn, thậm chí không hình thành trên não bộ...", PGS.TS Trương Thị Khánh Hà nhấn mạnh.

Nên để họ sống trong môi trường cũ

Việc cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh (81 t.uổi) và Hồ Văn Lang (41 t.uổi) ở Tây Trà, Quảng Ngãi đòi được trở lại rừng sau khi được chính quyền địa phương cùng người thân đón về cộng đồng ít ngày đang gây sự chú ý của dư luận.

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet chiều 12/8 về vấn đề này, PGS. TS Trương Thị Khánh Hà, Chủ nhiệm khoa Tâm Lý học, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng đây là hiện tượng rất hiếm gặp.

Bà Hà cho biết: Đối với hai cha con "người rừng" thì việc thích ứng với cuộc sống hiện đại, môi trường mới đối với người con sẽ rất khó khăn, vì người con hầu như trưởng thành ở trong rừng suốt 40 năm qua.

Hòa nhập tức thì người rừng sẽ sốc - Hình 1

Anh Hồ Văn Lang (41 t.uổi) đã ở trong rừng suốt 40 năm.

"Theo tôi, nên để cho họ được sống trong môi trường cũ, vì họ đã khá quen thuộc với môi trường này, tuy nhiên cần tạo cơ hội cho họ bằng cách giúp họ có một nhà chòi ở trên cây tốt hơn, kiên cố hơn, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống đỡ vất vả và thỉnh thoảng người thân đến thăm hỏi, chăm sóc. Ngoài ra, cần có biện pháp bảo vệ họ một cách nhất định, cấp cho họ thêm quần áo, đồ ăn, có bác sỹ đến thăm khám và các nhà khoa học cũng có thể đến vừa giao lưu, vừa để nghiên cứu nữa, vì đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp", bà Hà nêu quan điểm.

Bà Hà cho biết, trên thế giới cũng đã có nhiều trường hợp t.rẻ e.m bị lạc ở trong rừng, trong sách vở cũng đã đề cập rất nhiều, tuy nhiên, trường hợp cha con "người rừng" ở Quảng Ngãi đã sống trong rừng suốt 40 năm rồi, đây quả là quãng thời gian khá dài nên không phải một sớm một chiều có thể hòa nhập được ngay với cộng đồng mà cần có thời gian để thích ứng dần.

Theo bà Hà, môi trường sống hiện tại là rất bình thường đối với mỗi người trong chúng ta, nhưng lại không bình thường với cha con ông Hồ Văn Thanh. Bởi suốt 40 năm họ gắn bó với rừng, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, ngay cả tiếng dân tộc Cor của họ còn nói chưa sõi nên sự hòa nhập tức thì sẽ g.ây s.ốc đối với họ.

Chúng ta có thể đưa họ về dần với cộng đồng qua những đợt về thăm quê, để cha con họ khám phá thêm cuộc sống của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, về lâu dài nếu như các nhà tâm lý và các nhà khoa học đến tìm hiểu quan sát, nghiên cứu thấy họ tha thiết, mong muốn được quay về chốn cũ, thì cũng nên tôn trọng ý kiến của họ. Ngay cả việc người thân của cha con "người rừng" mong muốn gia đình được đoàn tụ, nhưng họ không hiểu được về cơ chế tâm lý và yếu tố tác động của hai cha con "người rừng". Một khi cảm xúc và tâm trạng của hai cha con "người rừng" không thoải mái sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí họ sẽ suy sụp dẫn đến điều gì đó bất bình thường.

"Qua báo chí tôi cũng biết khi thấy trời mưa thì người con là anh Hồ Văn Lang (41 t.uổi) theo bản năng đã c.ởi q.uần á.o để đứng tắm mưa một cách thích thú, điều đó cũng thể hiện phần nào cuộc sống hoang dã suốt 40 năm qua đối với hai cha con họ", bà Hà phân tích.

Bà Hà đưa vấn đề, nếu hai xã hội tương đồng nhau thì rất dễ hòa nhập, ví như từ nông thôn ra thành thị, thành thị về nông thôn, nhưng ở trường hợp này môi trường sống khác nhau quá nhiều thì sẽ rất khó cho họ. Cũng giống như ông bà mình ra thành phố không quen, muốn trở lại quê thì chúng ta cũng phải tôn trọng để cho họ về quê.

