Theo dõi “nhất cử, nhất động” 600 nguồn phóng xạ di động nguy hiểm
Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay, tới ngày 30/10, cơ quan chức năng sẽ hoàn tất việc gắn thiết bị giám sát vào các nguồn phóng xạ sử dụng di động trong cả nước.
Những nguồn phóng xạ di động nguy hiểm sẽ được gắn thiết bị giám sát.
Theo đó, khoảng 600 nguồn phóng xạ lớn trên toàn quốc sẽ được gắn thiết bị giám sát an ninh. Việc theo dõi này sẽ giúp cơ quan quản lý giám sát hoạt động, vị trí nguồn phóng xạ… Khi xảy ra sự cố, thiết bị sẽ cảnh báo để chủ cơ sở sử dụng, các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp xử lý để giảm rủi ro, thiệt hại.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ diễn ra hôm 6/10, ông Tấn cho hay, việc gắn thiết bị đã được triển khai từ 1/10. Trước khi tiến hành, đơn vị này đã có cuộc họp bàn giao các thiết bị từ sản phẩm của đề tài KC05 do Viện Điện tử Tin học (Đại học Bách khoa) thực hiện.
Sản phẩm này có giá khoảng hơn 30 triệu đồng, bằng một nửa so với các sản phẩm có tính năng tương đương xuất xứ từ nước ngoài.
Theo lãnh đạo Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, với những nguồn phóng xạ mới lắp đặt, đưa vào sự dụng, đơn vị này yêu cầu gắn thiết bị giám sát rồi mới cấp phép hoạt động.
Trước đó, vào tháng Một, liên quan tới vấn đề này ông Tấn cho biết, các nguồn phóng xạ được lắp đặt thiết bị có hoạt độ lớn, có thể gây chết người (như vụ nguồn bị mất tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau 5 ngày đã tìm thấy).
Theo Vietnam
Lực lượng đặc biệt diễn tập ứng phó sự cố hạt nhân
Trong tình huống giả định xe chở nguồn phóng xạ gặp tai nạn ở Đà Nẵng, cảnh sát nhanh chóng phong tỏa hiện trường, lực lượng đặc biệt gồm bác sĩ và nhân viên kỹ thuật vào cuộc cấp cứu nạn nhân, thu hồi nguồn phóng xạ.
Video đang HOT
Sáng 7/10, UBND TP Đà Nẵng diễn tập ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân với sự tham gia của 100 người. Tình huống giả định xe bán tải chở 2 nguồn phóng xạ Ir-192 có hoạt độ 20 Ci lưu thông qua địa bàn Đà Nẵng, bị 1 xe tải lấn làn tông trực diện.
Công an địa phương lập tức có mặt phong tỏa hiện trường để cấp cứu nạn nhân, điều tra nguyên nhân như một vụ tai nạn thông thường.
Cảnh sát giao thông có mặt kiểm tra tình trạng thương tích của những người đi trên chiếc xe bán tải. Các nạn nhân khác được dìu vào lề đường sơ cứu.
Lúc này, công an phát hiện nguồn phóng xạ bị văng ra ngoài. Vành đai an toàn lập tức được thiết lập. Yêu cầu đặt ra là phải cô lập nguồn phóng xạ, ngăn ngừa tình trạng phóng xạ có thể bị thất lạc gây chiếu xạ cho người dân và ô nhiễm môi trường.
Lực lượng đặc biệt gồm các bác sĩ và nhân viên kỹ thuật mang đồ bảo hộ chống phóng xạ nhanh chóng vào cuộc.
Bác sĩ chuyển các bệnh nhân ra khỏi xe bán tải nghi đang có nguồn phóng xạ.
Khi ra khỏi khu vực cách ly, bác sĩ sơ cứu cho bệnh nhân và chuyển ngay đến bệnh viện.
Các nhân viên kỹ thuật dùng thiết bị chuyên dùng để đo nhận diện đồng vị phóng xạ, nhiễm bẩn phóng xạ ở khu vực chiếc xe chở nguồn phóng xạ gặp nạn.
Lúc này chiếc xe tải bất ngờ bị bốc cháy. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng lập tức có mặt, phun nước dập lửa. Lính cứu hỏa phải đặt ống từ xa, mang đồ bảo hộ chống nhiễm bẩn phóng xạ.
Sau khi ngọn lửa được khống chế, nhân viên kỹ thuật mang đồ bảo hộ tiếp tục đưa thiết bị vào dò tìm nguồn phóng xạ.
Nhân viên kỹ thuật lấy mẫu nhiễm bẩn phóng xạ để đánh giá nguồn rò rỉ.
Nguồn phóng xạ sau đó được xác định vị trí và lực lượng kỹ thuật thu gom với yêu cầu bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, không làm mất nguồn phóng xạ.
Sau mỗi lần tiếp cận hiện trường, các nhân viên được kiểm tra mức độ an toàn trước khi cởi bỏ đồ bảo hộ.
Các nhân viên kỹ thuật tiến hành thu gom nguồn phóng xạ để chuyển về nơi an toàn.
Công đoạn cuối cùng, nhân viên kỹ thuật dùng máy đo chuyên dụng để rà lại chiếc xe chở nguồn phóng xạ, trả lại hiện trường cho CSGT tiếp tục điều tra nguyên nhân tai nạn.
Ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đánh giá buổi diễn tập cơ bản đảm bảo các yêu cầu.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Gắn thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ nguy hiểm Từ 1.4 sẽ có khoảng 600 nguồn phóng xạ với hoạt độ cao (từ vài chục Curie) được gắn thiết bị giám sát, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn cho biết. Nhà máy xi măng Bắc Kạn, nơi có nguồn phóng xạ bị mất cách đây khoảng 2-3 tháng - Ảnh: Thái Sinh Hôm qua (7.1), tại...