Theo trai Mường trong đêm đốt đuốc vào rừng săn nhộng ong tử thần
Dù biết nọc của loại ong tử thần có thể gây chết người, nhưng người dân xứ Mường ở bản Heo (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sinh sống ven lòng hồ Sông Đà vẫn đốt đuốc trong đêm đi săn loài ong này lấy nhộng
Ong bắp cày được người dân xứ Mường sinh sống ven lòng hồ Sông Đà gọi là ong “tử thần”, bởi nọc của loài ong này cực độc, khi bị ong đốt với số nọc lớn vào cơ thể có thể gây tử vong. Ong tử thần này rất hung dữ, khi tổ bị xâm hại, chúng sẽ bay ra và tấn công cho đến cùng. Tuy nhiên người dân xứ Mường ở bản Heo, xã Tà Hộc lại rất thích săn loài ong này lấy nhộng và coi là đặc sản quý hiếm, bởi nhộng của nó giàu dinh dưỡng và có giá trị cao.
Thông thường ong rừng hay làm tổ trên các cành cây cao.
Nhộng ong rừng xuất hiện từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 dương lịch hàng năm. Khi đàn ong sinh sôi nảy nở nhiều, cũng là lúc người dân xứ Mường đổ xô vào rừng săn nhộng làm món nhậu và bán kiếm thêm thu nhập. Thời điểm màn đêm buông xuống, chính là lúc những người dân tại bản Heo bắt đầu chuẩn bị dụng cụ như: dây thừng, dao, vải, dầu lửa, đèn pin, đuốc, bật lửa lên rừng săn bắt nhộng ong.
Người dân xứ Mường thường săn bắt nhộng ong rừng từ tháng đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 dương lịch.
Được sự chỉ dẫn, chúng tôi theo chân anh Mùi Văn Hoản ở bản Heo, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn vào rừng săn nhộng ong tử thần. Sau 4km trèo đồi vượt suối, men theo con đường đi nương của bà con giữa những tán rừng già heo hút. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được địa điểm ong rừng làm tổ. Bấy giờ, anh Hoản chỉ tay lên gốc cây gạo và nói tổ ong rừng ở trên đó.
Chúng tôi ngẩng đầu lên, thấy 1 tổ ong rừng to bằng lốp xe tải có màu nâu sẫm treo lủng lẳng trên cành cây gạo. Ngay sau đó, anh Hoản đưa các dụng cụ đã được chuẩn bị từ trước, bắt đầu hành trình đốt ong rừng lấy lấy nhộng.
Video đang HOT
Niềm vui mừng hiện hữu trên gương mặt của anh Hoàn khi săn được tổ ong rừng to.
Anh Hoản cho hay: “Để tìm được tổ của ong tôi phải thường xuyên vào rừng săn tìm, nếu phát hiện được tổ ong tôi đánh dấu lại, đợi đến thời điểm phù hợp vào săn bắt. Loài ong rừng này thường làm tổ trên cành cây cao và dưới đất hoặc tại các hang đá, có độ sâu từ 50 – 60cm. Để lấy được nhộng trên cành cây cao, tôi và anh em trong bản phải đi bắt vào ban đêm. Nếu bắt ong ban ngày sẽ dễ bị ong đốt gây nguy hiểm đến tính mạng, còn ban đêm thì ong không nhìn thấy đường và ít bay loạn xạ, tiện lợi cho việc săn bắt hơn”.
Cận cạnh nhộng ong rừng đang bò lucsc nhung ra khỏi tổ.
Trường hợp ong rừng làm tổ ở dưới đất, khi nhìn phía ngoài chúng ta sẽ phát hiện được vì đất trồi lên nhiều, thi thoảng sẽ có vài con ong bay ra. Để lấy được nhộng của ong, thợ săn phải bịt thật chặt lối ra vào và các lỗ thông hơi, sau đó sẽ hun lửa bằng đuốc, quạt khói vào tổ chừng 15phút.
Khi ong bị ngạt khói, sẽ dùng cuốc đào xuống khoảng 40cm, rồi đưa nhộng ong ra ngoài. Tất cả công việc đó phải tiến hành nhanh chóng và đảm bảo lửa không bị tắt, nếu tắt sẽ rất nguy hiểm. Bởi, lúc hun khói vào tổ đàn ong sẽ nằm la liệt dưới đất “chết tạm thời”. Khoảng 8 phút sau, chúng sẽ trở lại trạng thái ban đầu, nên yêu cầu thợ săn phải làm thật nhanh, khi lấy được nhộng sẽ di chuyển ra khỏi khu vực đó, không sẽ bị đàn ong tấn công” – anh Hoản chia sẻ.
Sau khi săn được tổ ong rừng, người dân xứ Mường ở bản Heo, xã Tà Hộc gắp nhộng ong ra khỏi tổ.
Anh Hoản cho biết thêm: Sau khi săn được nhộng ong, chúng tôi thường gắp nhộng ong ra khỏi tổ đựng vào các túi nilong, mang về cất trong tủ lạnh chờ đến chợ phiên thì đem bán cho các tiểu thương đi thuyền trên Sông Đà với giá 300 – 400.000/kg. Thông thường 1 tổ ong rừng to sẽ cho hơn 6kg nhộng ong, chúng tôi kiếm được gần 3 triệu đồng”.
Thành quả sau một quá trình lao động vất vả của người dân xứ Mường.
