Theo luật, từ hôm nay, trước khi giết, mổ vật nuôi buộc phải làm gì?
Luật Chăn nuôi (sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 1/1/2020. Luật Chăn nuôi có nhiều điểm đáng chú ý như nguyên tắc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới; phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ; dù là nông hộ khi nuôi vật nuôi phải kê khai với Ủy ban nhân dân cấp xã…
Ngỗng xám là 1 trong 17 giống vật nuôi mới năm 2019 theo Quyết định số 3616/QĐ-BNN-CN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Internet.
Lưu ý khi đặt tên cho dòng, giống vật nuôi mới
Tại Chương II, điều 29, Luật Chăn nuôi quy định về nguyên tắc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới như sau:
1. Mỗi dòng, giống vật nuôi mới chỉ được đặt một tên phù hợp bằng tiếng Việt.
2. Việc đặt tên dòng, giống vật nuôi mới phải bảo đảm không thuộc trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Không được đặt tên dòng, giống vật nuôi mới trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên dòng, giống vật nuôi đã được công nhận.
Thứ 2: Không được đặt tên dòng, giống vật nuôi mới chỉ bao gồm chữ số.
Thứ 3: Tên dòng, giống vật nuôi mới không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thứ 4: Tên dòng, giống vật nuôi mới không được trùng với cách đọc hoặc cách viết tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
Thứ 5: Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để đặt tên cho dòng, giống vật nuôi mới, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Dù là nông hộ, khi chăn nuôi vật nuôi phải kê khai với Ủy ban nhân dân cấp xã
Điều 54 Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ hôm nay, 1/1/2020 quy định về kê khai hoạt động chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Video đang HOT
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.
Theo Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ hôm nay, 1/1/2020, hoạt động chăn nuôi phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã…Ảnh: Internet.
Quy định về đối xử nhân đạo đối với vật nuôi, nhất là khi giết, mổ vật nuôi
Điểm mới của Luật Chăn nuôi có hiệu lực vào ngày hôm nay, 1/1/2020 là phần quy định về đối xử nhân đạo đối với vật nuôi, nhất là đối xử nhân đạo khi giết, mổ vật nuôi. Đây là nội dung mới của Luật Chăn nuôi nhằm thích hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và để minh bạch hóa quy trình chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ có quy định chặt chẽ đối với sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu.
Từ hôm nay, 1/1/2020, theo quy định của Luật Chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi vật nuôi; vận chuyển vật nuôi, giết mổ vật nuôi phải đảm bảo vật nuôi phải được đối xử nhân đạo. Ảnh: Internet.
Tại Chương V, Mục 2 của Luật Chăn nuôi có 4 Điều quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong các trường hợp: Hoạt động chăn nuôi; vận chuyển vật nuôi; giết, mổ vật nuôi và dùng vật nuôi trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Điều 70. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Điều 71. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Điều 72. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác
1. Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.
2. Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Theo Danviet
Dư địa cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn nhiều
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh đã khó, việc thực hiện còn khó hơn nhiều, cần quyết tâm cao của các đơn vị chức năng và dư địa để cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn nhiều.
Cải cách hành chính tiết kiệm 310 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, đến nay, việc rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ được Bộ NNPTNT ưu tiên hàng đầu. Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp hiện có 272 điều kiện kinh doanh; đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa 251 điều kiện kinh doanh, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa 136 điều kiện kinh doanh.
Bộ NNPTNT khai trương cổng dịch vụ công trực tuyến vào tháng 3/2017. Ảnh: H.V
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục rà soát tổng thể việc ban hành TTHC đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về kiểm soát TTHC. Theo đó, trong năm 2019, Bộ NNPTNT đã thực hiện đánh giá tác động đối với 55 TTHC được quy định trong 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, thực hiện đánh giá 31 TTHC đối với 3 dự thảo nghị định thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ; 24 TTHC đối với 6 dự thảo thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng.
