Theo dõi dàn “cua đồng” T-54/55 Việt Nam đột kích
Xe tăng T 54 55 là một trong những loại vũ khí đột kích mạnh mẽ nhất của QĐND Việt Nam, chiếm vị trí quan trọng trong chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng.
Tăng – Thiết giáp là binh chủng có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng. Với ưu thế cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, tính đột phá cao, khả năng tự bảo vệ tốt, tăng – thiết giáp được sử dụng cả trong phòng ngự và tấn công và các loại hình chiến đấu khác. Ảnh: xe tăng T-54/55 của Việt Nam được đưa ra ngoài bãi để chuẩn bị cơ động chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Hiện nay, phần giáp và vũ khí trên các loại xe tăng của Việt Nam đã được nâng cấp, cải tiến rất nhiều, tăng khả năng tự bảo vệ và uy lực sát thương.
Khi chuyển trạng thái SSCĐ, các kíp xe phải tiến hành mở niêm, chuẩn bị kỹ càng về mặt kỹ thuật và tiến hành huấn luyện bổ sung.
Xe tăng cơ động ra vị trí triển khai.
Xe tăng là lực lượng chủ lực đột kích vào cứ điểm và trận địa phòng ngự của địch, tạo điều kiện để bộ binh đột phá, đánh chiếm các vị trí khác.
Tại tuyến triển khai, tùy vào điều kiện tác chiến và hình thức chiến thuật, lực lượng xe tăng có thể được bố trí đội hình chiến đấu trong công sự hoặc vừa cơ động vừa chiến đấu.
Trong chiến đấu tiến công, ở giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, đội hình chiến đấu của xe tăng là hàng ngang và được bố trí ở hướng tiến công chủ yếu.
Video đang HOT
Khi cửa mở thông, các xe lần lượt cơ động qua cửa mở rồi tiến sâu vào tiền duyên phòng ngự của địch.
Xe tăng T-54/55 dùng pháo 100mm phối hợp tiêu diệt cụm trận địa phòng ngự của địch.
Khi vào trận địa địch, các xe phối hợp với nhau để chia cắt địch.
Còn đây là xe tăng PT-76 – loại vũ khí có tính cơ động cao, có thể tự bơi dưới nước, vượt qua đầm lầy, vượt dốc hơn 30 độ…
Trong kháng chiến chống Mỹ, ở trận Làng Vây, xe tăng của ta đã gây bất ngờ lớn cho quân Mỹ và ngụy, tạo được sức mạnh đột phá, giải quyết nhanh trận chiến đấu.
Hỏa lực trong trận địa địch bị ta tiêu diệt.
Uy lực sát thương của pháo 100mm trên xe tăng có thể tiêu diệt được những lô cố có nắp bằng bê tông hoặc gỗ đất.
Theo_Kiến Thức
Lịch sử chế tạo xe tăng Nga qua ảnh
Cách đây hơn 50 năm, ngày 31/8/1920, nhà máy Krasnoe Sormovo chế tạo ra chiếc xe tăng đầu tiên của Liên Xô.
Kể từ đó, nước Nga đã tiếp tục cho ra đời nhiều cỗ máy bọc thép giữ vị trí quan trọng trong lịch sử chiến tranh.
Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 T-90 Vladimir là phiên bản hiện đại hóa của T-72B. Từ năm 1993 tới nay, T-90 là loại chiến xa được sử dụng nhiều nhất trong Các lực lượng mặt đất và Thuỷ quân lục chiến Nga. Ngoài ra nó cũng là dòng xe tăng được các đối tác nước ngoài ưa thích cả về giá cả, chất lượng lẫn độ tin cậy vượt trội. Trong ảnh: Một chiếc T-90 biểu diễn tại Diễn đàn công nghệ kỹ thuật quốc tế 2014 ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva.
KV là một cỗ chiến xa hạng nặng tham gia phục vụ trong Hồng quân Nga thời Thế chiến 2. KV là viết tắt của Kliment Voroshilov, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Dòng xe tăng này được sản xuất từ tháng 8/1939 tới tháng 8/1942. KV nổi tiếng có lớp vỏ thép bảo vệ hạng nặng khiến quân phát xít phải gọi chúng là "người khổng lồ Nga". Trong ảnh: Xe tăng KV xuất kích từ Quảng trường Cung điện ở Leningrad.
T-34 là cỗ xe tăng hạng trung thời Liên Xô và là phương tiện chiến đấu chủ lực của Hồng quân cho đến nửa đầu năm 1944. T-34 là dòng xe được sản xuất rộng rãi nhất trong thời Thế chiến 2, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử chiến tranh. Các chuyên gia quân sự đã liên tục ngợi ca T-34 là một trong số những xe chiến đấu tốt nhất giai đoạn Thế chiến 2. Trong ảnh: Một chiếc T-34 đặt tại Bảo tàng trung tâm Vũ khí quân đội Liên Xô tại Moskva.
