Theo quy định, mức bồi thường cho ông Nén chênh nhiều so với ông Chấn
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nêu vụ việc của ông Nguyễn Thanh Chấn, các cán bộ vận dụng bồi thường, khi tiến hành kiểm điểm lại thì tất các cơ quan liên quan nói việc vận dụng bồi thường cho ông Chấn không đúng, dẫn khoản bồi thường quá cao (7,2 tỷ đồng -PV).
Ông Huỳnh Văn Nén.
Sáng ngày 9.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến vào dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Mở đầu phiên thảo luận, bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đặt câu hỏi: Qua một số vụ như Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) và sắp tới là vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang), các cơ quan tiến hành tố tụng thấy khó khăn vướng mắc nhất trong giải quyết bồi thường oan sai là vấn đề gì.
Trả lời câu hỏi này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Qua các vụ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh Văn Nén và nhiều vụ khác nữa cái khó là định lượng để xác định bồi thường. Còn vốn để bồi thường thì không có gì khó khăn, bên Bộ Tài chính sẵn sàng đáp ứng.
“Tuy nhiên nói về nguồn vốn cũng bị áp lực khác như dư luận xã hội, cũng như trên diễn đàn Quốc hội có đặt ra vấn đề là tiền thuế của nhân dân đóng góp không phải là tiền để các cơ quan mang đi bồi thường cho sai phạm trong hoạt động tố tụng hình sự” – Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhìn ra nước ngoài ở Úc có hình thành nên quỹ để bồi thường, tuy nhiên vấn đề lập quỹ ở nước ta không được các cơ chức năng ủng hộ. “Vấn đề này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải cân nhắc, nếu như không giải quyết được việc này thì từ nay về sau vẫn phải chịu áp lực về câu hỏi tiền thuế của dân không phải để đem đi giải quyết bồi thường” – Chánh án Nguyễn Hòa Bình bày tỏ.
Vẫn theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, vấn đề khó nữa là những khoản rất lớn nhưng lại hoàn toàn mang tính định tính không thể định định lượng được, tạo ra sự tùy nghi, ví dụ như tổn hại về danh dự, sức khỏe, tinh thần gần như khó khăn mang tính ước lệ,
Chánh án TAND Tối cao cho biết thêm, ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác nếu như chúng ta không quy định cụ thể thì rất khó cho các cơ quan trong việc giải quyết bồi thường oan sai. Ví dụ như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, các cán bộ vận dụng bồi thường, khi tiến hành kiểm điểm lại thì tất các cơ quan liên quan nói việc vận dụng bồi thường cho ông Chấn không đúng, dẫn khoản bồi thường quá cao (7,2 tỷ đồng -PV). Việc này tạo ra chuẩn mực, các trường hợp bồi thường sau người yêu cầu sẽ cho rằng 10 năm tù oan phải bồi thường thế này, 12 năm phải thế kia, 17 năm là mức này
Video đang HOT
“Hiện chúng tôi đang chỉ đạo chỗ TAND tỉnh Bình Thuận để bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén, nếu như theo đúng khung quy định của Bộ Tài chính thì mức bồi thường cho ông Nén là rất hạn chế và nó chênh lệch khá cao so với ông Chấn, mặc dù ông Chấn tù oan 10 năm, còn ông Nén là 17 năm” – Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Theo Danviet
Những người bị án oan sẽ làm gì trong năm mới 2017?
Những trường hợp án oan sau khi được trả tự do có người đã được nhận bồi thường thiệt hại, có người vẫn đang trong quá trình đòi bồi thường. Những số phận đó, những con người "nổi tiếng" một cách bất đắc dĩ, đều có những mong ước trong năm mới 2017.
1. Ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang): Phải chữa bệnh đã!
Năm 2015, ông Nguyễn Thanh Chấn được nhận khoản tiền bồi thường 7,2 tỷ đồng cho 10 năm ngồi tù oan, cũng như những mất mát mà ông và gia đình phải gánh chịu trong suốt hành trình kêu oan. Nhiều người nghĩ rằng, với khoản tiền đó ông Chấn sẽ được sống yên ổn, tuy nhiên người đàn ông này lại phải "đánh vật" với bệnh tật.
