Theo dõi chặt tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa Đông Xuân ở miền Bắc
Lúa Đông Xuân miền Bắc đang trong giai đoạn phát triển và đây cũng là giai đoạn rất dễ bị sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất.
Nông dân các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân. Ảnh tư liệu: TTXVN
Để đảm bảo vụ Đông Xuân thắng lợi, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương không được chủ quan, lơ là, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình dịch hại, nhận định chính xác khả năng phát sinh, mức độ gây hại của đối tượng dịch hại. Đồng thời, hướng dẫn nông dân kỹ thuật phòng trừ dịch hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”.
Nhìn chung, các đối tượng sinh vật hại chính trên lúa như sâu cuốn lá nhỏ, ốc bươu vàng, bệnh bạc lá có mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Các đối tượng như rầy, sâu đục thân, chuột diện tích bị hại tương đương so với cùng kỳ năm trước. Một số đối tượng như bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn có diện phân bố hẹp và mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Thời gian phát sinh của sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân có xu hướng muộn hơn so cùng kỳ năm trước.
Dự báo, từ tháng 5 đến cuối vụ Đông Xuân, khả năng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài và nóng gắt tương đương cùng kỳ năm 2021. Trước tình hình thời tiết, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc nhận định, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ có nguy cơ phát sinh gây hại từ cuối tháng 4, nhất là diện tích lúa giai đoạn trỗ – phơi màu trong điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 2 vũ hóa từ giữa đến cuối tháng 4, sâu non gây hại từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Đây là lứa gây hại chính trong vụ trên các trà lúa Xuân chính vụ – muộn giai đoạn đòng trước trỗ, sâu gây hại nặng tại các tỉnh đồng bằng ven biển và trung du Bắc Bộ.
Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 rộ tập trung từ giữa đến cuối tháng 4 trên lúa xuân sớm – chính vụ giai đoạn trỗ – ngậm sữa và trên trà xuân muộn giai đoạn đòng – trước trỗ. Rầy lứa 3 phát sinh gây hại từ giữa đến cuối tháng 5, chủ yếu trên trà xuân muộn giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi, nhất là tại tỉnh đồng bằng ven biển.
Cục Bảo vệ thực vật khuyến nghị, đối với bệnh đạo ôn cổ bông, căn cứ vào tình hình thời tiết ở giai đoạn nửa cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2022, các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và thời gian trỗ của các trà lúa để chủ động chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông. Đặc biệt, quan tâm đến những diện tích lúa trỗ cuối tháng 4, nhất là trên những giống nhiễm.
Về sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân, thời gian phát sinh muộn hơn so cùng thời kỳ năm trước, diễn biến thời tiết rất phức tạp nên từng tỉnh phải tổ chức điều tra, bám sát diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân để chọn thời gian thích hợp tổ chức chỉ đạo phòng trừ phù hợp và hiệu quả.
Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, các địa phương cần bám sát đồng ruộng, tổ chức phòng trừ tốt rầy lứa 2 để giảm áp lực rầy lứa 3. Đồng thời, tiếp tục giám sát chặt chẽ virus lùn sọc đen để chủ động quản lý bệnh lùn sọc đen trên lúa mùa ngay từ đầu vụ.
Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân 2021 – 2022 các tỉnh phía Bắc hơn 717.200 ha. Trong số đó, trà xuân sớm hơn 34.800 ha (đang ở giai đoạn phát triển đòng – chuẩn bị trỗ); trà chính vụ hơn 241.100 ha (đang ở giai cuối đẻ nhánh – phân hóa đòng); trà xuân muộn hơn 441.100 ha (giai đoạn đẻ nhánh rộ – cuối đẻ nhánh).
Trên 30.000 ha lúa, rau màu và thủy sản còn bị ngập úng
Cục Quản lý công trình thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi cho biết, đến 16h ngày 4/4, khu vực Bắc Trung Bộ còn khoảng 30.242ha lúa, rau màu, thủy sản ở bị ngập lụt, úng; trong đó lúa Đông Xuân 25.693ha, rau màu 4.326ha, thủy sản 223 ha.
Tỉnh Quảng Bình có 4.955ha lúa và rau bị ngập; Quảng Trị có 13.737ha (lúa 10.481 ha, rau màu 3.033ha, thủy sản 223 ha); Thừa Thiên Huế 11.550ha (lúa 10.400 ha, rau màu 1.150 ha).
Diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng bị ngập sâu trong nước lũ ở xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN
Cục Quản lý công trình thủy lợi cho biết, hiện các địa phương đang vận hành tổng cộng 9 cống tiêu (Quảng Trị 1, Thừa Thiên Huế 8), 32 trạm bơm (Quảng Bình 4,Thừa Thiên Huế 28) để tiêu thoát nước.
Từ ngày 31/3 đến 14h ngày 4/4, tổng lượng mưa lũy tích tại khu vực Bắc Trung Bộ: từ Thanh Hóa đến Nghệ An từ 10-20 mm, Hà Tĩnh đến Quảng Bình 90-120 mm, Quảng Trị 190 mm, Thừa Thiên Huế 400 mm;
Tại khu vực Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa tại Đà Nẵng 420 mm, Quảng Nam đến Bình Định từ 200-290mm, Phú Yên đến Ninh Thuận từ 80-150mm, Bình Thuận 40 mm;
Khu vực Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến từ 30-50 mm; riêng Gia Lai, Đắk Lắk từ 60-65 mm.
Đặc biệt, một số trạm có mưa lớn như Thạch Xuân (Hà Tĩnh) 205 mm, Kiến Giang (Quảng Bình) 230 mm, Hải Tân (Quảng Trị) 498 mm, thị trấn Khe Tre (Nam Đông, Thừa Thiên Huế) 948 mm, Bà Nà 1 (Đà Nẵng) 820 mm, Hội An (Quảng Nam) 533 mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 373 mm, Đề Gi (Bình Định) 432 mm, Sông Hinh 4 (P.Yên) 336 mm, Suối Sung, Hoa Sơn (K.Hòa) 387 mm, Công Hải (N.Thuận) 155 mm, Bầu Trắng (B.Thuận) 265 mm; Măng Bút (K.Tum) 188 mm, Hồ An Khê (G.Lai) 151 mm, Thôn 10 Xã Ea MĐoal (Đ.Lăk) 236 mm.
Dự báo, tổng lượng mưa ngày từ 5-6/4 tại các khu vực Bắc Trung Bộ dưới 5 mm, riêng Quảng Trị, Thừa Thiên Huế từ 10-20mm; tại Nam Trung Bộ, từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa phổ biến từ 20-50mm, Ninh Thuận đến Bình Thuận dưới 10mm; Tây Nguyên phổ biến dưới 10 mm.
Trước đó, để chủ động với mưa lớn trái mùa bất thường ở Trung Bộ và Tây Nguyên, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực này chỉ đạo các đơn vị chủ động tổ chức vận hành công trình thủy lợi để phòng, chống ngập lụt, úng, bảo đảm giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng do mưa lớn gây ra.
Đồng thời, triển khai phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm an toàn các hồ chứa nước đang thi công, hồ chứa xung yếu, hồ chứa nhỏ và các hồ chứa đang có mức trữ cao.
Quảng Trị: Mưa lớn khiến gần 3.000 ha lúa bị ngập Ngày 1/4, địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa to đến rất to khiến nhiều địa phương vùng thấp trũng bị ngập lụt cục bộ. Gia cố các điểm xung yếu trên các đê bao bằng bao cát. Ảnh: baoquangtri.vn Lượng mưa ở vùng đồng bằng phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi cao hơn như: Cam Chính, huyện Cam...