Tsar là loại xe bọc thép khác thường do kỹ sư Nikolai Lebedenko phát triển năm 1914-1925. Thiết kế của Tsar khác biệt với các loại xe tăng ngày nay bởi nó không sử dụng bánh xích, thay vào đó là thiết kế của xe đạp ba bánh. Dự án này đã bị hủy bỏ sau khi các cuộc khảo sát cho thấy nó không đủ mạnh để chiến đấu, dễ bị hỏa lực phá hủy. Chiếc xe tăng đầu tiên và duy nhất được chế tạo đã bị tháo dỡ thành phế liệu. Trong ảnh: Tsar trong quá trình thử nghiệm năm 1915.
Xe tăng hạng nặng IS-2 (hay còn gọi Object 240) sử dụng trong thời Thế chiến 2. IS là tên viết tắt của Joseph Stalin, nhà lãnh tụ thời Liên Xô, đây cũng là ký hiệu chính thức của hàng loạt chiếc xe tăng được sản xuất trong một thập kỷ từ năm 1943-1953. IS-2 là cỗ xe bọc thép mạnh nhất thời đó. Sau chiến tranh, IS-2 được cải tiến và tiếp tục phục vụ trong Các lực lượng vũ trang Nga cho tới năm 1995. Trong ảnh: Các kỹ sư kiểm tra một chiếc IS-2 chuẩn bị tham gia chiến đấu.
Ra đời vào những năm đầu thập kỷ 1960, T-64 là loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai do Cục kỹ thuật Kharkov của nước Cộng hòa Xô Viết Ukraine chế tạo. Một đặc điểm mang tính cách mạng của T-64 là sự kết hợp của bộ nạp tự động cho nòng súng 125mm. Cải tiến này thay thế nhiệm vụ của một binh sĩ, cho phép giảm bớt số người trên xe tăng cũng như giảm bớt kích thước và trọng lượng của xe. Trong ảnh: T-64 diễn tập.
T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trang bị động cơ tuốc bin khí đốt. Loại xe này được đưa vào phiên chế quân đội Nga năm 1976.
KhT-26 là mẫu xe tăng phun lửa hạng nhẹ của Liên Xô. Phiên bản phát triển của T-26 này được sản xuất thành vài dòng khác nhau trong những năm 1932-1936. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bình chứa của KhT-26 sẽ nạp đầy dung dịch tạo khói, chất hóa học độc hại hay như dung dịch nước và xà phòng để tẩy rửa khu vực.
BT-7 là mẫu xe cuối trong loạt tăng hạng nhẹ BT, được sản xuất vào khoảng những năm 1930-1940. Mặc dù có lớp vỏ bọc thép nhẹ nhưng BT-7 vẫn được trang bị đầy đủ vũ khí, đồng thời có khả năng di chuyển linh hoạt hơn hẳn những chiếc xe tăng cùng thời khác. Tháng 6/1941 khi quân Đức quốc xã tấn công Liên bang Xô Viết, Hồng quân đã sử dụng BT-7 làm xe chiến đấu chủ lực. Trong ảnh: Một bức hình về BT-7 trong cuốn "Những vũ khí của Chiến thắng 1941-1945".
Xe tăng hạng nhẹ T-26 đã tham gia nhiều trận chiến những năm 1930 và Thế chiến 2. Nó là phiên bản cải tiến từ mẫu xe tăng Vickers 6-Ton của Anh. T-26 nổi tiếng về độ tin cậy và bảo trì dễ dàng. Trong ảnh: Binh đoàn Pechenin nghỉ ngơi bên cạnh một chiếc T-26 sau trận chiến đấu.
Xe tăng hạng nhẹ T-60 được phát triển vào tháng 8/1941, một tháng sau đó thì tham chiến cùng với Hồng quân. Tổng cộng các nhà máy đã chế tạo ra 5.920 chiếc T-60 cho tới khi dừng hẳn sản xuất vào tháng 2/1943. Hiện chỉ còn có 6 chiếc T-60 được lưu giữ tại các bảo tàng ở Nga và Phần Lan.
T-28 là mẫu xe tăng hạng trung có 3 tháp pháo, phát triển trong khoảng năm 1930-1932. Cỗ xe tăng này được trang bị một nòng súng cùng với súng máy. Thiết kế của T-28 bổ sung các thiếu sót của mẫu T-35 và là dòng xe tăng hạng trung mạnh nhất thời điểm đó.
Xe tăng chiến đấu T-71 Ural là mẫu tăng thế hệ thứ hai được sản xuất rầm rộ nhất. Nó được đưa vào phiên chế quân đội Xô Viết năm 1973 và xuất khẩu tới các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, Phần Lan, Ấn Độ, Iran và Syria... Trong ảnh: Một nhóm tăng T-72 tập trận vượt sông.
T-70 là mẫu xe tăng hạng nhẹ của Xô Viết thời Thế chiến 2, do nhà máy lắp ráp ô tô GAZ chế tạo năm 1941. T-10 từng tham gia nhiều trận chiến quan trọng như Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chiến trận Vòng cung Kursk năm 1943.
Theo Hoàng Trang /Sputnik
baotintuc.vn
Thăm nơi sản xuất khí tài ngắm bắn của Việt Nam Nhà máy Z199 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là một trong các đơn vị nghiên cứu, sản xuất khí tài ngắm bắn trang bị trên các loại súng của QĐND Việt Nam. Nhà máy Z199 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) là một trong các đơn vị nghiên cứu, sản xuất khí tài ngắm bắn trang bị trên các loại súng của...