Ông Chấn liên tục phải điều trị bệnh sau khi được trả tự do
Bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) kể: "Có dạo ông Chấn bị bệnh, hai tay đau đến mức không bưng được bát cơm, tôi phải đưa ông lên nhà thầy thuốc ở tận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn để điều trị gần 3 tháng rưỡi. Mặc dù chưa khỏi hẳn nhưng gia đình vẫn đưa ông về để theo dõi thêm. Về đến nhà thấy ông ho nhiều quá, đi khám lại phát hiện thêm bệnh lao, bác sĩ nói phải điều trị liên tục trong khoảng thời gian 6 tháng".
Ông Chấn cho biết, thời gian tới việc lớn nhất chỉ là chữa bệnh để mau khỏe chứ chưa dám nghĩ gì đến các việc khác.
2. Ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận): Mong sớm được bồi thường
Khác với ông Chấn, ông Huỳnh Văn Nén - được mệnh danh là người tù thế kỷ đến nay vẫn đang trong quá trình thương lượng để giải quyết bồi thường oan sai. Ông Nguyễn Thận - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), từng là thầy giáo và người tham gia kêu oan cho ông Nén cho biết vừa qua ông Nén đã vào TP.HCM đã khám bệnh. Các bác sĩ cho hay ông Nén bị trầm cảm khá nặng. Do điều kiện nên gia đình đưa ông Nén về nhà để chăm sóc, thuốc thang.
Ông Huỳnh Văn Nén mất sức lao động hoàn toàn.
"Khi được trả tự do ông Nén bị mất sức lao động hoàn toàn, những việc lặt vặt trong nhà cũng không làm được, thứ hai do bệnh liên quan đến tâm thần ông Nén không chủ động những việc làm của mình. Cuộc sống của ông Nén phải có người chăm lo từ bữa ăn cho đến thuốc men" - ông Thận nói.
Ông Thận cho biết thêm, điều mong muốn nhất của ông Nén trong năm 2017 là việc giải quyết bồi thường oan sai được giải quyết nhanh chóng để ông Nén có tiền cũng như dành thời để lo điều trị bệnh tật.
3. Cụ Trần Văn Thêm (Bắc Ninh): Chỉ cần mạnh khỏe
Cụ Trần Văn Thêm được TAND Tối cao tổ chức xin lỗi công khai vào tháng 8.2016, sau hơn 40 năm bị kết án tử hình oan sai. Sau buổi xin lỗi đó, ông Nguyễn Văn Hòa (Công ty luật Hòa Lợi, Hà Nội - người được cụ Thêm ủy quyền) đã gửi đơn cho TAND Tối cao yêu cầu bồi thường cho cụ Thêm 12 tỷ đồng.
Tuổi đã cao cụ Thêm chỉ mong việc bồi thường được giải quyết nhanh chóng.
Sau một số buổi làm việc, đến nay việc thương lượng bồi thường oan sai của cụ Thêm vẫn chưa có kết quả. Cụ Thêm cho biết, năm nay đã bước sang tuổi 82, chỉ mong giữ được sức khỏe và mong việc bồi thường oan sai được Nhà nước giải quyết dứt điểm trong năm 2017.
4. Ông Hàn Đức Long (Bắc Giang): Chờ lời xin lỗi công khai
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016. Ông Long cho biết, được trở về nhà trước hết ông dành thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho sức khỏe sau 11 năm tù oan.
Ông Hàn Đức Long đã nhờ luật sư tư vấn để thực hiện những dự đình trong năm 2017.
Điều mong muốn của ông Long trong năm 2017 là được cơ quan tiến hành tố tụng công khai xin lỗi. Trên cơ sở đó ông và luật sư sẽ tiến hành yêu cầu bồi thường oan sai, tiến hành tố cáo người đã vu khống cho ông cũng như những người có sai phạm trong quá trình tiến hành tố tụng khiến ông bị oan sai.
Người từng 4 lần bị tuyên án tử hình Hàn Đức Long được Viện KSND tỉnh Bắc Giang đình chỉ vụ án và trả tự do vào những ngày cuối cùng của năm 2016.
Theo Danviet
Người bị oan sai có yêu cầu mới được xin lỗi là vô lý! Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc VKSND Tối cao đặt ra vấn đề, khi phát hiện vụ việc oan sai, công khai xin lỗi là trách nhiệm phải làm, không thể phụ thuộc vào việc người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu. Bà Nguyễn Thị Thủy - Vụ...