Quý I/2019, Bộ NNPTNT đã thực hiện việc thẩm định, thẩm tra các nội dung quy định TTHC tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với 5 văn bản và 20 TTHC, không có TTHC nào được ban hành trái thẩm quyền. Bộ NNPTNT cũng cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời công khai 147 TTHC, hủy công khai đối với 30 TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, rà soát, cập nhật lại 393 TTHC vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
Đánh giá về công tác cải cách hành chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, chưa bao giờ công tác cải cách hành chính được Bộ triển khai mạnh mẽ đến thế và đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng, đặc biệt trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
"Chỉ trong một thời gian ngắn, các đơn vị đã rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa 50% TTHC phải kiểm tra chuyên ngành và 70% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; thay đổi phương thức kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều dòng hàng" - ông Tuấn nói.
Thống kê của Văn phòng Thường trực cải cách hành chính Bộ NNPTNT cho thấy, tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa là gần 1.500 tỷ đồng, sau khi đơn giản hóa còn trên 1.174 tỷ đồng, tổng chi phí tiết kiệm được là trên 310 tỷ đồng/năm, đạt tỷ lệ cắt giảm chi phí 20,79%.
Tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn
Trước câu hỏi của phóng viên về việc số lượng TTHC có thể cắt giảm nhiều nhưng đánh giá của VCCI lại cho rằng, các bộ ngành cắt giảm những thủ tục mà doanh nghiệp thực sự không cần thiết, ông Hà Công Tuấn cho rằng, trong một năm qua, Bộ NNPTNT đã nỗ lực triển khai mạnh mẽ trong cải cách TTHC, cắt giảm đến 73% điều kiện thủ tục kinh doanh, cắt giảm 71% danh mục kiểm tra chuyên ngành, TTHC để chuẩn hóa công bố lại, đã có 2/3 TTHC được cắt giảm. Đó là nỗ lực của của các đơn vị thuộc Bộ trong suốt thời gian qua.
"Tuy nhiên, cắt giảm đã khó, việc thực hiện còn khó hơn nhiều. Vì vậy, thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện nghiêm các thủ tục, quy định đã được cắt giảm, thực hiện nghiêm chỉ đạo của người đứng đầu. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đạt mục đích, yêu cầu đặt ra" - ông Tuấn nói.
Đối với một số đơn vị tăng TTHC, ông Tuấn cho rằng, về tổng thể, TTHC lĩnh vực năm 2019 đã được cắt giảm hơn 100 thủ tục so với năm 2017, đó là con số ấn tượng; nếu như năm 2017 lĩnh vực nông nghiệp có tới 508 TTHC thì con số này đến giữa năm 2019 là 390, về tổng thể là giảm, có những đơn vị giảm sâu như Tổng cục Lâm nghiệp giảm tới 85% TTHC. Tuy nhiên, đối với một số TTHC tăng là do yêu cầu mới về quản lý để đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
"Tuy nhiên, dư địa để cắt giảm các TTHC còn nhiều, nhất là điều kiện kinh doanh con, cháu vẫn còn, chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, giám sát việc thực hiện những văn bản quy phạm pháp luật, nhất là những luật mới như: Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, dứt khoát không tăng điều kiện đăng ký kinh doanh, TTHC, không được tăng yêu cầu giải trình không cần thiết" - ông Tuấn nói.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, trong thời gian tới, Bộ tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các nghị định, thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt có quy định TTHC, điều kiện đầu tư kinh doanh, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, không tạo ràn cản gia nhập thị trường, không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; chuyển mạnh sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa.
Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định TTHC, đảm bảo các nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC; đồng thời cũng bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các quy định về TTHC; bảo đảm tính liên thông giữa các TTHC liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý.
Theo Danviet
Cục trưởng BVTV: Xử lý thủ tục hành chính qua mạng nhanh, tiện lợi "Hiện nay, toàn bộ giấy phép liên quan đến kiểm dịch, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)đều đã làm qua mạng, đặc biệt là phân bón và thuốc BVTV thì kết nối thẳng với hải quan, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong năm 2019" - ông Hoàng Trung (ảnh nhỏ) - Cục trưởng Cục BVTV...