Cần có thời gian để thích ứng

Theo bà Hà, trong hai cha con "người rừng" thì ông bố có thể thích nghi với môi trường mới, nhưng đối với người con thì không thể, vì đứa con vào rừng từ lúc 1 t.uổi và đã ở trong rừng quá lâu, suốt 40 năm, cho nên người con rất khó khăn để thích nghi. Trường hợp nếu đưa người con trở về thì phải có những chuyên gia đặc biệt để thường xuyên quan sát, theo dõi chăm sóc, chứ không thể ép họ quen ngay với môi trường, cuộc sống mới.

"Có thể qua những hành vi như thấy trời mưa tức thì người con cởi bỏ hết quần áo đang mặc trên người để đứng tắm mưa, đó là hành động khác biệt của họ, tạo cho mọi người thấy anh ấy như một người tâm thần hay điên chẳng hạn, vì sống trong môi trường rừng rú lâu như vậy cho nên chất hiện đại, chất người, xã hội trong họ rất ít, và sẽ rất khó khăn để thích ứng", bà Hà phân tích.

Hòa nhập tức thì người rừng sẽ sốc - Hình 2

Hai cha con "người rừng", ông Hồ Văn Thanh (81 t.uổi) và con trai Hồ Văn Lang (41 t.uổi).

Ở trên thế giới cũng đã có nhiều trường hợp đưa người rừng về với cuộc sống hiện đại, dạy cho họ cách thích ứng với môi trường mới, của xã hội loài người, nhưng cũng chỉ mấy năm sau họ lại không thể thích ứng được, tạo ra khó khăn đối với người thân và chính quyền.

Việc hai cha con "người rừng" ở Quảng Ngãi sống suốt 40 năm ở trong rừng, tự cung tự cấp là hiện tượng rất đặc biệt, cho nên sẽ có nhiều dữ liệu tốt cho việc nghiên cứu khoa học. Các tổ chức, nhà khoa học nên đầu tư nghiên cứu về văn hóa và nhân sinh học, tâm lý học để có kết luận chính xác về hiện tượng này.

"Xét về góc độ tâm lý, khi người ta sống quá lâu trong môi trường hoang dã, ngôn ngữ cũng không có, tư duy sẽ khác hẳn thậm chí không hình thành trên não bộ, các trung tâm thích ứng với môi trường tự nhiên phát triển rất mạnh và họ giỏi về vấn đề ấy, nhưng những trung khu thích ứng với xã hội hiện đại của họ đã bị teo dần", bà Hà nhấn mạnh.

Bà Hà ví dụ cụ thể, trung khu ngôn ngữ của họ đã teo dần, ngay cả việc thích ứng với những ký hiệu hiện đại như đèn xanh, đèn đỏ, bật ti vi, cho họ tiếp xúc làm quen với trải nghiệm mới cùng một lúc, họ sẽ không thích ứng được nhiều và sẽ rất mệt cho bộ não. Vì vậy, chính quyền và gia đình hãy tạo điều kiện cho hai cha con "người rừng" thích ứng dần với cuộc sống hiện đại để họ có thời gian hòa nhập một cách tự nhiên.

TS. Nguyễn Văn Long, Phó giám đốc Trung tâm thông tin, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: "Để hai cha con "người rừng" thích nghi được với cuộc sống hiện đại của cộng đồng, theo tôi nên chuyển chỗ ở của họ từ rừng sâu ra ở khu rừng gần khu dân cư hơn và làm cho họ một cái chòi chắc chắn, để họ vẫn được lao động sản xuất như trước đây, rồi người thân cũng như cộng đồng thường xuyên đến thăm hỏi, chuyện trò, hỗ trợ lương thực, thuốc men, đài radio để họ được thích nghi dần. Khi họ đã quen thì việc hòa nhập cộng đồng của cha con "người rừng" sẽ trở nên dễ dàng hơn, không phải gượng ép mà lúc đó họ sẽ tự hòa nhập".