Khó khăn và nguy hiểm là vậy, nhưng đối với những người thợ săn xứ Mường ven lòng hồ Sông Đà coi đây là công việc “hái ra tiền” giúp họ kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Bởi vậy, cứ đến mùa săn nhộng ong rừng người dân nơi đây lại tấp nập lên rừng, lội suối săn ong rừng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Nơi khỉ ho cò gáy, khá giả nhờ nuôi bò thả đồi
Trang trại nuôi bò ven lòng hồ Sông Đà của ông Hà Văn Héo ở bản Heo (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có hàng chục con bò giống địa phương. Vì thế ông được người dân bản địa đặt cho cái tên thân mật là "vua bò" xứ Mường. Mỗi năm ông Héo thu nhập hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi đàn bò thả đồi này.
Bản Heo, xã Tà Hộc nằm ven lòng hồ Sông Đà, thuộc vùng 3 đặc biệt khó khăn của Huyện Mai Sơn, nơi đây đa số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Nhiều năm gần đây, tận dụng những đồng cỏ mọc xanh mướt trên các triền đồi ven sông, nhiều hộ dân đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi bò thả đồi, nhờ đó thu nhập kinh tế của người dân đã nâng cao rõ rệt. Gia đình ông Héo là một trong những hộ tiên phong trong bản phát triển kinh tế theo mô hình nuôi bò thả đồi tại địa phương, mỗi năm ông thu hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi bò.
Nhiều năm trở lại đây, người dân tộc Mường sinh sống ven lòng hồ Sông Đà đã có nguồn thu nhập cao từ mô hình nuôi bò thả đồi
Chia sẻ với Dân Việt, ông Héo cho biết: "Trước kia, tôi trồng hơn 8ha ngô, sắn trên nương rẫy nhưng không đem lại nguồn thu nhập cao, do chi phí đầu tư mua giống cao; giá cả ngô, sắn lại liên tục giảm. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch ngô, sắn tôi lại phải bù lỗ và nợ tiền giống, phân bón, cuộc sống của gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tôi nghĩ phải tìm cách nào đó để đưa gia đình thoát khỏi nghèo túng.
Nhận thấy tại các quả đồi ở địa phương có nhiều cỏ mọc xanh mướt, đất nương rẫy lại rộng. Nghĩ đến việc chăn nuôi bò có thể đem lại nguồn kinh tế lớn, tôi bàn bạc với vợ đi vay tiền anh em họ hàng làm vốn, sang mấy bản người Mường cuối sông Đà thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La) mua 4 con bò cái trưởng thành về nuôi. Khoảng 1 năm sau, 4 con bò cái đã cho sinh sản 4 con bê khỏe mạnh".
Ông Héo là hộ dân tiên phong trong việc nuôi bò theo kiểu thả đồi tại bản Heo (Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La)
Để có đủ lượng thức ăn cho đàn bò, ông Héo cùng vợ trồng thêm cỏ voi trên diện tích 3ha đất nương rẫy để cung cấp thức ăn cho đàn bò. Bên cạnh đó, ông còn trồng thêm chuối trên 5.000m2 vườn trong suối, nhằm bổ sung đa dạng nguồn thức ăn cho đàn đại gia súc.
Nhờ chuyển sang nuôi bò thả đồi, đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông Héo đã có của ăn của để
"Tôi nuôi bò theo kiểu thả đồi, vì diện tích nương rẫy của gia đình tôi khá rộng, các loại cỏ mọc rất nhiều nên lượng thức ăn tương đối dồi dào, đủ cho đàn bò của gia đình ăn quanh năm. Khi bò trưởng thành, các thương lái đi theo thuyền buôn lớn dọc sông Đà,(người dân chúng tôi hay gọi là chợ phiên trên sông) đỗ thuyền vào tận trang trại tôi thu mua nên đầu ra cho đàn bò luôn ổn định và bán được giá cao" - ông Héo cho biết thêm.
Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn bò của ông Héo luôn phát triển khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh
Hiện nay, trong trang trại của ông Héo nuôi 22 con bò giống địa phương, ông nuôi theo kiểu "thả đồi" nên đàn bò của gia đình ông phát triển rất khỏe mạnh, con nào con nấy đều béo ú. Trung bình 1 con bò trưởng thành, ông Héo bán ra thị trường với giá hơn 10 triệu đồng/con.
Ông Hà Văn Héo cho biết: Từ khi chuyển sang nuôi bò tôi không sợ lỗ, bởi chi phí chăm sóc cho đàn bò thấp, giá cả thịt thương phẩm của bò trên các chợ hiện nay rất cao và ổn định, không mất giá như gà, lợn. Ngoài ra tôi còn trồng thêm sắn trên nương, sau mỗi vụ thu hoạch cũng thu lãi hơn 20 triệu đồng. Mỗi năm tôi có lãi gần 140 triệu đồng từ nuôi bò và trồng sắn. Thời gian tới, tôi dự định mua thêm vài chục con dê giống về thả đồi, để tăng nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình.
Theo Danviet
Sơn La: Mưa lớn bất chợt, xuất hiện lũ quét tại Mai Sơn Vào 15h30 ngày 4.6, mưa lớn bất chợt đã gây ra lũ quét tại bản Hộc (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cuốn trôi nhiều ruộng lúa và hoa màu của người dân. Vào lúc 16h30 ngày 4.6, mưa lớn xuất hiện bất ngờ và kéo dài 1 tiếng đồng hồ đã gây ra lũ quét tại suối bản Hộc...