Theo Xuân Hải

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Tài xế t.ử v.ong trong cabin sau tai nạn liên hoàn trên quốc lộ 13
20:14:27 29/06/2024
Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn
22:18:18 29/06/2024
Tìm thấy t.hi t.hể nạn nhân bị mất tích tại Sa Pa
15:01:03 29/06/2024
112 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm ở Hải Phòng đã được xuất viện
07:16:23 29/06/2024
Hà Nội: Phát hiện nam thanh niên t.ử v.ong nghi rơi từ chung cư Khu đô thị Linh Đàm
10:04:57 29/06/2024
Bà Rịa Vũng Tàu: Cháy nhà khiến 2 vợ chồng t.ử v.ong
11:20:55 29/06/2024
CSGT sẽ tước quyền sử dụng giấy tờ xe của tài xế vi phạm qua VNeID
11:51:16 30/06/2024

Tin đang nóng

HOT: Hoa hậu Khánh Vân xác nhận được cầu hôn, chồng sắp cưới từng ly hôn và có con riêng?
12:59:22 30/06/2024
Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024
5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Người mẹ 3 con đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Puerto Rico ở độ t.uổi U40
13:16:24 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Nhan sắc trong trẻo của bạn gái Hoài Lâm trong lễ tốt nghiệp
12:55:25 30/06/2024
Quý bà xanh mặt kể lại tình ảo lừa 6 tỷ đồng, hồi chuông cảnh tỉnh phụ nữ nhẹ dạ
12:56:45 30/06/2024

Tin mới nhất

Từ 1/7, người dân được xuất trình giấy tờ lái xe qua VNeID

13:09:30 30/06/2024
Khi người dân xuất trình thông tin các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử.

Ô tô khách bị lật xuống rìa quốc lộ sau tai nạn c.hết người

10:23:14 30/06/2024
Sáng 30/6, lãnh đạo xã Hà Linh cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ va chạm giữa ô tô khách và xe máy khiến một người phụ nữ đi bán cá t.ử v.ong tại chỗ.

Quốc hội quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí

12:49:01 29/06/2024
Dao có tính sát thương cao sẽ được coi là vũ khí, tùy mục đích sử dụng để gây rối, chống người thi hành công vụ hoặc xâm phạm đến tính mạng người khác.

Một người bị mất tích nghi do lũ cuốn tại thị xã Sa Pa

07:09:28 29/06/2024
Trước đó, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, từ đêm 27/6 đến rạng sáng 28/6/2024 trên địa bàn thị xã Sa Pa có các đợt mưa vừa, mưa lớn gây lũ cục bộ trên các sông, suối.

2 người t.ử v.ong trong vụ nổ bình khí gas công nghiệp

18:12:10 28/06/2024
Sự việc thương tâm xảy ra ở TP Bắc Giang, hai người được xác định đã t.ử v.ong sau khi xảy ra vụ nổ bình khí gas công nghiệp...

Hà Nội: Cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư

17:54:22 28/06/2024
Cơ quan công an đang điều tra nguyên nhân một cô gái người nước ngoài t.ử v.ong do rơi từ tầng 31 chung cư ở phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Yêu cầu xử lý vi phạm vụ biểu diễn phản cảm ở khu du lịch Bãi Cháy

17:23:03 28/06/2024
Trước sự việc trên, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hạ Long đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức lại cuộc họp với các cơ quan, đơn vị chức năng để giải quyết dứt điểm các nội dung được dư luận phản ánh.

Một mã đề thi toán THPT tại Đắk Lắk bị lỗi nghiêm trọng?

17:15:46 28/06/2024
Theo phản ánh của phụ huynh, mã đề thi 119 môn toán kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Đắk Đắk bị lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi.

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

14:10:40 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Nữ tài xế điều khiển ô tô tông loạt xe máy ở Vũng Tàu, 2 mẹ con không qua khỏi

09:38:15 28/06/2024
Tối 27/6, vụ tai nạn liên hoàn nghiêm trọng tại khu vực ngã tư Lê Quý Đôn (thuộc đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, TP Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến 5 người thương vong, trong đó có 2 người mất tại chỗ.

Có thể bạn quan tâm

Thần Tài điểm mặt, quý nhân xuất hiện, 3 con giáp t.iền bạc rủng rỉnh, đổi đời sau ngày 1/7/2024

Trắc nghiệm

18:48:13 30/06/2024
Thần Tài điểm mặt, quý nhân xuất hiện, 3 con giáp t.iền bạc rủng rỉnh, tài lộc vun vút, t.rúng s.ố độc đắc đổi đời. Sự nghiệp người t.uổi Sửu sẽ diễn ra dễ dàng và suôn sẻ.

Ảnh vui 30-6: Muốn 'nghỉ hưu' mà cũng không được!

Lạ vui

18:47:10 30/06/2024
Người thành công luôn có lối đi riêng , một người trêu.Những hìnhảnh hài hước sau giúp bạnđọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

Thế giới

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

FVPL Summer 2024: Hủy diệt SevenTV, SOLO giành vé đi FC Pro Champions Cup 2024

Mọt game

18:08:38 30/06/2024
Trong trận chung kết nhánh thắng giải FC Online vô địch quốc gia Việt Nam - FVPL Summer 2024, đội tuyển SOLO đã không gặp nhiều khó khan để đ.ánh bại STV với tỷ số 3-0, qua đó giành vé vào chung kết tổng và suất dự FC Pro Champions Cup 2...

Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ

Góc tâm tình

18:04:57 30/06/2024
Khi xem xong, chồng tôi quay sang người phụ nữ đang mang thai kia cho cô ta 1 cái tát trời giáng, cô ta vội vàng bỏ chạy mất hút còn mẹ chồng thì ngồi sụp xuống đất khóc lóc than trời.

Diện đầm không n.ội y, Hoa hậu Mai Phương Thúy hút mọi ánh nhìn tại đám cưới Midu

Phong cách sao

18:00:48 30/06/2024
Sự xuất hiện cùng chiều cao khủng Hoa hậu Mai Phương Thúy tại đám cưới Midu đã thu hút sự chú ý rất lớn của cư dân mạng.Sau nhiều ngày trông mong, ngóng chờ, đám cưới của cặp đôi tân lang tân nương Midu và Minh Đạt đã diễn ra vô cùng ấn...

"Chiến thần" Hà Linh review mẫu áo hot TikTok: Chê tả tơi, mặc phát ngượng!

Thời trang

17:55:32 30/06/2024
Ý nghĩa đặc biệt đằng sau mẫu áo Jisoo diện, còn có 1 chi tiết liên quan đến concert Born Pink Hà Nội 4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu 5 chiêu phối đồ giúp phụ nữ Paris sành điệu hóa áo p...

Vụ Phanh nè: Luật sư vào cuộc, phê phán "bé đường", kênh Chưa biết "xin lỗi"

Netizen

17:51:22 30/06/2024
Những ngày qua, ồn ào của Hùng Didu - Phanh nè và tài khoản Chưa biết nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hiện tại, sau hơn 2 ngày mất tích, nữ tiktoker đã lộ diện với vẻ ngoài tiều tụy.

Chấm điểm tuỳ hứng gây bức xúc, dàn khán giả Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai là ai?

Tv show

17:50:21 30/06/2024
Cư dân mạng bức xúc với cách bình chọn của Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai khi anh tài có màn biểu diễn xuất sắc, nhưng điểm số nhận về lại thấp đến khó hiểu.

Tránh lạm dụng kem chống nắng trong mùa hè

Làm đẹp

17:32:51 30/06/2024
Tuy nhiên, không ít người đã và đang lạm dụng kem chống nắng với suy nghĩ sai lầm: Càng bôi nhiều, bôi liên tục thì làn da sẽ được bảo vệ tối đa, tránh đen sạm trong mùa hè.

Truy tìm đối tượng mở xưởng cơ khí để chế tạo s.úng quân dụng trái phép

Pháp luật

17:03:39 30/06/2024
Trước đây, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương khám phá chuyên án tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và đã khởi tố bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 21 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nư...